2.2. Quyền và nghĩa vụ của cổ đông ưu đãi
2.2.1. Quyền và nghĩa vụ của cổ đông ưu đãi biểu quyết
Theo Luật Doanh nghiệp, cổ phần này cho người nắm giữ nó số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, số phiếu được quy định trong Bản Điều lệ. Họ cũng có những quyền khác.
1. Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Bản Điều lệ quy định.
2. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết có các quyền sau đây:
a) Biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông với số phiếu biểu quyết mà Bản Điều lệ ấn định;
b) Các quyền khác như cổ đông phổ thông
61 Nguyễn Ngọc Bích, Luật Doanh nghiệp, vốn và quản lý trong công ty cổ phần,NXB Trẻ năm 2003, trang 316.
c) Cổ đông không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác62.
Cổ phần này chỉ dành cho cổ đông sáng lập và các tổ chức được chính phủ ủy quyền. Cổ đông sáng lập được nắm giữ cổ phần này trong 3 năm kể từ khi công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, sau đó cổ phần này trở thành cổ phần phổ thông63.
Khi quy định như thế, Luật Doanh nghiệp rõ ràng bảo vệ quyền lợi của chính phủ hành xử thông qua tổ chức được ủy quyền. Quy định này dường như chỉ có ở ta mà thôi. Ở các nước khác, người ta coi quyền biểu quyết thuộc về cổ phần phổ thông, chứ không nằm ở loại đặc ưu. Hơn nữa, ở trong công ty, người thực sự quan tâm đến quyền biểu quyết là người sáng lập; họ giữ ưu thế biểu quyết vĩnh viễn, chứ không chỉ có ba năm. Quy định một giới hạn thời gian như thế không biết luật bảo vệ ai, người sáng lập hay cổ đông. Chúng ta đơn cử một trường hợp. Trong công ty A, nơi không có một tổ chức được ủy quyền của chính phủ tham gia, người sáng lập bỏ ra 20% số tiền vốn của công ty, nhưng quyền bầu thì họ được nắm 50%. Sau ba năm, khi quyền ấy mất theo luật, họ phải bỏ thêm tiền để tiếp tục nắm 50% kia; muốn thêm tiền thì công ty phải tăng vốn, còn không thì người sáng lập phải mua của người khác, đẩy người ta ra. Giải pháp ba năm dành cho người sáng lập có thể lý giải như thế. Trong luật của các nước khác ngay cả ở Thái Lan, Singapore, Malaysia, cổ phần ưu đãi biểu quyết chỉ có ở các công ty không phát hành chứng khoán; ở các công ty phát hành thì không làm được vì có ít người mua chứng khoán. Luật của ta muốn giữ ưu thế cho chính phủ nên lúc đầu cho cổ đông sáng lập cũng được nắm để cho có vẻ công bằng, vì ai đời không phải là người sáng lập mà lại có ưu thế biểu quyết; nhưng vì là công ty phát hành chứng khoán nên sau ba năm phải truất cái quyền ấy của người sáng lập đi để bán được chứng khoán64.
Ở Anh hay Mỹ, người lập công ty chế ra các loại cổ phiếu có quyền biểu quyết khác nhau để đạt một số mục đích của mình. Thí dụ không cho người ngoài gia đình được quyền quyết định công việc của công ty, chỉ cho người ngoài dòng họ hưởng cổ tức, con cháu mình thì không, để người ngoài không bao giờ nhòm ngó vào tiền của công ty…
Để ấn định quyền biểu quyết trong cổ phiếu, người ta có thể làm nhiều cách:
- Phát hành hai loại cổ phiếu A và B; cổ phần loại A được bầu 10 phiếu; bù lại, loại B được hưởng cổ tức và được chia tài sản còn lại của công ty cao hơn A 10%.
62 Điều 81 Luật Doanh nghiệp 2005.
63 Khoản 3 Điều 78 Luật Doanh nghiệp 2005.
64 Nguyễn Ngọc Bích-Nguyễn Đình Cung, Công ty vốn, quản lý và tranh chấp theo luật doanh nghiệp 2005,NXB Tri Thức năm 2009, trang 175.
- Cũng có thể định ra cổ phần có quyền biểu quyết, một loại khác không có quyền gì; hay là loại A được hai phiếu biểu quyết cho mỗi cổ phần trong khi cổ phần loại B chỉ cho một loại cổ phiếu biểu quyết.
- Cách khác nữa là cho một loại cổ phần A được bầu hai thành viên Hội đồng quản trị, trong khi cổ phần loại B được bầu một thành viên, hai hay ba, và hơn nũa.
- Có công ty buộc giám đốc công ty phải nắm loại cổ phần phổ thông A, còn phó giám đốc và thủ quỹ phải nắm loại B.
Thường thì chỉ có công ty không phát hành chứng khoán mới lập ra nhiều loại cổ phần có quyền biểu quyết khác nhau. Đối với các công ty phát hành chứng khoán,họ cũng chỉ đặt ra một hai loại thôi; vì thị trường chứng khoán cấm không cho đăng ký những loại mà có thể tạo bất công để bảo vệ quyền lợi của cổ đông. Chẳng hạn, cổ phiếu mà có quyền biểu quyết gấp vài lần cổ phiếu khác là không dược đăng ký ở thị trường chứng khoán New York; hoặc là công ty trước kia đã từng bán chứng khoán có quyền biểu quyết nay chào bán loại không có quyền biểu quyết thì sẽ bị theo dõi. Thực ra họ làm như thế vì sợ công ty bị người ngoài mua, bèn bán cổ phiếu không có quyền bầu ra để mua cổ phiếu có quyền bầu về.
Khác với luật Anh, Mỹ; luật của ta lại cho phép tổ chức được chính phủ ủy quyền được quyền nắm giữ cổ phiếu ưu đãi biểu quyết vô thời hạn. Khi quy định như thế, Luật Doanh nghiệp rõ ràng bảo vệ quyền lợi của chính phủ hành xử qua tổ chức được ủy quyền.
Trong một số nghành nghề quan trọng cần phải có sự giám sát của Nhà nước, Nhà nước đầu tư và tham gia hành xử thông qua tổ chức được chính phủ ủy quyền nhằm mục đích quản lý và bảo vệ sự phát triển của công ty cổ phần khi đang vươn vai đúng nhịp với chính trị và nền kinh tế đất nước, việc nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết của nhà nước khi cần thiết được lý giải với những nguyên nhân nêu trên. Nhưng việc nhà nước cho mình có quyền điều hành quá lớn như thế liệu có đi ngược lại với xu hướng mở cửa, mở rộng quyền của nhà đầu tư. Liệu ý chí của nhà nước có đi ngược lại với các quy định của nhà nước, nhất là khi chúng ta đang là thành viên của WTO.
Về giá trị của một phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết. Luật Doanh nghiệp không quy định giá trị của một phiếu biểu quyết cụ thể là bao nhiêu.
Tùy từng tình huống, tùy vào tương quan lực lượng trong công ty mà Điều lệ sẽ quy định số phiếu biểu quyết của cổ phần ưu đãi biểu quyết. Một cổ phần phổ thông chỉ có một phiếu biểu quyết nhưng cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết có thể có hai phiếu biểu quyết hoặc nhiều hơn thế tùy thuộc vào Điều lệ công ty. So với luật của Balan “ một cổ phần ưu tiên có nhiều nhất không quá hai lá phiếu”, thì quy định của pháp luật Việt Nam như vậy đem lại nhiều thuận lợi hơn cho người nắm giữ. Cho nên, công ty cổ phần cần có sự cân nhắc khi đưa tỷ lệ ưu đãi này để tránh tình trạng cổ
đông lớn ép cổ đông nhỏ. Mặt khác, nếu cổ đông ưu đãi biểu quyết nắm giữ tỷ lệ có quyền biểu quyết quá lớn, quyền lực của họ quá lớn thì mục đích kêu gọi hùn hạp của công ty cổ phần khó mà thành công65.