Bồi thường thiệt hại

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại QUY CHẾ PHÁP lý bảo HIỂM TRÁCH NHIỆM dân sự của CHỦ XE cơ GIỚI đối với bên THỨ BA (Trang 48 - 53)

CHƯƠNG 2. HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI BÊN THỨ BA

2.5. Giám định và bồi thường thiệt hại

2.5.2. Bồi thường thiệt hại

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định 103/2008/NĐ-CP18 khi tai nạn xảy ra, trong phạm vi trách nhiệm bảo hiểm doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho chủ xe cơ giới số tiền mà chủ xe cơ giới đã bồi thường hoặ sẽ bồi thường cho bên thứ ba.

Bồi thường bảo hiểm là nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm đối với bên thứ ba.

Trong một số trường hợp chủ xe cơ giới chết hoặc bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn, thì doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường trực tiếp cho bên thứ ba.

Khoản 2 Điều 14 Nghị định 103/2008/NĐ-CP19 có quy định trong những trường hợp cần thiết, doanh nghiệp bảo hiểm phải tạm ứng ngay những chi phí cần thiết và hợp lý trong phạm vi trách nhiệm bảo hiểm nhằm khắc phục hậu quả tai nạn. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ tạm ứng cho những trường hợp liên quan đến việc khắc phục những thiệt hại trực tiếp trong vụ tai nạn giao thông và số tiền này phải nằm trong phạm vi trách nhiệm của bảo hiểm.

Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường phần vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định của Bộ Tài chính. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ bồi thường trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm. Dù tổng số tiền bồi thường thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm lớn hơn mức trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm cũng không có nghĩa vụ bồi thường phần vượt mức đó. Theo Khoản 2 Điều 55 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 quy định ngoài việc trả tiền bồi thường cho chủ xe cơ giới, doanh nghiệp bảo hiểm còn phải trả các chi phí liên quan đến việc giải quyết tranh chấp về trách nhiệm giữa chủ xe cơ giới với bên thứ ba và lãi phải trả cho bên thứ ba do chủ xe cơ giới chậm trả tiền bồi thường theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.

18 “1. Khi tai nạn xảy ra, trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho chủ xe cơ giới số tiền mà chủ xe cơ giới đã bồi thường hoặc sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

Trường hợp chủ xe cơ giới chết hoặc bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn, doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường trực tiếp cho người bị thiệt hại.”

19 “2. Trường hợp cần thiết, doanh nghiệp bảo hiểm phải tạm ứng ngay những chi phí cần thiết và hợp lý trong phạm vi trách nhiệm bảo hiểm nhằm khắc phục hậu quả tai nạn.”

Trong trường hợp chủ xe cơ giới đồng thời tham gia nhiều hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự cho cùng một xe cơ giới thì số tiền bồi thường chỉ được tính theo hợp đồng bảo hiểm đầu tiên. Doanh nghiệp bảo hiểm đã ký hợp đồng bảo hiểm đầu tiên với chủ xe cơ giới có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm khi xảy ra tai nạn.

2.5.2.2. Mc bi thường bo him

Theo quy định tại khoản 1 Điều 53 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 200020 doanh nghiệp bảo hiểm chỉ bồi thường bảo hiểm nếu bên thứ ba yêu cầu chủ xe cơ giới bồi thường thiệt hại do lỗi của chủ xe gây ra cho bên thứ ba trong thời hạn bảo hiểm. Khi xảy ra tai nạn giao thông, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bảo hiểm khi chủ xe cơ giới có lỗi.

Theo Khoản 3 Điều 14 Nghị định 103/2008/NĐ-CP quy định mức bồi thường bảo hiểm chia thành hai trường hợp.

Trường hp th nht, mức bồi thường thiệt hại về người, ta có thể thấy bồi thường thiệt hại về người không căn cứ vào yếu tố lỗi của chủ xe cơ giới. Để xác định thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ con người là một công việc phức tạp bởi tính mạng con người là vô giá, sức khoẻ con người cũng khó thẩm định giá trị. Vì thế, Bộ Tài Chính đã quy định cụ thể mức bồi thường cho từng loại thương tật, thiệt hại về người.

Đối với những thiệt hại này mức bồi thường được xác định theo Bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về người ban hành kèm theo Thông tư 126/2008/TT-BTC và được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 151/2012/TT-BTC nâng cao mức bồi thường thiệt hại về người để phù hợp đời sống kinh tế xã hội hiện nay (Phụ lục 2 Bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về người ban hành kèm theo Thông tư 151/2012/TT- BTC). Ngoài ra, mức bồi thường thiệt hại về người có thể theo thoả thuận giữa chủ xe cơ giới và bên thứ ba hoặc đại diện hợp pháp của bên thứ ba trong trường hợp bên thứ ba đã chết nhưng không vượt quá mức bồi thường quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 151/2012/TT-BTC. Trong trường hợp có quyết định của toà án thì căn cứ vào quyết định của toà án nhưng không vượt quá mức bồi thường quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 151/2012/TT-BTC.

20 “1. Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phát sinh nếu người thứ ba yêu cầu người được bảo hiểm bồi thường thiệt hại do lỗi của người đó gây ra cho người thứ ba trong thời hạn bảo hiểm.”

Mức bồi thường thiệt hại về người chỉ được xác định dựa theo mức độ lỗi của chủ xe cơ giới nếu việc gây tai nạn dẫn đến thiệt hại về người là do nhiều xe cơ giới gây ra và tổng mức bồi thường đó cũng không được vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm.

Đối với trường hợp vụ tai nạn giao thông được cơ quan có thẩm quyền xác định nguyên nhân do lỗi hoàn toàn của bên thứ ba thì mức bồi thường thiệt hại về người sẽ được tính bằng 50% mức bồi thường quy định Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 151/2012/TT-BTC. Quy định này đã được Thông tư 151/2012/TT-BTC bổ sung vào Thông tư 126/2008/TT-BTC nhằm tránh tình trạng trục lợi bảo hiểm và công bằng với chủ xe cơ giới. Thông tư 126/2008/TT-BTC không có quy định về mức bồi thường thiệt hại về người do lỗi hoàn toàn của bên thứ ba.

Trường hp th hai, mức bồi thường thiệt hại về tài sản của bên thứ ba có xác định theo yếu tố lỗi của chủ xe cơ giới. Mức bồi thường thiệt hại về tài sản được xác định theo thiệt hại thực tế và theo mức độ lỗi của chủ xe cơ giới nhưng không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm. Có nghĩa là mức bồi thường thiệt hại về tài sản sẽ được tính: Thiệt hại thực tế về tài sản của bên thứ ba nhân (x) với mức độ lỗi của chủ xe cơ giới mức bồi thường này không được vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm.

Trường hợp chủ xe cơ giới tham gia nhiều hợp đồng bảo hiểm cho cùng một xe cơ giới thì số tiền bồi thường chỉ được tính trên một hợp đồng bảo hiểm. Nếu chủ xe tham gia từ hai hợp đồng bảo hiểm trở lên cho cùng một xe cơ giới thì khi được bồi thường số tiền bồi thường này chỉ được tính trên một hợp đồng bảo hiểm. Quy định này tránh tình trạng chủ xe vì muốn được lợi từ tiền bồi thường được doanh nghiệp bảo hiểm trả mà tham gia nhiều hợp đồng để trục lợi.

2.5.2.3. Yêu cu bi thường

Để có cở sở yêu cầu bồi thường một việc rất quan trọng mà chủ xe cần thực hiện là gửi thông báo tai nạn cùng với các tài liệu mà chủ xe cơ giới cần cung cấp cho doanh nghiệp bảo hiểm. Trên cơ sở đó doanh nghiệp bảo hiểm sẽ lập Hồ sơ bồi thường. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm phối hợp với chủ xe cơ giới, bên thứ ba, cơ quan công an và các tổ chức, cá nhân có liên quan khác để thu thập các tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn giao thông để lập Hồ sơ bồi thường.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 103/2008/NĐ-CP21 doanh nghiệp bảo hiểm lập Hồ sơ bồi thường bao gồm các tài liệu sau: Tài liệu liên quan đến xe, lái xe; Các giấy tờ chứng minh thiệt hại về người và tài sản; Tài liệu liên quan của cơ quan có thẩm quyền về vụ tai nạn.

Đối với các tài liệu liên quan đến xe, lái xe thì chủ xe cơ giới phải chuyển cho doanh nghiệp bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính các giấy tờ sau: Giấy đăng ký xe; Giấy phép lái xe; Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc các giấy tờ tuỳ thân khác của lái xe; Giấy chứng nhận bảo hiểm.

Chủ xe cơ giới phải có trách nhiệm chuyển cho doanh nghiệp bảo hiểm một hoặc một số các loại giấy tờ chứng minh thiệt hại về người và tài sản. Trường hợp thiệt hại về người, các giấy tờ này có thể là bản sao của các cơ sở y tế hoặc bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm. Nếu bên thứ ba bị thương tùy theo mức độ thiệt hại mà các giấy tờ có thể là các giấy tờ của cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận tình trạng thương tật của nạn nhân, giấy ra viện, Giấy chứng nhận phẫu thuật, Hồ sơ bệnh án. Nếu bên thứ ba tử vong, ngoài các giấy tờ trên thì cần thêm giấy chứng tử, giấy chứng tử này phải thể hiện nguyên nhân cái chết là do tai nạn giao thông do xe cơ giới gây ra.

Đối với thiệt hại về tài sản, các bằng chứng chứng minh thiệt hại như hóa đơn, chứng từ hợp lệ về việc sửa chữa, thay mới tài sản bị thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra do chủ xe cơ gới thực hiện tại các cơ sở do doanh nghiệp bảo hiểm chỉ định hoặc được sự đồng ý của doanh nghiệp bảo hiểm; Các giấy tờ chứng minh chi phí cần thiết và hợp lý mà chủ xe đã chi ra để giảm thiểu tổn thất hay để thực hiện theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.

Tuỳ từng vụ tai nạn giao thông cụ thể và căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát điều tra có trách nhiệm thông báo, cung cấp bản sao các tài liệu liên quan về vụ tai nạn cho doanh nghiệp bảo hiểm: Biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn; Sơ đồ hiện trường, bản ảnh;

21 “1. Hồ sơ bồi thường do doanh nghiệp bảo hiểm lập bao gồm các tài liệu sau:

a) Tài liệu liên quan đến xe, lái xe;

b) Các giấy tờ chứng minh thiệt hại về người và tài sản;

c) Tài liệu liên quan của cơ quan có thẩm quyền về vụ tai nạn.”

Biên bản khám nghiệm phương tiện liên quan đến tai nạn; Thông báo sơ bộ kết quả điều tra ban đầu vụ tai nạn giao thông; Các tài liệu khác có liên quan đến vụ tai nạn.

Khi xảy ra tai nạn giao thông, trong thời hạn năm ngày chủ xe cơ giới phải gửi thông báo tai nạn bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm kèm theo các tài liệu quy định trong hồ sơ yêu cầu bồi thường. Nếu trường hợp bất khả kháng xảy ra thì thời hạn này sẽ không được tính.

Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ thì trong vòng 15 ngày doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho chủ xe cơ giới. Nếu doanh nghiệp bảo hiểm cần xác minh hồ sơ thì thời hạn bồi thường tối đa mà luật cho phép là không kéo dài quá 30 ngày.

Nếu doanh nghiệp bảo hiểm từ chối bồi thường thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm doanh nghiệp bảo hiểm phải thông báo bằng văn bản cho chủ xe cơ giới biết lý do từ chối bồi thường. Nếu chủ xe cơ giới không đồng ý với việc doanh nghiệp bảo hiểm từ chối bồi thường thì chủ xe cơ giới có quyền khởi kiện và thời hiệu được tính là ba năm kể từ ngày doanh nghiệp bảo hiểm từ chối bồi thường. Quá thời hạn ba năm mà chủ xe cơ giới không khởi kiện thì quyền khởi kiện sẽ không còn giá trị.

Đối với trường hợp chủ xe cơ giới không đồng ý với mức bồi thường bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm đã thanh toán thì trong thời hạn ba năm kể từ ngày doanh nghiệp bảo hiểm thanh toán bồi thường chủ xe cơ giới có quyền khởi kiện. Quá thời hạn trên quyền khởi kiện này sẽ không còn.

Thời hạn yêu cầu bồi thường của chủ xe cơ giới là một năm kể từ ngày xảy ra tai nạn. Tuy nhiên, trong thời hạn này do nguyên nhân khách quan và bất khả kháng theo quy định của pháp luật chủ xe cơ giới chậm trể việc yêu cầu bồi thường thì khoảng thời gian này sẽ không được tính vào thời hạn yêu cầu bồi thường.

Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng bảo hiểm là ba năm kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp.

Nếu các bên xảy ra tranh chấp từ hợp đồng bảo hiểm, các bên giải quyết bằng biện pháp thương lượng nếu không giải quyết được bằng thương lượng thì sẽ được đưa ra Tòa án tại Việt Nam giải quyết.

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại QUY CHẾ PHÁP lý bảo HIỂM TRÁCH NHIỆM dân sự của CHỦ XE cơ GIỚI đối với bên THỨ BA (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)