Những bất cập trong khi triển khai bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại QUY CHẾ PHÁP lý bảo HIỂM TRÁCH NHIỆM dân sự của CHỦ XE cơ GIỚI đối với bên THỨ BA (Trang 57 - 61)

CHƯƠNG 2. HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI BÊN THỨ BA

3.1 Những bất cập trong khi triển khai bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba

Từ những phân tích, ta có thể thấy rằng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba vẫn còn những tồn tại chưa được giải quyết.

Th nht, bên th ba không được quyn yêu cu trc tiếp doanh nghip bo him bi thường.

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba thực chất là việc chủ xe cơ giới chia sẻ phần nào tổn thất do mình gây ra với doanh nghiệp bảo hiểm. Nói một cách cụ thể hơn, trong quá trình sử dụng xe cơ giới, nếu chủ xe cơ giới gây thiệt hại đối với bên thứ ba thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ gánh một phần hoặc toàn bộ trong phạm vi số tiền bảo hiểm phát sinh của chủ xe đối với bên thứ ba. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 53 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 thì bên thứ ba không có quyền trực tiếp yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bồi thường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Thiết nghĩ nếu số tiền bồi thường trong phạm vi bảo hiểm nếu bên thứ ba được yêu cầu trực tiếp doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường thì những thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra sẽ được bồi thường nhanh chóng để khắc phục những thiệt hại đó, đảm bảo đời sống kinh tế cho bên thứ ba.

Th hai, bt cp v vn đề giám định thit hi.

Giám định thiệt hại khi xảy ra tai nạn giao thông nhằm mục đích xác định nguyên nhân tai nạn xảy ra và mức độ thiệt hại của bên thứ ba. Pháp luật quy định chủ xe cơ giới nếu không đồng ý với kết quả giám định có quyền yêu cầu giám định độc lập nhưng bên thứ ba người liên quan trực tiếp thì pháp luật lại không quy định trao quyền này cho bên thứ ba. Kết quả giám định có thể không khách quan ảnh hưởng đến bên thứ ba như vậy trong trường hợp này quyền lợi của bên thứ ba sẽ được bảo vệ ra sao khi bên thứ ba không có quyền giám định thiệt hại. Đây là vấn đề tồn tại của pháp luật bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba.

Th ba, mc độ li trong vic bi thường thit hi

Theo Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, năm 2011 cả nước xảy ra 44.548 vụ tai nạn giao thông làm 11.395 người chết, 48.734 người bị thương. Riêng 5 tháng đầu

năm 2012, hơn 13.000 vụ tai nạn giao thông đã xảy ra, làm chết gần 4.000 người, hơn 14.000 người bị thương. Theo thống kê của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, có khoảng 90% chủ xe ô tô (1,35 triệu xe/1,5 triệu xe) và 29% chủ xe môtô (8 triệu xe/28 triệu xe) tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, như vậy số lượng chủ xe mô tô chưa tham gia bảo hiểm chiếm tới hơn 70%.27 Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chủ xe không tham gia loại hình bảo hiểm này trong đó có nguyên nhân liên quan đến việc bồi thường.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 14 Nghị định 103/2008/NĐ-CP, đối với thiệt hại về người, giải quyết bồi thường không phân biệt mức độ lỗi của chủ xe cơ giới, mức bồi thường được xác định theo quy định của Bộ Tài chính. Vì vậy, có nhiều trường hợp lỗi dẫn đến tai nạn giao thông hoàn toàn là do bên thứ ba gây ra nhưng chủ xe vẫn phải bồi thường và doanh nghiệp cũng phải chi trả theo quy định. Mặc dù Thông tư 151/2012 đã có sửa đổi, nếu lỗi hoàn toàn của bên thứ ba thì bên thứ ba vẫn được bồi thường 50% mức bồi thường. Ðiều này không những đặt gánh nặng kinh phí lên vai doanh nghiệp bảo hiểm, vi phạm nguyên tắc lấy số đông bù số ít mà còn chưa hợp lý vì sẽ khuyến khích những hành vi vi phạm pháp luật, không công bằng đối với người chấp hành tốt pháp luật về giao thông.

Có thể dẫn chứng về việc bồi thường qua số liệu thực tế ở Công ty bảo hiểm Bảo Minh Bến Thành. Theo thống kê tình hình bồi thường 8 tháng đầu năm 2012 của Bảo Minh Bến Thành, đối với bảo hiểm xe ô tô số tiền bồi thường của loại hình bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là 1.543.000.000VNĐ chiếm 68,58% doanh thu và so với cùng kỳ 77,5% tức là 8 tháng đầu năm 2011 số tiền bồi thường của loại hình này là 1.990.000.000VNĐ cao hơn so với doanh thu đạt được;

loại hình bảo hiểm tự nguyện số tiền bồi thường là 1.018.000.000VNĐ chiếm 83,17%

doanh thu và so với cùng kỳ 68,83% vậy số tiền bồi thường 8 tháng đầu năm 2011 của loại hình này là 1.479.000.000VNĐ chiếm 90,02% doanh thu.

Đối với bảo hiểm xe gắn máy loại hình bảo hiểm bắt buộc bồi thường 89.000.000VNĐ chỉ chiếm 3.82% doanh thu và so với cùng kỳ 2.7% ta thấy 8 tháng đầu năm 2011 tiền bồi thường là 3.296.000.000VNĐ chiếm 98,1% doanh thu; loại hình bảo hiểm tự nguyện tiền bồi thường 56.000.000VNĐ cao hơn so với doanh thu

27http://hanoimoi.com.vn/newsdetail/Xa-hoi/551259/nhieu-bat-cap-can-som-sua-doi.html [truy cập ngày 20/09/2012]

và so với cùng kỳ 62.43% tức là 8 tháng đầu năm 2011 số tiền bồi thường của loại hình bảo hiểm tự nguyện này là 89.000.000VNĐ chiếm 85,58% doanh thu.

Qua những số liệu trên ta có thể thấy rằng số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm phải chịu chiếm tỷ lệ cao so với doanh thu của doanh nghiệp nếu tính cả chi phí khai thác, chi phí kiểm tra, giám định,… thì lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được là rất nhỏ. Nguyên nhân là do những quy định về việc bồi thường chưa hợp lý mà người viết đã phân tích ở trên.

Thiết nghĩ quy định về mức độ lỗi trong việc bồi thường cần được cụ thể hơn, công bằng hơn cho chủ xe, giảm nhẹ gánh nặng cho doanh nghiệp bảo hiểm.

Th tư, vn đề khuyến mi bo him.

Theo quy định tại Nghị định 103/2008/NĐ-CP, Thông tư 126/2008/TT-BTC cũng như tại Thông tư 151/2012/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 1 tháng 11 năm 2012 thì doanh nghiệp bảo hiểm không được khuyến mại bảo hiểm bắt buộc dưới mọi hình thức. Tuy nhiên, hàng loạt sản phẩm bảo hiểm bắt buộc của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm vẫn được rao bán giảm giá công khai trên các diễn đàn trực tuyến.

Hầu hết những thông tin rao bán nói rõ là khuyến mại đối với dòng sản phẩm bắt buộc. Các trang thương mại điện tử khác như: nhanhmua.vn; cungmuasam.vn;

hotdeal.vn; chonmua.com;...cũng quảng cáo dồn dập các sản phẩm bảo hiểm xe máy bắt buộc với mức giá dao động từ 62.000 đồng - 70.000 đồng cho phiếu bảo hiểm xe máy bắt buộc thời hạn hai năm.28 Pháp luật quy định thời hạn bảo hiểm được ghi trên giấy chúng nhận bảo hiểm là một năm. Nếu doanh nghiệp bảo hiểm khuyến mại bảo hiểm bắt buộc với thời hạn nhiều hơn một năm là không đúng theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp tách ra thành nhiều giấy chứng nhận bảo hiểm mà mỗi giấy là một năm. Theo quy định hiện hành, thì doanh nghiệp bảo hiểm được phép chủ động xây dựng điều khoản biểu phí đối với sản phẩm bảo hiểm tự nguyện và không cấm việc khuyến mại đối với sản phẩm bảo hiểm tự nguyện.

Vì thế nhiều doanh nghiệp lách luật bằng cách khuyến mại bảo hiểm bắt buôc kèm theo bảo hiểm tự nguyện. Cũng có một số trường hợp hoạt động khuyến mại bảo hiểm bắt buộc là do đại lý và người bán bảo hiểm thực hiện.

28http://tinnhanhchungkhoan.vn/GL/N/CIEEBF/loan-khuyen-mai-phi-bao-hiem-xe-may-bat-buoc.html [truy cập ngày 08/10/2012]

Th năm, tình trng trc li bo him trách nhim dân s ca ch xe cơ gii đối vi bên th ba.

Trục lợi bảo hiểm đó là hành vi kiếm lợi bất hợp pháp trong kinh doanh bảo hiểm và tham gia bảo hiểm. Các hình thức trục lợi bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới phổ biến như: hợp lý hóa ngày tai nạn và hiệu lực bảo hiểm, thay đổi tình tiết vụ tai nạn, tạo hiện trường giả, lập hồ sơ khiếu nại nhiều lần. Chủ xe có thể cấu kết với cán bộ giám định nhằm làm tăng số lượng và giá trị tổn thất gây ra cho bên thứ ba để tăng số tiền bồi thường thiệt hại khi duyệt hồ sơ bồi thường. Chủ xe cũng có thể thông đồng với cơ quan Công an để làm sai lệch ngày tai nạn hoặc thay đổi tình tiết tai nạn về vấn đề phân định lỗi trong trường hợp bồi thường về tài sản của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba.

Trường hợp điển hình của việc trục lợi bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba là hành vi hợp lý hóa ngày tai nạn và hiệu lực bảo hiểm.

Hành vi trục lợi này thường xảy ra đối với những xe khi tai nạn Giấy chứng nhận bảo hiểm đã hết hiệu lực. Hành vi này xảy ra thường là do khách hàng thông đồng với người cấp bảo hiểm để ghi lùi ngày hiệu lực bảo hiểm nhằm hợp thức hoá hồ sơ, hoặc ghi cùng ngày hiệu lực bảo hiểm nhưng lại cấu kết với Công an ghi sai ngày xảy ra tai nạn sau đó mới thông báo với giám định bảo hiểm ngày tai nạn xảy ra cho phù hợp với ngày được ghi trong hồ sơ Công an. Hợp đồng bảo hiểm phải có thời hạn bảo hiểm, tức là nếu trong khoảng thời gian đó có sự kiện bảo hiểm xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bồi thường cho người được bảo hiểm. Ví dụ: Một “Giấy chứng nhận bảo hiểm môtô - xe máy” của chủ xe có ghi thời hạn bảo hiểm: 12 tháng, từ 8 giờ 50 phút ngày 28 tháng 09 năm 2010 đến 8 giờ 50 phút ngày 28 tháng 09 năm 2011. Nếu tai nạn xảy ra gây thiệt hại cho bên thứ ba vào ngày 29 tháng 09 năm 2011 thì chủ xe trục lợi bảo hiểm bằng cách sẽ cấu kết với người bán bảo hiểm, người giám định hoặc cơ quan Công an để hợp thức hoá hồ sơ tai nạn sao cho tai nạn xảy ra trước 8 giờ 50 phút ngày 28 tháng 09 năm 2011.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trục lợi bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba. Trong đó có những nguyên nhân như: Thứ nhất, do có số đông người tham gia bảo hiểm và có nhiều hồ sơ yêu cầu bồi thường khiến doanh nghiệp bảo hiểm khó tổ chức giám định chính xác nguyên nhân và mức độ thiệt hại của các hồ sơ yêu cầu bồi thường. Thứ hai, do quy định về thời hạn thanh toán tiền bồi thường, do đó doanh nghiệp bảo hiểm không đủ thời gian để giám định, kiểm tra tính xác thực của những hồ sơ yêu cầu bồi thường. Thứ ba, hầu hết doanh

nghiệp bảo hiểm hoạt động kinh doanh bảo hiểm thông qua đại lý, các đại lý này vì mục tiêu lợi nhuận sẵn sàng cùng với khách hàng trục lợi bảo hiểm. Thứ tư, tình trạng trục lợi xảy ra càng nhiều nguyên nhân một phần cũng do hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, chưa có những chế tài chặt chẽ để ngăn chặn tình trạng này. Thứ năm, do sự cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm ngày càng gay gắt nên để có thể thu hút khách hàng các doanh nghiệp đã đơn giản hóa thủ tục tham gia bảo hiểm và thủ tục bồi thường. Chính vì vậy đã tạo điều kiện cho hành vi trục lợi này xảy ra.

Tình trạng trục lợi bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới tại Việt Nam là khá phổ biến nhưng để phát hiện được lại rất khó khăn. Trong những trường hợp này, pháp luật không có quy định chế tài nên giải pháp duy nhất là doanh nghiệp bảo hiểm huỷ hợp đồng và chấm dứt hợp đồng bảo hiểm.

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại QUY CHẾ PHÁP lý bảo HIỂM TRÁCH NHIỆM dân sự của CHỦ XE cơ GIỚI đối với bên THỨ BA (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)