Xác định trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP hợp ĐỒNG MUA bán HÀNG hóa NGOẠI THƯƠNG NHỮNG lưu ý CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 24 - 28)

Chương 2: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG HĐMBHHNT VÀNHỮNG LƯU Ý CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

2.1 Xác định trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng

HĐMBHHNT một khi được ký kết thì có hiệu lực pháp lý ràng buộc trách nhiệm của các bên, việc thực hiện nó đòi hỏi các bên phải nghiêm chỉnh và thiện chí thì mới đảm bảo được quyền lợi của các bên; ngược lại nó sẽ gây ra thiệt hại, tạo nên hệ quả xấu trong quan hệ thương mại của các chủ thể kinh doanh thương mại quốc tế. Việc thực hiện hợp đồng phải tuân thủ các nguyên tắc và các quy định của pháp luật. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong quá trình thực hiện hợp đồng có thể sẽ có nhiều vi phạm xảy ra, vấn đề là phải xác định mức độ trách nhiệm của các bên trong trường hợp đó. Và việc đầu tiên cần làm là phải xác định thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng

2.1.1 Thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng 2.1.1.1 Điều kiện có hiệu lực của HĐMBHHNT

HĐMBHHNT giữa doanh nghiệp Việt Nam với thương nhân nước ngoài cũng như những hợp đồng khác phải được giao kết trên cơ sở tự nguyện của các bên tham gia đồng thời nó phải đáp ứng yêu cầu của pháp luật về hình thức hợp đồng, chủ thể hợp đồng, nội dung của hợp đồng thì nó mới có hiệu lực. Theo pháp luật thương mại quốc tế và Việt nam thì mỗi HĐMBHHNT được xem là có hiệu lực pháp lý khi có đủ 3 điều kiện sau :

_ Hình thức của hợp đồng phải hợp pháp: HĐMBHHNT có giá trị pháp lý khi nó được thể hiện dưới một hình thức pháp lý nhất định, pháp luật của đa số các nước bắt buộc hình thức của hợp đồng phải được thể hiện dưới dạng văn bản thì nó mới có giá trị pháp lý. Tuy nhiên, cũng theo pháp luật một số nước Anh, Mỹ, Pháp, Ý thì hợp đồng được giao kết dưới một hình thức khác ngoài văn bản cũng xem là có giá trị pháp lý: tại điều 109 Bộ luật thương mại Pháp thì hợp đồng giữa các bên có thể được chứng minh bằng lời nói; điều 11 công ước Vienne 1980 quy định " hợp đồng mua bán hàng hóa ngoại thương không cần phải được ký kết hoặc xác nhận bằng văn bản hay tuân thủ một yêu cầu nào khác về hình thức của hợp đồng, hợp đồng có thể được chứng minh bằng mọi cách kể cả bằng lời khai của nhân chứng ".

Ngày nay trong tập quán thương mại quốc tế, thì HĐMBHHNT được thể hiện dưới 2 dạng là hình thức ký kết bằng văn bản và hình thức thỏa thuận miệng.

Ở Việt Nam thì hình thức của hợp đồng yêu cầu phải lập thành văn bản (điều 81 khoản 4 Luật thương mại1997 “Hợp đồng mua bàn hàng hóa với thương nhân nước ngoài phải lập thành văn bản” hoặc điều 1 pháp lệnh ký kết hợp đồng kinh tế 1989). Nguyên nhân của việc quy định này là do xuất phát từ tính chất đặc thù, phức tạp của hoạt động ngoại thương; nhằm phòng ngừa những tranh chấp phát sinh và tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp nếu có phát sinh.

Theo luật thương mại Việt nam 1997 tại khoản 1 điều 81 có quy định “HĐMBHH

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

với thương nhân nước ngoài phải lập thành văn bản”. Chính vì thế chỉ có hình thức hợp đồng bằng văn bản mới có giá trị pháp lý, mọi hình thức khác đều không có giá trị pháp lý ràng buộc thực hiện . Tuy nhiên hình thức của văn bản không chỉ là văn bản viết cụ thể, tại điều 3 công ước Vienne 1980 thì “điện báo, talex cũng được xem là hình thức của văn bản”; điều 49 Luật thương mại Việt Nam cũng nêu rõ “điện báo, talex, fax, email và các hình thức thông tin điện tử khác cũng được coi là hình thức văn bản”.

_ Chủ thể ký kết hợp đồng phải hợp pháp : chủ thể ký kết hợp đồng được xem là hợp pháp khi có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Chủ thể này nước ngoài thì có thể là thể nhân hoặc pháp nhân, xác định năng lực pháp luật và năng lực hành vi căn cứ vào luật quốc tịch của họ. Còn về phía Việt Nam thì phải có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi theo pháp luật Việt Nam (cụ thể điều 20, điều 94 Bộ luật dân sự Việt Nam)4. Tuy nhiên, không phải tất cả các thể nhân và pháp nhân Việt nam đều có thể là chủ thể của HĐMBHHNT, theo NĐ57/CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành luật thương mại về hoạt dộng ngoại thương 31/7/1998 tại điều 8 nêu rõ “thương nhân là các thành phần kinh tế được thành lập theo pháp luật được phép xuất nhập khẩu hàng hoá theo ngành nghề đã đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”.

Trong HĐMBHHNT, khi ký kết hợp đồng các bên cần phải xác định thẩm quyền ký kết, điều này nó có ý nghĩa quan trọng trong vệc xác định xem hợp đồng có hiệu lực hay không. Thẩm quyền này đối với bên nước ngoài do pháp luật của nước mà bên đó có quốc tịch, còn về phía Việt Nam người có thẩm quyền ký kết hợp đồng phải phải người đại diện có thẩm quyền theo quy định của pháp luật ký kết hoặc người có giấy uỷ quyền hợp lệ bằng văn bản của người đại diện hợp pháp.

Do đó khi ký kết hợp đồng thì doanh nghiệp Việt Nam cần xác định xem đối tác có đủ khả năng tham gia ký kết hợp đồng theo quy định của pháp luật nước họ hay không, đồng thời phải xác định rõ thẩm quyền của người tham gia ký kết để tránh những thiệt hại khi thực hiện hợp đồng vì có thể nó sẽ phát sinh tranh chấp.

_ Nội dung của hợp đồng phải hợp pháp: tính hợp pháp của nội dung hợp đồng được thể hiện trên hai khía cạnh chính sau:

Thứ nhất, nội dung chủ yếu của hợp đồng phải đầy đủ theo quy định của pháp luật. Nhưng pháp luật của các nước lại quy định không giống nhau về vấn đề này. Đối với các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, có khuynh hướng giảm dần những điều khoản bắt buộc mà chủ yếu mở rộng cho hai bên thoả thuận, cụ thể ở Anh chỉ bắt buộc hai điều khoản về tên hàng và số lượng. Còn ở Pháp thì chỉ cần điều khoản về đối tượng của hợp đồng và giá cả là được xem có hiệu lực. Theo pháp luật Việt nam thì có đến 6 điều khoản bắt buộc là: tên hàng, số lượng, quy

4 Điều 20 BLDS người có đủ năng lực hành vi dân sự từ đủ 18 tuổi trở lên

Điều 94 BLDS tổ chức được công nhận là có tư cách pháp nhân khi có 04 điều kiện: được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, công nhận; có tài sản độc lập; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; nhân danh mình

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

cách, chất lượng, phương thức thanh toán địa điểm và thời gian giao nhận hàng ; nguyên nhân là do nền kinh tế mới chuyển đổi cũng như hệ thống pháp luật còn chưa được hoàn thiện để điều chỉnh loại hợp đồng này .

Thứ hai, trong nội dung hợp đồng không chứa đựng bất cứ nội dung nào trái với pháp luật hiện hành của nước người bán, người mua. Ví dụ như khi thỏa thuận về đối tượng của hợp đồng mua bán thì nó không thuộc vào đối tượng cấm lưu thông dân sự hoặc bị cấm xuất nhập khẩu, những mặt hàng cấm xuất nhập khẩu của Việt Nam do Chính phủ quy định từng thời kỳ (danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu hiện nay được quy định trong phụ lục 1 ban hành kèm theo nghị định 57/NĐ_CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ ). Chính vì vậy khi ký kết hợp đồng các bên cần đưa vào thêm những thỏa thuận khi xét thấy những điều khoản bắt buộc không đủ điều chỉnh những quan hệ phát sinh sau này để hạn chế những tranh chấp cũng như làm cơ sở cho việc giải quyết những quan hệ đó có hiệu quả. Tuy nhiên những thỏa thuận đó không được trái với các quy định của pháp luật nước người mua, người bán hoặc điều ước thương mại quốc tế.

2.1.1.2 Thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng

Thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng là mốc thời gian mà ở đó quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong hợp đồng bị ràng buộc vào những điều kiện mà họ đã cam kết trong hợp đồng. Thời điểm này về nguyên tắc, các bên có thể tự thỏa thuận, tuy nhiên thực tiễn ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương các bên rất ít hoặc thậm chí không có thỏa thuận điều kiện này. Như vậy vấn đề đặt ra là phải xác định thời điểm đó như thế nào đề làm cơ sở cho việc thực hiện hợp đồng. Pháp luật của các nước cũng như Việt Nam đều quy định thời điểm hợp đồng được xác lập (ký kết) cũng là thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng. Theo khoản 3 điều 404 BLDS 1995 quy định hợp đồng có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Như vậy về nguyên tắc thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng là thời điểm hợp đồng được ký kết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm các bên cùng có mặt ký vào hợp đồng nếu các bên không cùng có mặt để ký hợp đồng thì hợp đồng được coi là đã ký kết kể từ thời điểm chấp nhận chào hàng có hiệu lực (điều 23 công ước Vienne 1980, điều 55 Luật thương mại năm 1997). Về hiệu lực của chấp nhận chào hàng thì có sự quy định khác nhau tùy thuộc vào điều ước quốc tế hay pháp luật quốc gia.

Những trường hợp ngoại lệ trong HĐMBHHNT mà thời điểm giao kết không trùng với thời điểm phát sinh hiệu lực, đó là những hợp đồng mua bán mà pháp luật đòi hỏi phải công chứng, chứng thực hoặc cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp này thì hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày hợp đồng được công chứng, chứng thực, hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

2.1.2 Các nguyên tắc trong thực hiện hợp đồng

Việc ký kết HĐMBHHNT là do các bên tự thỏa thuận, tự ký kết trong khuôn khổ pháp luật. Luật của một số quốc gia cũng như công ước quốc tế về MBHHNT đưa ra một số nguyên tắc thực hiên như: thực hiện tự nguyện thật sự các cam kết, thực hiện đúng và đầy đủ, thực hiện trên cơ sở thiện chí và hợp tác.

Thực hiện tự nguyện thực sự các cam kết: nguyên tắc này xuất phát từ nguyên tắc chung của tư pháp quốc tế là các bên tham gia quan hệ quốc tế phải tận tâm thực hiện các cam kết quốc tế. Vì vậy trong hoạt động ngoại thương nói riêng các bên tham gia quan hệ hợp đồng phải tự nguyện thực hiện các cam kết trong hợp đồng, vì những nội dung của hợp đồng do họ tự thỏa thuận xây dựng nên trên cơ sở ý chí chung đồng thuận của các bên. Việc thực hiện tốt nguyên tắc này làm cho mối quan hệ giao thương của các bên càng trở nên tốt đẹp hơn, đồng thời ít nhiều mở rộng uy tín trước người thứ ba. Tuy nhiên nếu có một trong các bên hoặc cả hai bên không tự nguyện thực hiện sẽ có những chế tài theo quy định của hợp đồng mà các bên đã thỏa thuận hoặc theo quy định của luật điều chỉnh hợp đồng đó ràng buộc thực hiện.

Thực hiện đúng và đầy đủ hợp đồng: đây là nguyên tắc chung của tập quán thương mại quốc tế, các bên tự nguyện ký kết hợp đồng thì phải có trách nhiệm thực hiện những quy định của nó để đảm bảo lợi ích chung của các bên giao kết, không ai bị thiệt hại trong quan hệ hợp đồng. Khoản 1 điều 60 Luật thương mại Việt Nam "người bán phải giao hàng đúng số lượng, chất lượng, quy cách, bao bì và đúng thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng ". Tuy nhiên việc thực hiện đúng không chưa đủ mà còn phải thực hiện đầy đủ những nội dung của hợp đồng mà hai bên đã thỏa thuận, điều 22 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 quy định "các bên có nghĩa vụ thực hiện đúng và đầy đủ những giao kết trong hợp đồng trên tinh thần hợp tác tôn trọng lẫn nhau”.

Ngoài ra các bên còn phải thực hiện trên tinh thần thiện chí hợp tác đôi bên cùng có lợi. Đó là nền tảng của thành công của các doanh nghiệp.

2.1.3 Xác định trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng

Xuất phát từ lý luận và thực tiễn về trách nhiệm pháp lý trong quan h dân sự một chủ thể được coi là vi phạm hợp đồng khi có một trong các hành vi sau:

Thứ nhất có hành vi vi phạm pháp luật, tức là hành vi của một bên đã xử sự trái với các quy định của pháp luật hoặc trái với những nội dung của hợp đồng khi ký kết như thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng. Do vậy khi một bên vi phạm hợp đồng thì bên kia có quyền dựa vào những điều kiện của hợp đồng hoặc những quy định của pháp luật buộc bên kia phải thực hiện trách nhiệm của mình .

Thứ hai có hành vi vi phạm trực tiếp hoặc gián tiếp gây thiệt hại về tài sản hoặc quyền có giá trị tài sản của bên đối tác. Thiệt hại này phải thực tế và có thể quy ra giá trị vật chất, giá trị đó là cơ sở để giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên bên bị thiệt hại phải có đủ những bằng chứng chứng minh sự thiệt hại thực tế của mình là do hành vi vi phạm của phía bên kia gây ra.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Thứ ba có lỗi của bên vi phạm hợp đồng. Trong khoa học pháp lý yếu tố lỗi được xem là yếu tố bắt buộc làm phát sinh trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng của bên vi phạm. Trong HĐMBHHNT thì lỗi bắt đầu từ khi một bên đã không thực hiện đúng những cam kết dẫn đến những thiệt hại của bên bị vi phạm, lỗi này có thể xuất phát từ ý chí chủ quan hoặc khách quan của bên bị vi phạm. Tuy nhiên nếu xuất phát từ ý chí khách quan thì để xác định trách nhiệm của các bên vi phạm hợp đồng còn phải căn cứ vào các trường hợp miễn trừ trách nhiệm do rơi vào trường hợp bất khả kháng do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng,hoặc do luật áp dụng cho hợp đồng quy định.

Ngày nay trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, tùy theo mức độ vi phạm, các hành vi vi phạm mà có các hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng sau:

- Chế tài buộc thực hiện thực sự : Một khi các bên vi phạm những gì mình đã thỏa thuận thì các bên bằng mọi cách phải thực hiện những thỏa thuận đó khi vẫn còn khả năng. Điều 46 khoản 2 công ước Vienne 1980 thì nếu người bán giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì phải có trách nhiệm giao hàng thay thế trong một thời hạn hợp lý, chi phí giao hàng do người bán chịu (điều 48 công ước Vienne). Điều 223 Luật thương mại Việt Nam 1997 quy định "Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc các bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu mọi chi phí phát sinh". Hình thức này áp dụng trong trường hợp bên bán không giao hàng, giao thiếu hàng, giao hàng kém phẩm chất, không phù hợp với hợp đồng.

- Phạt vi phạm hợp đồng: chế tài này áp dụng nhằm phòng ngừa sự vi phạm hợp đồng có thể xảy ra khi thực hiện hợp đồng, nhằm tạo cho các chủ thể có ý thức trong việc thực hiện hợp đồng khi đã ký, mức phạt do hợp đồng quy định nếu không có quy định thì do luật áp dụng cho hợp đồng đó quy định, hình thức này áp dụng cho các điều khoản liên quan đến giao hàng, điều kiện thanh toán .

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP hợp ĐỒNG MUA bán HÀNG hóa NGOẠI THƯƠNG NHỮNG lưu ý CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)