Chương 2: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG HĐMBHHNT VÀNHỮNG LƯU Ý CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
2.3 Thực tiễn tranh chấp HĐMBHHNT có doanh nghiệp Việt Nam
2.3.1 Tranh chấp mà doanh nghiệp Việt nam là bên bị kiện
Vụ thứ nhất: Tranh chấp giữa công ty Nga A (nguyên đơn) và công ty Việt Nam B (bị đơn)
Ngày 04/10/1993 A và B ký hợp đồng số 829/93, theo đó B bán cho A 110MT lạc nhân, CIF Cảng Vladivostok. Hợp đồng quy định phẩm chất lạc theo 06 chỉ tiêu, trong đó độ ẩm là 9%. Đồng thời hợp đồng còn quy định “sự phù hợp của phẩm chất hàng được giao với các chỉ tiêu của hợp đồng phải được xác nhận bằng Giấy chứng nhận phẩm chất được cấp bởi Vinacontrol”, “Hàng được coi là người bán giao và người mua nhận về mặt chất lượng theo Giấy chứng nhận phẩm chất được lập ở cảng bốc hàng có tác dụng cuối cùng”.
Ngày 18/3/1994, người bán giao 07 containers lạc số lượng 105MT lấy vận đơn hoàn hảo. Ngày 25/4/1994, hàng đến cảng Vladivostok, người mua dỡ hàng xuống cầu cảng. Người mua mời một Công ty giám định 02 container tại cảng Vladivostok. Công ty giám định lạc theo tiêu chuẩn quốc gia Nga Gost 1711_88.
Ngày 26/5/1994, công ty cấp biên bản giám định kết luận: “Lạc kém phẩm chất, độ ẩm 13%, lạc mốc, mọc mầm … việc tận dụng lạc để sử dụng phải giao cho cơ quan kiểm dịch Nhà nước Nga quyết định”. 05 container còn lại người mua chở đến Rostop Nadono. Ngày 16/6/1994, người mua mời một công ty giám định 5 container đó. Ngày 17/6/1994, công ty giám định cấp biên bản kết luận không đúng phẩm chất quy định trong hợp đồng “Việc tận dụng lạc để sử dụng phải giao cho cơ quan kiểm dịch nước Nga quyết định”. Sau đó người mua đã giao toàn bộ lại 07 container lạc cho người mua nội địa. Ngày 28/6/1994, người mua lạc này đã hủy toàn bộ lô lạc và lập biên bản hủy.
Người mua tiến hành khiếu nại người bán Việt Nam đòi giao thay thế hàng đúng phẩm chất hoặc trả lại tiền, người bán đã bác khiếu nại.
Sau nhiều lần khiếu nại, người mua đã kiện ra trọng tài đòi người bán trả tổng cộng 118.968 USD gồm: tiền hàng 75.600 USD, lãi vay ngân hàng 25.764 USD, thu nhập bị bỏ lỡ 17.604 USD.
Bị đơn đã trả lời đơn kiện là lạc đã được kiểm định phẩm chất bởi Vinacontrol trước khi xuất và nguyên đơn đã chậm giám định khi hàng đến cảng bốc hàng.
* Nhận xét và lưu ý:
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Nguyên nhân của vụ tranh chấp trên là người mua cho rằng người bán giao hàng kém phẩm chất. Tuy nhiên ta thấy cách thực hiện hợp đồng của bên mua có những điểm sau:
Thứ nhất, việc yêu cầu giám định quá chậm so với loại hàng dễ hỏng như nông sản đặc biệt là lạc
Thứ hai, người mua yêu cầu giám định nhưng lại không yêu cầu cơ quan giám định nước mình tiến hành giám định theo tiêu chuẩn của hợp đồng.
Thứ ba, hàng đã đến tay người mua nhưng bị hủy mà không có sự thỏa thuận của bên bán hoặc quyết định hợp pháp của chính phủ Nga.
Thực tiễn giải quyết tranh chấp trên thì trọng tài đã bác bỏ hoàn toàn yêu cầu của nguyên đơn với các lý do sau:
- Việc tiến hành giám định chậm đối với hàng dễ hỏng như lạc (hàng đến ngày 25/4/1994 nhưng đến ngày 26/5 và 16/6 mới giám định) và tiêu chuẩn giám định không phù hợp với hợp đồng.
- Không thừa nhận 02 biên bản giám định được lập ra ở nước người mua là có giá trị ràng buộc tuyệt đối hai bên vì nó không được quy định trong hợp đồng.
- Người mua đã để lô hàng bị hủy mà không có quyết định hợp pháp của chính phủ Nga và cũng có thỏa thuận với người bán.
Qua vụ tranh chấp trên có một số lưu ý doanh nghiệp Việt Nam:
Thứ nhất, nếu là người mua hàng nhập về xét thấy có dấu hiệu hư hỏng, phải yêu cầu giám định ngay hoặc trong thời gian hợp lý đối với từng loại hàng.
Nếu chậm trễ có thể những kết luận giám định đó dễ bị bác bỏ khi có tranh chấp.
Thứ hai, là khi ký kết hợp đồng cần thỏa thuận rõ ràng về hiệu lực của giấy chứng nhận phẩm chất hàng hóa của cơ quan nào là có tác dụng ràng buộc cuối cùng. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp là người mua ta nên yêu cầu bên bán cho giám định đối tịch vì có thể cơ quan giám định của nước người bán giám định sai (không đúng phương pháp tiêu chuẩn của hợp đồng, không khách quan). Hoặc thỏa thuận với người bán chọn một công ty giám định quốc tế và kết luận của có có giá trị cuối cùng.
Ba là, nếu là bên mua muốn được bên bán trả lại tiền thì phải trả lại hàng (dù là hỏng), trừ phi việc không trả lại hàng được không do lỗi của mình. Do đó phải có những căn cứ hợp pháp thì ta mới có thể đòi lại tiền hàng đã thanh toán.
Vụ thứ hai:
Nguyên đơn là Công ty Singapo A/ Công ty Singapo B cùng bị đơn là doanh nghiệp Việt Nam ký 02 hợp đồng mua bán, theo đó nguyên đơn bán cho bị đơn gồm bột ngũ cốc cafe coffeemix và che xanh; tổng trị giá hợp đồng 39.825,00 USD CIF TP HCM post. Thời hạn giao hàng chậm nhất là ngày 15/4/1999 thanh toán bằng TTR, người mua phải chuyển 100% trị giá hóa đơn
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận vận đơn gốc, người hưởng lợi là công ty Singapo A.
Thực hiện 02 hợp đồng, nguyên đơn đã giao 02 chuyến hàng: chuyến thứ nhất đến cảng TP HCM ngày 25/3/1998, chuyến thứ hai ngày 05/4/1998. Nguyên đơn đã lập 02 hóa đơn trị giá 39.425,00 USD và gửi đòi tiền ngày 10/4/1998. Ngày 04/12/1998 gửi thêm văn thư nhắc nhở bị đơn thanh toán. Ngày 04/6/1999 bị đơn vẫn không thanh toán, nguyên đơn khởi kiện ra trọng tài yêu cầu bị đơn thanh toán 39.425,00 USD tiền hàng; tiền lãi ngân hàng mức 11,7%/năm tính từ ngày 10/4/1998 đến ngày trọng tài phán quyết; phí tư vấn, dịch thuật, liên lạc 5.350 USD (Hồ sơ kiện dẫn chiếu đến pháp luật Việt Nam)
Trong biên bản biện minh, bị đơn cho rằng không có ký hợp đồng với công ty A mà chỉ ký hợp đồng với công ty B với tổng giá trị 39.425,00 USD, theo đó công ty Singapo B khuyến mãi cho lô hàng trị giá 11.195,00 USD, bị đơn đã nộp tiền thuế nhập khẩu 101.067.000 VND. Đồng thời bị đơn đã xuất tạm ứng lô hàng cho một công ty của Bộ Thương mại Việt Nam trị giá 286.920.000 VND theo yêu cầu của nguyên đơn, nhưng công ty đó chưa thanh toán tiền. Từ đó bị đơn đã khấu trừ với số tiền hàng mà công ty B còn thiếu lại bị đơn nên không thể thanh toán cho nguyên đơn được.
Nguyên nhân của vụ tranh chấp trên là do doanh nghiệp Việt Nam không thanh toán tiền hàng vì cho rằng đã khấu trừ nghĩa vụ của bên bán.
Thực tiễn giải quyết tranh chấp trên, trọng tài công nhận tư cách pháp lý của nguyên đơn là hợp pháp vì bị đơn đã thừa nhận là đã có ký 02 hợp đồng với công ty Singapo B cùng trị giá như nguyên đơn B, nên công ty B là đương sự hợp pháp.
Từ đó buộc bị đơn phải thanh toán toàn bộ giá trị lô hàng mà bị đơn đã nhận, cùng lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định tại thời điểm thanh toán (tính từ ngày 20/12/1998). Bác bỏ các yêu cầu khác của nguyên đơn và các lập luận của bị đơn về số tiền hàng khuyến mãi của công ty Singapo B, số tiền thuế nhập khẩu, số tiền đã xuất cho công ty Bộ thương mại (vì bị đơn không xuất trình được bằng chứng về sự thỏa thuận giữa bị đơn và nguyên đơn).
Từ những điểm của vụ tranh chấp trên có một số lưu ý sau:
Thứ nhất, những bằng chứng bằng văn bản về sự thỏa thuận của hai bên là điều bắt buộc khi giải quyết tranh chấp theo pháp luật Việt Nam. Khi ký kết hợp đồng với doanh nghiệp nước ngoài về vấn đề gì thì cần phải ký văn bản thỏa thuận để làm chứng chớ không nên tin vào những lời hứa, lời cam kết suông để rồi bị thiệt hại to lớn như doanh nghiệp Việt Nam trên khi phía bên kia thay đổi ý chí.
Tuy nhiên, bên mua có thể thỏa thuận bên bán trong hợp đồng về việc áp dụng Công ước Vienne 1980 hoặc pháp luật nước ngoài. Khi đó những thỏa thuận miệng cũng được công nhận có giá trị.
Điều 11 Công ước Vienne 1980 quy định “Hợp đồng mua bán không cần phải được ký kết hoặc xác nhận bằng văn bản hay tuân thủ một yêu cầu nào khác
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
về hình thức. Hợp đồng có thể chứng minh bằng mọi cách kể cả lời khai của nhân chứng”.
Thứ hai, khi trọng tài quyết định áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết tranh chấp (theo yêu cầu của nguyên đơn) mà bất lợi cho mình thì doanh nghiệp phải phản đối, vì nếu có một trong các bên phản đối thì trọng tài sẽ căn cứ vào những tiêu chí khác để xác định luật áp dụng, bởi nguyên tắc xét xử của Trọng tài là do các bên thỏa thuận.
2.2.2 Tranh chấp mà doanh nghiệp Việt Nam là bên khởi kiện
Vụ thứ nhất: Doanh nghiệp Việt Nam là nguyên đơn, doanh nghiệp Hàn Quốc là bị đơn.
Ngày 9/5/1997 giữa nguyên đơn và bị đơn ký hợp đồng số 01/97-HT-YS, nguyên đơn bán cho bị đơn 70.548 đôi giày thể thao theo nhãn hiệu của bị đơn trị giá 948.035,40 USD; FOB Hai Phong; thanh toán bằng L/C trả ngay trên cơ sở chứng từ liên quan trong đó có một bản photocopy chứng nhận giám định do người mua ký, cấp cho người bán ngay sau khi giao hàng. Đồng thời bị đơn bán cho nguyên đơn các nguyên liệu chính để sản xuất giày trị giá 820.989,13 USD CIF Hai Phong, thanh toán bằng 50% L/C trả ngay và 50% bằng L/C trả chậm 60 ngày;
thời hạn giao hàng 15/6/1997. Thực hiện hợp đồng, bị đơn đã cử 03 chuyên gia sang giám sát quá trình sản xuất. Ngày 14/5/1997, bị đơn đã mở L/C mua giày của nguyên đơn, thơì gian giao hàng chậm nhất là ngày 30/6/1997; L/C hết hiệu lực ngày 15/7/1997. Nguyên đơn đã yêu cầu nhiều lần (ngày 26/6/1997, ngày 11/7/1997, ngày 21/7/1997) chỉnh sửa L/C là thời hạn giao hàng cuối cùng là ngày 30/7/1997. Nguyên đơn giao hàng chuyến thứ nhất ngày 26/7/1997 bị đơn đã nhận hàng và cấp giấy chứng nhận giám định cho nguyên đơn. Nguyên đơn giao chuyến thứ hai gồm 04 container trị giá 283.008 USD vận đơn ngày 30/7/1997 nhưng bị đơn không nhận hàng và không cấp giấy chứng nhận giám định cho nguyên đơn.
Ngày 20/8/1997, bị đơn gửi văn thư nêu rằng nguyên đơn giao hành chậm nên khách hàng (công ty Miber) của bị đơn không chịu mua hàng lại, từ đó bị đơn không nhận luôn số hàng còn lại của hợp đồng. Hàng để lâu bị mốc, nguyên đơn đã bán lại cho khách hàng khác ở Ai Cập, Hồng Kông, Hà lan số hàng còn lại ở Việt Nam với giá 166.800,60 USD. Còn 04 lô hàng đã giao đến cảng bốc, nguyên đơn cũng đã bán với giá 32.928 USD (ngày 21/12/1998). Nguyên đơn đã thỏa thuận với bị đơn nhiều lần để giải quyết nhưng bị đơn không chịu, nguyên đơn đã kiện ra trọng tài với các yêu cầu sau:
- Đòi chênh lệch giá giữa giá của hợp đồng với giá đã bán 04 container là 250.080 USD.
- Địi chênh lệch giá lơ hàng tồn đợng ở Việt Nam do bị đơn đơn phương hủy hợp đồng 312.522.00 USD.
- Chi phí tái chế lô hàng ở Việt Nam 5.400,80 USD. Lãi suất của ngân hàng từ ngày giao hàng xong đến ngày có phán quyết của tòa án.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trong vụ kiện trên ta thấy bên mua không thực hiện nghĩa vụ nhận hàng và nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, cụ thể là không tiếp nhận hàng hóa khi hàng đã đến cảng bốc hàng và không chịu thỏa thuận với người bán về cách xử lý hàng hóa mà lẽ ra nó đã thuộc quyền sở hữu của người mua. Bị đơn đưa ra lý do là giao hàng chậm nhưng những bằng chứng chứng minh thì bị đơn không xuất trình được. Mặt khác, bị đơn cho rằng những hành động của nguyên đơn đã làm cho bị đơn bị thiệt hại nên bị đơn không thể thanh toán cho nguyên đơn.
Trong thực tiễn giải quyết vụ tranh chấp trên, trọng tài buộc người mua phải thanh toán số tiền chênh lệch giá 04 container 250.080 USD vì vận đơn giao hàng ngày 30/7/1997 không vi phạm thời hạn giao hàng trong L/C thanh toán hợp đồng (theo yêu cầu tu chỉnh L/C hết hiêu lực 23/8/1997 của người bán thì thời hạn giao hàng chậm nhất là nagỳ 30/7/1997). Còn về số tiền chênh lệch giá của số hàng tồn đọng lại Việt Nam thì ngưòi mua chỉ phải chịu thanh toán 40% với lý do người bán cũng có lỗi vì không giao hàng mặc dù hiệu lực của L/C còn. Bác yêu cầu khác.
Qua vụ tranh chấp trên có một số lưu ý như sau:
Một là, nếu doanh nghiệp Việt Nam là bên bán thì khi ký hợp đồng không nên quy định chứng từ thanh toán là do người mua ký và cấp. Vì nếu người mua từ chối cấp thì người bán sẽ không nhận được tiền.
Hai là, nếu xét thấy có sự vi phạm thì nên thỏa thuận để tìm cách hạn chế thiệt hại, nếu trong trường hợp trên người bán bán số hàng sớm hơn thì thiệt hại không lớn như vậy.
Ba là, khi quy kết bên kia vi phạm thì cần phải xem lại chính mình xem có vi phạm gì không để tìm cách giải quyết hợp lý.
Vụ thứ hai: Nguyên đơn doanh nghiệp KA (Việt Nam) và bị đơn là một công ty Hoa Kỳ.
Nguyên đơn và bị đơn đã ký 02 hợp đồng số 24_X2 ngày 08/7/1999 và số 29_X2 ngày 29/7/1999 theo đó nguyên đơn bán cho bị đơn 44MT hạt tiêu đen FOB.HCM city post; thanh toán bằng D/P; các chứng từ được yêu cầu gồm: B/L, hóa đơn thương mại, giấy chứng nhận số lượng và phẩm chất, giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.
Thực hiện hợp đồng số 24_X2, nguyên đơn đã giao 14MT hạt tiêu đen lấy B/L ký ngày 24/7/1999, lập chứng từ yêu cầu ngân hàng A ở Tiền Giang thu hộ 61.230 USD. Ngân hàng A đồng ý và gửi chứng từ tới ngân hàng North Bane (Hoa Kỳ) nhờ ngân hàng thu tiền theo D/P.Sau đó Ngân hàng A và nguyên đơn đã nhiều lần gửi fax đòi tiền từ ngân hàng North Bane và bị đơn nhưng không được trả. Bị đơn đã nhận hàng.
Thực hiện hợp đồng số29_X2, nguyên đơn đã giao cho bị đơn 30MT hạt tiêu đen, lấy B/L ký 20/8/1999. Nguyên đơn đã lập bộ chứng từ nhờ ngân hàng B ở Cần Thơ thu hộ 134.150 USD theo D/P. Ngân hàng B đồng ý và đã gửi bộ chứng từ cho ngân hàng North Bane nhờ thu hộ theo D/P. Sau đó ngân hàng B cùng
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu