Xét xử trước tòa án thương mại

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP hợp ĐỒNG MUA bán HÀNG hóa NGOẠI THƯƠNG NHỮNG lưu ý CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 40 - 45)

Chương 2: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG HĐMBHHNT VÀNHỮNG LƯU Ý CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

2.2 Các biện pháp giải quyết tranh chấp từ HĐMBHHNT

2.2.4 Xét xử trước tòa án thương mại

Xét xử tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa ngoại thương bằng Tòa án là biện pháp giải quyết tranh chấp mang tính hành chính nhà nước. Vì vậy nó được xem như là biện pháp giải quyết tranh chấp cuối cùng khi các bên không đạt được các thỏa thuận từ các biện pháp giải quyết tranh chấp khác.

2.2.4.1 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp HĐMBBHHNT của Tòa án

Khi các bên đã tiến hành giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp khác hoặc trong điều khoản hợp đồng không quy định tranh chấp được giải quyết ở trọng tài thì tòa án có thẩm quyền giải quyết. Tuy nhiên hiện nay chưa có một Tòa án quốc tế nào được thành lập để giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế do tư pháp quốc tế điều chỉnh, do dó các bên thường lựa chọn tòa án quốc gia để khởi kiện, nhưng vấn đề là Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp HĐMBBHHNT.

Theo pháp luật của các nước trên thế giới thì tòa dân sự hoặc tòa thương mại có thẩm quyền giải quyết, còn theo khoản 1 điều 3 pháp lệnh thủ tục giải quyết

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

các vụ án kinh tế thì thẩm quyền thuộc về tòa án nhân tỉnh, TP thuộc trung ương trở lên .

Tuy nhiên, một tranh chấp thương mại quốc tế thì các bên thường lựa chọn tòa án nước mình để giải quyết từ đó phát sinh vấn đề xung đột thẩm quyền xét xử.

Theo luật của Pháp thì tòa án Pháp có thẩm quyền giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền lợi của công dân hoặc pháp nhân Pháp bất kể họ là nguyên đơn hay bị đơn, theo điều 240 Luật thương mại Việt Nam 1997 thì “các tranh chấp thương mại với thương nhân nước ngoài nếu các bên không có thỏa thuận hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết không có quy định thì tranh chấp được giải quyết tại Việt Nam". Để giải quyết vấn đề này khi xác định thẩm quyền của Tòa án giải quyết thì nên căn cứ vào sự thỏa thuận của các bên hoặc dựa vào các nguyên tắc của tư pháp quốc tế.

Thực tiễn khi có sự xung đột pháp luật về vấn đề này thì luật pháp các nước thường căn cứ vào các quy phạm xung đột như Tòa án nơi có tài sản tranh chấp, Tòa án nơi xảy ra tranh chấp, Tòa án nơi đương sự có quốc tịch, tòa án nơi bị đơn cư trú ….

Luật áp dụng để xét xử: khi xét xử bắt buộc Tòa án phải tuân thủ nguyên tắc lex fori, nghĩa là phải tuõn thủ luật tố tụng nước mỡnh, cũn vềứ luật nội dung là luật do các bên lựa chọn hoặc luật do các điều ước quốc tế liên quan quy định, hoặc luật do các quy phạm xung đột dẫn chiếu đến.

2.2.4.2 Trình tự xét xử :

Do có sự khác nhau giữa hệ thống luật của các quốc gia, do đó thủ tục tố tụng cũng khác nhau trong quá trình giải quyết tranh chấp HĐMBHHNT ở các nước. Ở một số nước xét xử dựa trên những án lệ (luật bất thành văn) như Anh, Úc … thì việc xét xử ở Tòa án thẩm phấn chủ yếu nghe luật sư của các bên tranh luận từ đó xem xét đánh giá chứng cứ, còn ở các nước xét xử dựa trên luật thực định (luật thành văn) thì thẩm phán có vai trò quyết định, có quyền yêu cầu các bên đưa ra chứng cứ, thẩm vấn các bên để tìm và đánh giá chứng cứ.

Ở Việt Nam, Tòa án xét xử chỉ dựa vào hệ thống pháp luật thực định Việt Nam. Vì vậy trong quá trình xét xử thẩm phán và HĐXX có vai trò quan trọng.

Thủ tục để xét xử tranh chấp từ HĐMBHHNT hiện nay chủ yếu dựa vào pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế 1994, theo pháp lệnh này thì tiến trình xét xử qua các bước sau:

+Thụ lý vụ án: khi nguyên đơn nộp đơn kiện đến tòa án thì tòa sẽ xem xét có còn thời hiệu khởi kiện không? và tranh chấp có thuộc thẩm quyền giải quyết của mình không (có thỏa thuận trọng tài không, thỏa thuận trọng tài có vô hiệu không), đểû làm căn cứ thụ lý. Điều 31 pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế 1994 thì “người khởi kiện làm đơn yêu cầu tòa án giải quyết vụ án kinh tế trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày phát sinh tranh chấp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác” .Nếu đúng quy định thì tòa sẽ ra quyết định thụ lý và thông báo cho các bên biết.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

+ Chuẩn bị xét xử: sau khi thông báo cho các bên về mở phiên tòa xét xử, Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ và nếu thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của đương sự, Viện kiểm sát tòa án có thể ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời6.

Trong thời hạn 40 ngày kể từ ngày thụ lý tòa án phải ra một trong các quyết định sau:

_ Quyết định đưa vụ án ra xét xử nếu hòa giải không thành .

_ Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo các căn cứ quy định tại điều 38 pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế.

_ Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án theo các căn cứ quy định tại điều 39 pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế.

Khi tòa án hòa giải không thành thì quyết định đưa vụ ra xét xử và sau 10 ngày (hoặc 20 ngày đối với vụ án phức tạp), phiên tòa sơ thẩm phải được mở, tại phiên tòa HĐXX và thẩm phán lắng nghe các bên trình bày ý kiến và luận điểm bảo vệ quyền lợi của mình, từ đó HĐXXvà thẩm phán căn cứ vào xem xét chứng cứ đồng thời kết hợp với những chứng cứ do mình thu thập (nếu có) để ra bản án. Tuy nhiên bản án sơ thẩm có thể bị kháng cáo hoặc kháng nghị, nếu có phải trải qua phiên tòa phúc thẩm hoặc các thủ tục tái thẩm, giám đốc thẩm.

2.2.4.3 Thi hành phán quyết của tòa án thương mại :

Theo nguyên tắc bản án được tuyên của tòa án có hiệu lực thì các bên phải thi hành, tuy nhiên trong hoạt động mua bán hàng hoá ngoại thương thì chủ thể của nó có quốc tịch khác nhau hoặc trụ sở thương mại ở các quốc gia khác nhau. Do đó, việc thi hành phán quyết bị giới hạn về mặt lãnh thổ, vì vậy thực tế có nhiều bản án dù đã có hiệu lực nhưng vẫn không được thi hành vì không có chế tài ràng buộc. Trong trường hợp đó vấn đề về công nhận và cho thi hành phán quyết của Tòa án nước ngoài được đặt ra.

Về mặt thực tiễn cũng như pháp lý một bản án chỉ có giá trị pháp lý thi hành ở nước có Tòa án tuyên bản án đó, nếu muốn bản án đó được công nhận và cho thi hành ở nước ngoài thì phải được nước đó công nhận và cho thi hành trên nước mình .

Hiện nay chưa có một điều ước quốc tế nào về công nhận và cho thi hành phán quyết của tòa án nước ngoài ngoại trừ công ước NEW YORK 1958 đối với trọng tài. Do đó các nước thường ký hiệp định tương trợ tư pháp hoặc áp dụng nguyên tắc có đi có lại trong tư pháp quốc tế để cho công nhận và cho thi hành phán quyết của Tòa án nước ngoài. Khoản 1,2 điều 52 hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Liên bang Nga 1998 có quy định về công nhận và cho thi hành phán quyết, quyết định của Tòa án của hai nước. Theo điều 16 pháp lệnh công nhận và cho thi hành các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài thì có 6

6 Pháp lệnh giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994 quy định 04 biện pháp khẩn cấp tạm thời: kê biên tài sản đang tranh chấp, phong tỏa tài khoản; cho thu hoạch và bảo quản sản vật có liên quan đến tranh chấp; cho bán sản phẩm dễ hư hỏng; cấm hoặc buộc đương sự , các cá nhân, tổ chức thực hiện một số hành vi nhất

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

căn cứ mà Việt Nam không công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của tòa án nước ngoài :

+ Bản án chưa có hiệu lực pháp luật nơi có Tòa án tuyên

+ Người phải thi hành không được triệu tập hợp lệ để có mặt tại phiên tòa + Vụ án thuộc thẩm quyền riêng xét xử của Tòa án Việt Nam

+ Hết thời hiệu theo pháp luật nước nơi Tòa án tuyên hoặc theo pháp luật Việt nam

+Đã có bản án của Tòa án Việt Nam hoặc Tòa án nước ngoài đã được công nhận tại Việt Nam.

+Việc cho thi hành trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

Nhận xét và kiến nghị:

Hiện nay pháp luật giải quyết tranh chấp từ HĐMBHHNT bằng tòa án của Việt Nam đang còn nhiều bất cập do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam cũng như nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp HĐMBHHNT bằng tòa án người viết có một số nhận xét và kiến nghị sau:

Thứ nhất, luật quy định về thời hiệu khởi kiện tại Tòa án đối với một vụ tranh chấp từ HĐMBHHNT là quá ngắn, cụ thể tại điều 31 Pháp lệnh giải quyết các vụ án kinh tế có hiệu lực từ ngày 01/7/1994 quy định thời hạn là 6 tháng kể từ ngày phát sinh tranh chấp. Bởi vì một HĐMBHHNT khi đã phát sinh tranh chấp các bên có thể đã giải quyết với nhau bằng các hình thức khác như thương lượng hòa giải trong một khoảng thời gian quá dài, nhất là các bên tranh chấp lại ở những quốc gia khác nhau, sau khi giải quyết không được các bên mới khởi kiện ra tòa.

Mặt khác theo điều 242 Luật thương mại 1997 (văn bản luật điều chỉnh trực tiếp HĐMBHHNT thì thời hiệu tố tụng là hai năm cho tất cả các hành vi thương mại, từ đó ta thấy không có sự tương đồng giữa hai văn bản luật cùng điều chỉnh một vấn đề là HĐMBHHNT vì vậy cần phải sửa đổi pháp lệnh hoặc ban hành một quy định tố tụng riêng cho HĐMBHHNT theo hướng mở rộng thời hiệu khiếu kiện tại Tòa án đối với tranh chấp từ HĐMBHHNT nhằm tạo thêm cơ hội cho doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi của mình .

Thứ hai, thủ tục tố tụng tại Tòa án là quá dài và phức tạp không phù hợp với nguyên tắc đặc thù của tố tụng kinh tế là giải quyết nhanh chóng và kịp thời và với nguyên tắc của kinh doanh là nhanh chóng hiệu quả. Đối với một vụ tranh chấp từ HĐMBHHNT khi khởi kiện tại Tòa án doanh nghiệp phải qua nhiều khâu và mất thời gian (như đã phân tích trên). Vì thế những quy định tố tụng kinh tế tại Tòa cần phải được sửa đổi theo hướng đơn giản ngắn gọn mà vẫn đảm bảo đươc tính hiệu quả của pháp luật. Muốn vậy phải nâng cao trình độ nghiệp vụ của thẩm phán.

Thứ ba, trong tình hình hiện tại khi chưa có một điều ước quốc tế về công nhận và cho thi hành phán quyết của Tòa án nước ngoài về tranh chấp thương mại quốc tế. Muốn có cơ sở pháp lý đảm bảo cho các phán quyết của Tòa án Việt Nam được công nhận ở nước ngoài thì nhà nước chúng ta cần phải tích cực đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại song phương và các hiệp định tương trợ tư pháp với các nước,

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Một mặt nó thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam với các nước, mở rộng khả năng thực hiện luật quốc gia. Mặt khác nó tạo ra hành lang pháp lý song phương cho các quan hệ kinh tế thương mại phát triển.

Lưu ý doanh ngip khi la chn hình thc này:

Thứ nhất, khi lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp bằng Tòa án các bên cần phải xem đó là giải pháp cuối cùng để bảo vệ quyền lợi của mình, khi các biện pháp giải quyết tranh chấp khác không có hiệu quả bởi vì nó sẽ ảnh hưởng nhiều về mặt uy tín của doanh nghiệp trên thương trường cũng như những bí mật kinh doanh không được đảm bảo bởi nguyên tắc xét xử công khai của Tòa án.

Những thủ tục tố tụng tại Tòa án thì phức tạp và kéo dài sẽ làm cho doanh nghiệp hao phí về thời gian, chi phí cho việc đeo đuổi vụ kiện, đặc biệt là khi phải khởi kiện tại Tòa án nước ngoài .

Thứ hai, khi đã quyết định kiện ra Tòa án nguyên đơn cần phải xem thẩm quyền của Toà án đối với vụ tranh chấp của mình tránh tình trạng bị Tòa án từ chối thụ lý do các bên chưa giải quyết bằng thương lượng, hòa giải hoặc có thỏa thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu … Bởi đó sẽ là những căn cứ để Tòa án thụ lý.

Thứ ba, khi chọn Tòa án khởi kiện cần xem xét khả năng thi hành phán quyết của Tòa án đó, có mối liên hệ ràng buộc nào giữa pháp luật của nước có Tòa án với bên phải thi hành phán quyết không? Bởi thực tiễn các doanh nghiệp Việt Nam thường kiện ra Tòa án Việt Nam khi có tranh chấp HĐMBHHNT để rồi Tòa án phán doanh nghiệp Việt Nam thắng kiện nhưng bản án không được thi hành do không có cơ sở pháp lý về công nhận và cho thi hành phán quyết của Tòa án nước ngoài giữa Việt Nam với nước bên bị thua kiện. Vì vậy doanh nghiệp nên chọn Tòa án của quốc gia nơi bị đơn có quốc tịch, có trụ sở thương mại, có tài sản để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ ở đó hoặc chọn Toà án Việt Nam với điều kiện giữa quốc gia Việt Nam với quốc gia mà bị đơn có quốc tịch, có trụ sở thương mại, có tài sản để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ có các hiệp định thương mại song phương hoặc hiêp định tương trợ tư pháp quy định về công nhận và cho thi hành phán quyết của Tòa án nước ngoài .

Thứ tư, khi kiện ở Toà án nước ngoài nếu muốn chọn luật sư bảo vệ quyền lợi cho mình nên tham khảo ý kiến của Phòng thương mại và công nghiệp hoặc hội doanh nghiệp để không "phải tiền mất tật mang" khi luật sư của nước ngoài vị nể doanh nghiệp của họ.

2.3 Một số tranh chấp điển hình có sự tha gia của doanh nghiệp Việt Nam Lợi nhuận là mục tiêu hoạt động sống còn của doanh nghiệp Việt Nam trên thương trường, các bên bao giờ cũng muốn giành nhiều lợi ích về phía mình, bằng mọi cách mà họ có thể làm được.

Thực tiễn những tranh chấp từ HĐMBHHNT cho thấy nguyên nhân của sự tranh chấp có thể do sơ sót, thiếu thận trọng, thiếu kinh nghiệm của chính chủ thể tham gia hợp đồng hoặc do các bên chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP hợp ĐỒNG MUA bán HÀNG hóa NGOẠI THƯƠNG NHỮNG lưu ý CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)