Chương 2: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG HĐMBHHNT VÀNHỮNG LƯU Ý CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
2.2 Các biện pháp giải quyết tranh chấp từ HĐMBHHNT
2.2.1 Thương lượng (khiếu nại)
Thương lượng là hành vi pháp lý của một bên yêu cầu bên kia thực hiện một số trách nhiệm mà họ không tự nguyện thực hiện theo hợp đồng để bảo vệ lợi ích của mình. Một khi có tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHNT các bên thường lựa chọn hình thức thương lượng nhằm mục đích giữ gìn mối quan hệ kinh doanh
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
cũng như làm cơ sở để lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp khác nếu thương lượng không thành công.
Hình thức thương lượng: các bên có thể gặp gỡ trực tiếp hoặc dùng các phương tiện thông tin (Fax,Talex, thư tín …) để bày tỏ quan điểm về vấn đề này.
Tuy nhiên các bên phải xuất trình được những bằng chứng cụ thể thuyết phục bên kia như các văn bản pháp lý, các chứng từ cụ thể chứng minh sự vi phạm của họ.
Hiệu lực pháp lý của thương lượng: Theo quy định của Điều uớc quốc tế và hầu hết pháp luật các quốc gia về HĐMBHHNT thì thương lượng là một thủ tục pháp lý bắt buộc trước khi kiện ra Tòa án hay Trọng tài. Điều 239 Luật thương mại Việt Nam 1997 quy định "tranh chấp thương mại trước hết phải được giải quyết thông qua thương lượng giữa các bên. Trong trường hợp thương lượng hoặc hoà giải không thành thì kết quả tranh chấp thương mại được giải quyết tại Tòa án hoặc Trọng tài”.
Như vậy về mặt pháp lý, thương lượng là căn cứ để cơ quan xét xử xem xét thụ lý đơn kiờùn của nguyờn đơn. Về mặt nguyờn tắc, nếu tranh chấp khụng được giải quyết bằng thương lượng thì tranh chấp đó không được giải quyết ở cơ quan xét xử.
Tuy nhiên có ngoại lệ nếu các bên thỏa thuận chọn luật áp dụng cho HĐMBHHNT mà luật đó không quy định thương lượng là một thủ tục pháp lý trong giải quyết tranh chấp hoặc các bên có thỏa thuận trong hợp đồng là thương lượng không là thủ tục bắt buộc để giải quyết tranh chấp (trong hoạt động MBHHNT), thì giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHNT đó không nhất thiết phải qua bước thương lượng.
Quá trình thương lượng khởi đầu bằng hình thức khiếu nại. Tuy nhiên khiếu nại phải còn trong thời hiệu khiếu nại.
Thời hiệu khiếu nại: là khoảng thời gian nhất định, cho phép các bên gởi đầy đủ hồ sơ khiếu nại cho người bị khiếu nại (người bán, người mua). Nếu như trong thời gian đó các bên không có khiếu nại cũng đồng nghĩa với việc các bên mất quyền khiếu nại và khởi kiện tại cơ quan xét xử, trong trường hợp luật quy định khiếu nại là một thủ tục pháp lý bắt buộc trước khi đi kiện.
Điều 241 Luật thương mại Việt Nam 1997 quy định “thời hạn khiếu nại là thời hạn mà bên có quyền lợi bị vi phạm có quyền khiếu nại đối với bên vi phạm.
Quá thời hạn đó bên có quyền lợi bị vi phạm mất quyền khởi kiện tại Tòa án hoặc Trọng tài ".
Trong hoạt động thương mại quốc tế thời hạn khiếu nại được quy định không giống nhau, tùy thuộc vào Điều ước quốc tế và pháp luật mỗi quốc gia.
Theo điều 49 công ước Lahay 1964 về mua bán động sản hữu hình “thời hạn khiếu nại phẩm chất hàng hóa là 1 năm kể từ lúc người mua thông báo cho người bán biết về việc chất lượng hàng hóa không phù hợp với hợp đồng”. Hay điều 39 công ước Vienne 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế thì “khiếu nại phẩm chất hàng hóa không phù hợp là 2 năm kể từ ngày hàng thực sự giao cho người mua trừ phi hợp đồng có quy định khác”. Theo điều 241 khoản 2 Luật thương mại Việt Nam 1997 “khiếu nại về số lượng hàng là 3 tháng kể từ ngày giao hàng; về
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
quy cách chất lượng là 6 tháng kể từ ngày giao hàng, nếu có bảo hành thì thời hạn là 3 tháng kể từ ngày hết hạn bảo hành’’
Tuy nhiên, các bên có thể không tuân thủ các quy định trên nếu trong hợp đồng các bên có thỏa thuận cụ thể về thời hạn khiếu nại thì áp dụng theo quy định trong hợp đồng. Nếu hết thời hạn mà không có bên nào khiếu nại về vấn đề gì của hợp đồng thì hợp đồng phải được thực hiện trọn vẹn.
Vấn đề thương lượng trong thủ tục xét xử: Như đã phân tích ở trên các bên thường thương lượng trực tiếp với nhau về những vấn đề tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHNT mà không phải tuân theo một quy tắc tố tụng nào (vì không có cơ quan xét xử ). Tuy nhiên cũng có một số tranh chấp giải quyết bằng thương lượng giữa các bên trong khuôn khổ tố tụng Trọng tài hoặc Tòa án
Pháp luật của nhiều nước quy định Trọng tài hoặc Tòa án trong quá trình giải quyết tranh chấp, theo yêu cầu của các bên có thể ra văn bản công nhận sự thỏa thuận của các bên.
Điều 47 Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003 và điều 35 quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam đều quy định nếu trong quá trình giải quyết tranh chấp các bên đạt được thỏa thuận bằng thương lượng trực tiếp thì Trọng tài sẽ đình chỉ việc xét xử. Các bên có thể yêu cầu Chủ tịch trung tâm trọng tài xác nhậân vào văn bản thỏa thuận đó. Văn bản đó có giá trị như một quyết định trọng tài, có giá trị chung thẩm.
Một số lưu ý doanh nghiệp trong thương lượng:
Khi HĐMBHHNT phát sinh tranh chấp mà hợp đồng không quy định hoặc luật áp dụng cho hợp đồng không có quy định biện pháp giải quyết tranh chấp thì các bên nên chọn biện pháp thương lượng để giải quyết tranh chấp vì những lý do sau:
Thứ nhất tỏ ra tôn trọng đối tác, nhằm giữ mối quan hệ kinh doanh giữa hai bên, khi đó phía bên kia cũng phải suy tính để quyết định sao cho có lợi nhất, vì vậy mà hai bên dễ đi đến thương lượng với nhau.
Thứ hai là sẽ hạn chế được sự hao tốn về thời gian và chi phí, hình thức thương lượng nó không buộc các bên phải tuân theo bất kỳ quy tắc tố tụng nào từ đó thời gian giải quyết tranh chấp sẽ nhanh chóng. Mặc khác, chi phí bỏ ra rất ít khi không phải trả công cho hòa giải viên, phí trọng tài, án phí tòa án.
Thứ ba giải quyết bằng thương lượng chỉ có hai bên tranh chấp nên những thông tin cần thiết không bị lộ ra ngoài vì thế trong chừng mực nào đó đảm bảo được bí mật kinh doanh và giữ được uy tín trước bên thứ ba.
Khi bị vi phạm thì nên tiến hành ngay các biện pháp thương lượng với bên vi phạm, yêu cầu họ thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Muốn vậy phải đọc lại điều khoản của hợp đồng, dẫn chứng nghĩa vụ cụ thể mà bên kia đã vi phạm; phân tích giải thích đúng với pháp luật điều chỉnh hợp đồng đó để làm căn cứ pháp lý vững chắc thuyết phục bên kia thì hai bên sẽ đi đến thống nhất và nhanh chóng giải quyết được vấn đề. Nếu đưa ra những căn cứ không phù hợp, yêu cầu không hợp
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
lý sẽ làm cho bên kia khó chấp nhận thậm chí từ chối thương lượng. Khi đó bên bị vi phạm phải tiến hành các biện pháp khác để bảo vệ quyền lợi làm mất nhiều thời gian và chi phí hơn.
Khi hợp đồng bị vi phạm thì nên xem lại những điều khoản của hợp đồng có quy định hoặc luật điều chỉnh có quy định giải quyết tranh chấp bằng biện pháp thương lượng trước khi áp dụng các biện pháp khác thì phải áp dụng ngay hình thức thương lượng, tránh trường hợp chưa thương lượng nhưng gửi hồ sơ kiện lung tung, vừa hao tốn chi phí và thời gian nhưng cuối cùng vẫn bị cơ quan xét xử trả lại hồ sơ về để giải quyết bằng thương lượng.
Nếu không có quy định thì về nguyên tắc các bên có thể khởi kiện ra Tòa án hoặc Trọng tài. Tuy nhiên Tòa án hoặc Trọng tài cũng sẽ yêu cầu các bên tiến hành thương lượng với nhau, nếu nguyên đơn không chịu thương lượng với bị đơn mà chỉ yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài giải quyết yêu cầu của mình thì dễ bị các cơ quan xét xử bác bỏ. Do dó có đi kiện cũng không có kết quả. Khi hợp đồng tranh chấp mà muốn giải quyết bằng thương lượng thì trước hết nên dùng các phương tiện thông tin để thương lượng như thế nó đỡ tốn thời gian và chi phí hơn. Nếu có sự đề nghị gặp mặt của một trong các bên hoặc những tranh chấp phức tạp thì các bên nên gặp nhau để giải quyết tranh chấp, khi đó các bên trực tiếp trình bày những quan điểm, lập luận của mình rõ ràng hơn từ đó hai bên nhanh chóng đến thống nhất vấn đề và tranh chấp được giải quyết.
Trong quá trình thương lượng nên cân nhắc về thời hiệu khởi kiện tại Tòa án hoặc Trọng tài. Nếu đã thương lượng đến một thời gian nhất định mà không có kết quả nhưng thời hiệu khởi kiện sắp hết thì nên tiến hành những thủ tục tố tụng theo quy định của hợp đồng. Nếu không sẽ mất quyền khởi kiện tại Tòa án hoặc Trọng tài khi quyền lợi bị vi phạm chưa được giải quyết. Mặt khác, trong thời gian Tòa án hoặc trọng tài xem xét hồ sơ (chưa mang ra xét xử) thì các bên vẫn có thể tiếp tục thương lượng được với nhau, nếu thương lượng được thì tranh chấp sẽ được giải quyết mà không cần phải mang ra xét xử, ngược lai Tòa án hoặc Trọng tài sẽ tiến hành tố tụng theo quy định .
Vấn đề quan trọng cuối cùng là các bên phải kiên trì và thiện chí trong thương lượng thì kết quả giải quyết tranh chấp mới có hiệu quả.