Một số lưu ý doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP hợp ĐỒNG MUA bán HÀNG hóa NGOẠI THƯƠNG NHỮNG lưu ý CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 50 - 54)

Chương 2: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG HĐMBHHNT VÀNHỮNG LƯU Ý CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

2.4 Một số lưu ý doanh nghiệp Việt Nam

Một hợp đồng mua bán hàng hóa ngoại thương bao giờ cũng có thể phát sinh tranh chấp do những đặc thù riêng của nó, chúng ta không thể đón trước được những tình huống tranh chấp, vì thế để góp phần hạn chế những tranh chấp người viết có một số lưu ý sau đối với doanh nghiệp.

2.4.1 Cố gắng thỏa thuận trong hợp đồng điều khoản luật áp dụng lúc ký kết

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Bởi vì về mặt chủ quan khi thỏa thuận điều khoản này chúng ta và đối tác đều tự nguyện ràng buộc mình vào các quy định của một hệ thống pháp luật nhất định, với mong muốn là hợp đồng được thực hiện tốt đẹp. Trên nguyên tắc chung của ký kết hợp đồng là do các bên tự thỏa thuận, các doanh nghiệp nên cố gắng thỏa thuận để đưa vào hợp đồng điều khoản luật áp dụng cho hợp đồng vì nó sẽ là cơ sở cho việc giải quyết có hiệu quả tranh chấp phát sinh nếu có. Do luật áp dụng cho hợp đồng MBHHNT có thể nhiều hệ thống luật khác nhau nên dễ có sự xung đột pháp luật giữa các hệ thống pháp luật đó. Mặt khác thông thường các hệ thống pháp luật khác nhau thường có những quy định khác nhau về cùng một vấn đề cho nên việc tự ấn định luật áp dụng cho hợp đồng mua bán của mình tức là chúng ta đã đặt hợp đồng dưới sự điều chỉnh của một hệ thống pháp luật cụ thể, rõ ràng. Khi có phát sinh tranh chấp các bên cũng như cơ quan xét xử chỉ căn cứ vào hệ thống pháp luật do các bên tự thỏa thuận đó để giải thích hợp đồng chớ không phải mất thời gian tìm đọc luật quốc gia của các bên hoặc diều ước quốc tế có liên quan đến hợp đồng để xác định luật áp dụng cho hợp đồng .

Muốn thỏa thuận điều khoản luật áp dụng cho hợp đồng có hiệu quả cần tìm hiểu kỹ hệ thống pháp luật đó, sao cho mình có lợi nhất. Khi thỏa thuận chọn luật áp dụng là luật nước ngoài hoặc tập quán thương mại quốc tế thì phải xem nó có trái với pháp luật Việt Nam hay không (hậu quả của việc áp dụng đó trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam hay không), vì nếu có thì thỏa thuận đó sẽ không có giá trị pháp lý thực hiện theo pháp luật Việt Nam. Mặc khác cần phải xem xét về khả năng thi hành của các phán quyết, quyết định của Tòa án hoặc Trọng tài (khi phải giải quyết tranh chấp bằng Tòa án hoặc trọng tài).

Vì vậy đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao để tiến hành đàm phán ký kết hợp đồng. Nếu thấy cần thiết nên thuê chuyên gia cĩ trình đợ và kinh nghiệm hoặc nhờ các tổ chức uy tín tư vấn để ký kết hợp đồng.

Một điểm lưu ý quan trọng nữa là nên đưa thỏa thuận chọn luật áp dụng vào trong điều khoản về trọng tài bởi vì về mặt pháp lý thì thỏa thuận Trọng tài được xem như một giao kết độc lập với hợp đồng MBHHNT của các bên chủ thể.

Do đó trong trường hợp hợp đồng bị vi phạm hoặc bị vô hiệu thì thỏa thuận Trọng tài vẫn giữ nguyên giá trị pháp lý. Cho nên việc xây dựng thỏa thuận Trọng tài mà trong đó bao gồm cả luật áp dụng nó sẽ là cơ sở pháp lý vững chắc để khi bị vi phạm doanh nghiệp được bảo vệ quyền lợi của mình trước cơ quan xét xử.

2.4.2 Khi hợp đồng có tranh chấp nên lựa chọn phương pháp giải quyết tranh chấp một cách phù hợp

Việc lựa chọn phương pháp giải quyết tranh chấp nào thì phải căn cứ vào hợp đồng và luật áp dụng cho hợp đồng đó. Nếu hợp đồng hoặc luật áp dụng cho hợp đồng có quy định phương pháp giải quyết tranh chấp thì phải sử dụng đúng phương pháp đó. Trong trường hợp cả luật áp dụng cho hợp đồng và hợp đồng không có quy định phương pháp giải quyết tranh chấp phát sinh thì nên tính toán lựa chọn biện pháp giải quyết tranh chấp có lợi nhất trong đó ưu tiên chọn biện pháp thương lượng vì một mặt nó tiết kiệm được thời gian và chi phí so với các

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

biện pháp giải quyết tranh chấp khác, do nó không phải tuân thủ theo các quy tắc tố tụng nào cũng như không phải trả tiền công cho hòa giải viên (giải quyết tranh chấp bằng hòa giải qua trung gian ), lệ phí trọng tài (giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ), án phí tòa án (giải quyết tranh chấp bằng tòa án)... đó là chưa kể các chi phí phát sinh khác. Mặt khác có thể giữ được mối quan hệ kinh doanh với đối tác do chúng ta tôn trọng họ muốn cùng họ đi đến thống nhất những bất đồng trên cơ sở thiện chí, đồng thời vì chỉ có hai bên nên những thông tin cần thiết không bị lộ ra ngoài.

Biện pháp hòa giải có sự trung gian của người thứ ba chỉ nên chọn khi cùng thiện chí để giải quyết tranh chấp, sẵn sàng lắng nghe và chấp nhận ý kiến hợp lý hợp tình của bên thứ ba thì biện pháp giải quyết tranh chấp này mới có hiệu quả vì bên trung gian được chọn không thể bắt buộc các bên nghe theo ý kiến của họ.

Khởi kiện ra trọng tài hoặc tòa án là biện pháp cuối cùng khi các bất đồng của hai bên không được giải quyết bằng thương lượng, hòa giải. Vì vậy không nên đi kiện từ đầu kể cả trong trường hợp hợp đồng hoặc luật áp dụng cho hợp đồng không có quy định giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp khác trước khi đi kiện. Khi đi kiện phải xác định đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp từ hợp đồng cụ thể đó để nộp đơn kiện. Muốn biết thẩm quyền đó cần căn cứ vào những quy định của hợp đồng hoặc điều ước quốc tế có liên quan. Nếu hợp đồng hoặc điều ước có liên quan không có quy định thì các bên thương lượng thỏa thuận cơ quan xét xử nếu không thỏa thuận được thì nên kiện ra tòa án cấp tỉnh nơi có trụ sở thương mại hoặc nơi có tài sản của bên vi phạm vì thông thường luật quốc gia của các nước quy định tóa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại là tòa án nơi có trụ sở thương mại hoặc nơi có tài sản bên bị kiện.

Khi kiện ra tòa án hoặc trọng tài cần cân nhắc về khả năng thi hành của các bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết của trọng tài. Về cơ sở pháp lý thì có thể dựa vào công ước New York 1958 về công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài, hiệp định thương mại song phương, hiệp định tương trợ tư pháp, sự quy định của luật quốc gia về công nhân và cho thi hành các phán quyết của trọng tài hoặc bản án quyết định của tòa án nước ngoài giữa quốc gia có tổ chức trọng tài hoặc tòa án với quốc gia của bên có thể bị thua kiện có quốc tịch hoặc nơi cư trú,hoặc có tài sản đảm bảo thực hiện nghĩa vụ.

2.4.3 Cung cấp đầy đủ chứng cứ, lập luận hợp lý trong quá trình giải quyết tranh chấp

Trong trường hợp doanh nghiệp là bên bị vi phạm muốn bảo vệ lợi ích của mình thì phải cung cấp đầy đủ chứng cứ, lập luận hợp logic cho bên vi phạm cũng như cơ quan xét xử. Chứng cứ có thể được chứng minh bằng nhiều cách nhưng cụ thể và quan trọng là dựa trên cơ sở hồ sơ chứng từ, vì vậy trong quá trình thực hiện hợp đồng cần lưu giữ đầy đủ chứng từ đặc biệt là lưu giữ tất cả các biên bản, tài liệu ... có được trong quá trình thực hiện hợp đồng. Hồ sơ chứng từ đó có thể là hợp đồng, văn bản sửa đổi bổ sung hợp đồng, thư tín dụng, giấy chứng nhận phẩm chất hàng hóa, hóa đơn thương mại, biên bản giám định ...Muốn có được các loại

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

chứng từ biên bản này thì do doanh nghiệp tự lập có sự xác nhận của bên kia, hoặc yêu cầu bên kia hoặc cơ quan có liên quan cấp.

Mặt khác, trên cơ sở những chứng cứ liên quan nên lập luận một cách hợp logic đưa ra những yêu cầu hợp lý phù hợp với luật áp dụng cho hợp đồng đó để được bên kia cũng như cơ quan xét xử chấp nhận. Trong trường hợp ngược lại thì bên vi phạm khó chấp nhận thậm chí từ chối thương lượng với mình, đồng thời cơ quan xét xử dễ bác bỏ những yêu cầu vô căn cứ đó.

Trong trường hợp doanh nghiệp là bên vi phạm thì nên nghiên cứu hồ sơ khiếu nại, hồ sơ kiện đồng thời cung cấp thêm bằng chứng, chứng cứ cho việc giải quyết tranh chấp.

Nghiên cứu hồ sơ khiếu nại là xác định xem các chứng cứ, tài liệu và yêu cầu của nguyên đơn có hợp pháp và hợp lý không từ đó loại trừ hoặc bác bỏ những chứng từ hoặc tài liệu không hợp lệ và những yêu cầu không hợp pháp. Muốn làm được việc này phải lập luận có căn cứ pháp lý để thuyết phục bên kia.

Khi nhận được hồ sơ khiếu kiện thì nên nghiên cứu phân tích tìm ra những chứng cứ yêu cầu bất hợp lý để đề nghị với cơ quan xét xử bác bỏ. Có thể cung cấp thêm tài liệu, chứng cứ làm bằng chứng cho cơ quan xét xử mà trong hố sơ kiện nguyên đơn đã không đề cập đến.Trong trường hợp việc vi phạm hợp đồng không do lỗi của mình thì nên cung cấp bằng chứng cho cơ quan xét xử để yêu cầu miễn trách nhiệm.

2.4.4 Tuân thủ đúng quy định tố tụng của nước có Tòa án hoặc đúng quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tài khi đi kiện

Việc tuân thủ đúng quy định tố tụng của nước có Tòa án hoặc đúng quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tài khi đi kiện sẽ làm cho việc giải quyết tranh chấp có hiệu quả vì:

Thứ nhất tuân thủ đúng các quy định tố tụng về nộp hồ sơ kiện thì vụ việc tranh chấp nhanh chóng được thụ lý và đưa ra giải quyết trong thời gian ngắn nhất. Nếu không nghiên cứu kỹ quy định tố tụng của cơ quan mà mình đã đi kiện thì việc lập và nộp hồ sơ dễ dẫn đến thiếu sót, chưa hợp lệ với yêu cầu phải lập lại làm cho thời gian thụ lý và giải quyết kéo dài.

Thứ hai tuân thủ đúng quy định về kháng cáo bản án quyết định của Tòa án, phán quyết của Trọng tài từ đó có thể tiến hành kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm các bản án quyết định của Tòa án, yêu cầu hủy phán quyết Trọng tài, để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

Thứ ba tuân thủ các quy tắc tố tụng trọng tài từ đó vận dụng những quy tắc này để thực hiện hết những quyền của mình do quy tắc đó quy định, nhằm bảo vệ một cách tốt nhất cho quyền lợi của mình, từ đó ít nhiều nó ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả giải quyết tranh chấp.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP hợp ĐỒNG MUA bán HÀNG hóa NGOẠI THƯƠNG NHỮNG lưu ý CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)