Chương 2: NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH
2.2 Cách thức xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với CTMT
2.2.1 Cách thức xác lập quyền tác giả đối với CTMT
2.2.1.1 Xác lập đương nhiên
Nếu CTMT được bảo hộ theo quyền tác giả thì quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo ra và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.48 Theo đó, quyền tác giả đối với
48 Khoản 1 Điều 6 Luật SHTT.
CTMT sẽ được phát sinh ngay từ thời điểm ý tưởng sáng tạo ra CTMT của tác giả được thể hiện và được cố định dưới một hình thái vật chất nhất định mà con người có thể cảm nhận được, không phụ thuộc vào bất kỳ thể thức hành chính nào, có nghĩa là quyền tác giả đối với CTMT phát sinh mà không nhất thiết phải qua thủ tục đăng ký bảo hộ, việc đăng ký bảo hộ không phải là căn cứ phát sinh quyền tác giả. Tuy nhiên, nếu có tranh chấp tại Tòa án thì người đã đăng ký bảo hộ CTMT sẽ được coi là tác giả.
Trong trường hợp này, người đứng tên đăng ký tác phẩm không có nghĩa vụ chứng minh mình là tác giả mà nghĩa vụ chứng minh thuộc về người tranh chấp với người đứng tên đăng ký bản quyền tác giả của CTMT đó.
Như vậy, mặc dù luật quy định một CTMT được sáng tạo ra sẽ phát sinh quyền tác giả ngay lập tức mà không bắt buộc đăng ký bản quyền nhưng bên cạnh đó pháp luật cũng khuyến khích tác giả nên đăng ký bảo hộ quyền tác giả để thuận lợi hơn trong việc chứng minh được ai là tác giả của CTMT đó nếu như có những tranh chấp xảy ra cũng như sẽ có cơ sở pháp lý để dễ dàng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân tác giả hơn.
Vấn đề xác lập quyền tác giả một cách đương nhiên chỉ áp dụng đối với chính bản thân tác giả (người trực tiếp sáng tạo một phần hoặc toàn bộ CTMT) hoặc là chủ sở hữu quyền tác giả là tác giả,49 hứ không áp dụng đối với các chủ sở hữu quyền tác giả khác đối với CTMT, bởi vì chỉ có chính bản thân tác giả khi sáng tạo ra CTMT và thể hiện dưới dạng vật chất nhất định thì sẽ tự động phát sinh tất cả các quyền nhân thân50 và quyền tài sản51 đối với CTMT đó, còn chủ sở hữu quyền tác giả đối với CTMT nếu là những người được nhận thừa kế hoặc được chuyển giao quyền thì chỉ được hưởng một phần quyền nhân thân và quyền tài sản chứ không được hưởng toàn bộ các quyền như chính bản thân tác giả.
2.2.1.2 Xác lập từ việc nhận thừa kế
Vấn đề thừa kế quyền tác giả được quy định ở Điều 40 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành.52 Theo đó, tổ chức, cá nhân được chuyển cho người nhận thừa kế tất cả các quyền nhân thân và quyền tài sản đối với CTMT (trừ quyền công bố tác phẩm). Trên
49 Điều 37 Luật SHTT.
50 Điều 19 Luật SHTT.
51 Điều 20 Luật SHTT.
52 Điều 40 Luật SHTT.
nguyên tắc, mọi thứ chuyển giao được đều có thể được thừa kế. Mọi quyền tài sản cũng đều được thừa kế vì chúng nằm trong khái niệm di sản. Thừa kế quyền tác giả về bản chất và nội dung cũng không khác gì so với các thừa kế các loại tài sản thông thường. Chúng ta chỉ lưu ý hai vấn đề: việc thừa kế quyền tác giả không kéo dài mãi mãi mà chỉ kéo dài trong thời hạn bảo hộ. Nếu quyền tác giả đối với CTMT đã hết thời hạn bảo hộ theo quy định của pháp luật thì đương nhiên quyền thừa kế đó sẽ không còn hiệu lực. Thứ hai là nếu không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản hay không có quyền hưởng di sản thì quyền tác giả đối với tác phẩm đó thuộc về Nhà nước.53
Như vậy, quyền tác giả đối với CTMT cũng sẽ được xác lập cho người nhận thừa kế kể từ khi di sản là quyền tác giả đó chuyển giao cho người nhận thừa kế.
2.2.1.3 Xác lập từ hợp đồng chuyển giao quyền tác giả và hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả
Nếu tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của CTMT muốn chuyển nhượng toàn bộ quyền cho chủ thể khác, họ có thể giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền. Theo Điều 46 Luật SHTT thì hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả đối với CTMT phải được lập thành văn bản gồm những nội dung chủ yếu như: tên và địa chỉ đầy đủ của các bên; căn cứ chuyển nhượng; giá; phương thức thanh toán; quyền và nghĩa vụ các bên và trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. Về bản chất đây là hợp đồng dân sự, các quyền và nghĩa vụ sẽ được Luật sở hữu trí tuệ và Bộ luật dân sự điều chỉnh.
Nếu chủ sở hữu quyền tác giả của CTMT không muốn chuyển toàn bộ mà chỉ muốn chuyển quyền sử dụng quyền tác giả thì họ sẽ ký hợp đồng sử dụng CTMT với bên nhận quyền. Hợp đồng sử dụng quyền tác giả của CTMT phải được lập thành văn bản và gồm những nội dung chủ yếu tại Điều 48 Luật SHTT.
Tóm lại, chuyển giao quyền tác giả đối với CTMT được hiểu là việc chuyển giao một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản thuộc quyền tác giả. Việc chuyển giao quyền tác giả chính là chuyển quyền sở hữu quyền tác giả. Người chuyển giao quyền tác giả được coi là người chuyển giao quyền sở hữu quyền tác giả, người chuyển giao đầu tiên nhìn chung là tác giả. Người được chuyển giao quyền tác giả gọi là người nhận chuyển giao quyền sở hữu quyền tác giả. Việc chuyển nhượng quyền tác giả đối
53 Điểm b Khoản 1 Điều 42 Luật SHTT.
với CTMT dẫn đến việc bên chuyển nhượng không được chiếm hữu, sử dụng, định đoạt các quyền được chuyển nhượng; đồng thời quyền các quyền chiếm hữu, sử dụng, định doạt các quyền được chuyển sẽ được xác lập cho bên nhận chuyển nhượng. Tuy nhiên, khác với chuyển nhượng quyền tác giả, việc chuyển quyền sử dụng quyền tác giả của CTMT không dẫn đến việc bên chuyển giao chấm dứt quyền sở hữu đối với các quyền được chuyển quyền sử dụng mà chỉ là việc chủ sở hữu quyền tác giả của CTMT cho phep tổ chức, cá nhân khác sử dụng có thời hạn một, một số, hoặc toàn bộ các quyền trừ quyền công bố CTMT.
Theo Luật SHTT và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành của Việt Nam thì tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả quyền chuyển giao toàn bộ, một hoặc một số quyền tài sản theo hợp đồng. Tuy nhiên tác giả không được chuyển giao các quyền nhân thân trừ quyền công bố tác phẩm.
Cũng giống như trong trường hợp xác lập quyền tác giả thông qua việc nhận thừa thừa kế thì quyền tác giả của CTMT cũng được xác lập cho người nhận chuyển quyền trong hợp đồng chuyển nhượng từ khi hợp đồng chuyển quyền tác giả, quyền sử dụng quyền tác giả đối với CTMT đó có hiệu lực pháp luật.
2.2.2 Cách thức xác lập quyền đối với những CTMT là bí mật kinh doanh