Xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với CTMT

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại bảo hộ CHƯƠNG TRÌNH máy TÍNH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 63 - 68)

Chương 2: NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH

2.6 Xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với CTMT

Mặc sù luật có quy định cụ thể các biện pháp để tổ chức, cá nhân có thể tự bảo vệ quyền với CTMT của mình tránh những hành vi xâm phạm xảy ra nhưng thực tế không thể nào hạn chế triệt để tình trạng xâm phạm xảy ra. CTMT bị xâm phạm bời các hành vi vi phạm pháp luật một cách cố ý hoặc vô ý của cá nhân, tổ chức đã ảnh hưởng rất nhiều đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có quyền đối với CTMT. Theo quy định của pháp luật thì các hành vi này phải bị xử lý bằng các biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự. Vì vậy, bên cạnh việc quy định nội dung các quyền của tổ chức, cá nhân là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thì Luật sở hữu trí tuệ còn quy định cụ thể các hành vi xâm phạm quyền tác giả và các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm đó để nhằm hạn chế cũng như ngăn ngừa các hành vi đó tiếp tục diễn ra.

2.6.1 Chủ thể có quyền yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm đối với CTMT

Xét theo Điều 198 Luật sở hữu trí tuệ hiện hành thì các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với CTMT, chủ sở hữu bí mật kinh doanh có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với CTMT theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, tại Khoản 2 cùng Điều luật này còn quy định thêm tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền đối với CTMT gây ra hoặc phát hiện hành vi xâm phạm CTMT gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội thì có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi đó.

Như vậy, có thể thấy rằng luật quy định các chủ thể có quyền yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm CTMT là rất rộng, không chỉ những người là tác giả, chủ sở hữu quyền đối với CTMT đó mới có quyền mà hầu như bất kỳ người nào thấy hành vi đó

làm ảnh hưởng tới lợi ích của bản thân họ, của người khác hoặc lợi ích của toàn xã hội thì đều đương nhiên được quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi đó.

2.6.2 Các biện pháp xử lý

Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền đối với CTMT của tổ chức, cá nhân khác thì tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự.

Trong trường hợp cần thiết, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ, biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phát hành chính theo quy định pháp luật.71

2.6.2.1 Xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với CTMT bằng biện pháp dân sự Biện pháp dân sự là một trong những biện pháp chủ yếu được sử dụng để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thông qua hình thức bồi thường thiệt hại trên cơ sở các mức bồi thường được ấn định trong Luật sở hữu trí tuệ. Theo đó, Tòa án được quyền áp dụng các biện pháp dân sự sau để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm CTMT:72

- Buộc chủ thể xâm phạm quyền đối với CTMT chấm dứt ngay hành vi xâm phạm của mình.

- Buộc chủ thể vi phạm quyền đối với CTMT phải xin lỗi, cải chính công khai.

- Buộc chủ thể vi phạm quyền sở hữu trí tuệ thực hiện các nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật.

- Buộc chủ thể có hành vi xâm phạm bồi thường thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu tác giả CTMT, và nếu có gây thiệt hại cho người khác thì vẫn phải bồi thường cho họ.

- Buộc chủ thể xâm phạm quyền phải tiêu hủy hoặc buộc phải phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với các CTMT có hành vi vi phạm bản quyền.

Ngoài ra, tại các Điều từ 203 đến Điều 210 của Luật SHTT đã quy định cụ thể

71 Điều 199 Luật SHTT.

72 Điều 202 Luật SHTT.

về quyền và nghĩa vụ chứng minh của đương sự, về nguyên tắc xác định thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, về căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, nghĩa vụ của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời... Theo đó:

Nguyên đơn chứng minh mình là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ của CTMT bằng một trong các bằng chứng sau đây:73

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả CTMT, bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về quyền tác giả (trường hợp có đăng ký bảo hộ quyền tác giả).

- Chứng cứ cần thiết chứng minh căn cứ phát sinh quyền tác giả CTMT (trường hợp không đăng ký bảo hộ quyền tác giả và không có văn bằng bản hộ).

- Bản sao hợp đồng sử dụng CTMT (trong trường hợp quyền sử dụng được chuyển giao theo hợp đồng).

Bên cạnh đó, theo Khoản 3 Điều 203 Luật sở hữu trí tuệ hiện hành thì nguyên đơn phải cung cấp chứng cứ chứng minh hành vi xâm phạm quyền đối CTMT của bị đơn. Trong trường hợp có yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại thì nguyên đơn phải chứng minh thiệt hại thực tế xảy ra và nêu căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại theo Khoản 6 Điều luật này.

2.6.2.2 Xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với CTMT bằng biện pháp hành chính

Dưới gốc độ lý luận về khoa học pháp lý thì việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính có thể được hiểu là sự ghi nhận trong các văn bản quy phạm pháp luật để bảo vệ để bảo vệ các quyền này khi chúng bị xâm hại.

Theo quy định tại Điều 211 Luật sở hữu trí tuệ thì cá nhân, tổ chức có một trong những hành vi sau đây thì sẽ bị xử phát hành chính:

- Thực hiện hành vi xâm phạm quyền đối với CTMT gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội;

73 Khoản 2 Điều 203 Luật SHTT.

- Không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền đối với CTMT mặc dù đã được chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thông báo bằng văn bản yêu cầu chấm dứt hành vi đó.

Vì CTMT được bảo hộ theo hai loại: tác phẩm và bí mật kinh doanh nên sẽ có mức xử phạt hành chính khác nhau tùy theo loại hình mà các chủ thể có hành vi vi phạm thực hiện. Nghị định số 109/NĐ-CP ngày 2-12-2011 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 47/2009/NĐ-CP ngày 13-5-2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20-1-2012 quy định mức xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả có quy định xâm phạm quyền tác giả tùy theo mức độ bị xử phạt lên đến 500 triệu đồng. Còn theo Điểm a Khoản 9 Điều 14 Nghị định 97/2010/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 09 tháng 11 năm 2010 và thay thế Nghị định số 106/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp quy định hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh thì bị xử phạt từ 10 triệu đến 30 triệu đồng.

Khi thực hiện những hành vi xâm phạm trên thì cá nhân, tổ chức sẽ bị buộc chấm dứt ngay hành vi xâm phạm đó và bị áp dụng một trong hai hình thức xử phạt chính là phạt cảnh cáo và phạt tiền. Tùy theo mức độ vi phạm cá nhân, tổ chức đó còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả theo Khoản 2, 3 Điều 215 Luật sở hữu trí tuệ hiện hành.

2.6.2.3 Xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với CTMT bằng biện pháp hình sự Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự (Điều 212 Luật SHTT).

Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hình sự là biện pháp xử ý vi phạm pháp luật ở mức độ cao nhất, thể hiện thái độ cương quyết của Nhà nước ta trong việc cấm các hành vi xâm quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả đối với CTMT nói riêng. Các niện pháp xử lý hình sự được ghi nhận thông qua một loạt các quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 (BLHS), cụ thể là các tội danh như: tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu

công nghiệp (Điều 170a BLHS); tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan (Điều 170b BLHS); tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 171 BLHS).

Tùy và mỗi hình thức xử phạt mà các chủ thể có thẩm quyền xử lý sẽ khác nhau. Chẳng hạn như việc áp dụng biện pháp dân sự, hình sự thuộc thẩm quyền của Toà án. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật. Việc áp dụng biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Uỷ ban nhân dân các cấp. Trong trường hợp cần thiết, các cơ quan này có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

Như vậy, để bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với CTMT thì pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành đã quy định các hành vi xử lý trên để ngăn chặn cũng như phòng ngừa các hành đó tiếp tục gia tăng, để phát huy tinh thần sáng tạo cho các chủ thể và nhờ có những hình thức xử phạt đó mà giúp các nhà đầu tư ít còn e ngại khi muốn đầu tư vào lĩnh vực công nghệ phần mềm của nước ta, thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội.

Tóm lại, qua chương này chúng ta đã biết được hệ thống pháp luật về bảo hộ CTMT của nước ta. Theo đó, CTMT được bảo hộ theo hai dạng là quyền tác giả và bí mật kinh doanh. Mỗi hình thức bảo hộ sẽ đòi hỏi các điều kiện khác nhau đối với CTMT, và chủ thể có quyền lựa chọn một trong hai hình thức đó để bảo hộ CTMT cho mình sao cho hình thức đó mang lại hiệu quả cao nhất đối với họ. Ngoài ra, ta còn biết được những hành vi nào thì được xem là xâm phạm CTMT, cách thức bảo vệ của các chủ thể như thế nào và những hành vi xâm phạm sẽ bị xử lý ra sao. Từ đó ta biết được những hành vi nào được làm, những hành vi nào không được làm và ta sẽ tránh xâm phạm quyền và lợi ích của chủ thể quyền đối với CTMT.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại bảo hộ CHƯƠNG TRÌNH máy TÍNH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)