Đăng ký bảo hộ CTMT

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại bảo hộ CHƯƠNG TRÌNH máy TÍNH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 50 - 54)

Chương 2: NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH

2.3 Đăng ký bảo hộ CTMT

Nếu CTMT được bảo hộ theo quyền tác giả thì luật không bắt buộc các chủ thể phải đăng ký bảo hộ nhưng luật vẫn khuyến khích nên đăng ký để sau này có tranh chấp xảy ra sẽ dễ dàng bảo vệ được quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu CTMT.

Nhưng nếu các chủ thể lựa chọn bí mật kinh doanh để bảo hộ cho CTMT thì CTMT đó được bảo hộ đương nhiên khi đảm bảo đủ điều kiện của một bí mật kinh mà không cần phải tiến hành các thủ tục đăng ký bảo hộ, vì nếu đăng kí bảo hộ thì CTMT đó không còn là thông tin bí mật nữa.

2.3.1 Sự lựa chọn hình thức bảo hộ CTMT

Như đã phân tích, trên thế giới hiện nay có các quan điểm khác nhau về hình thức bảo hộ CTMT. Như ở Pháp, CTMT được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả, ngoài ra còn có thể được cấp bằng sáng chế hay bí mật kinh doanh nếu đáp ứng đủ điều kiện do quốc gia này quy định. Và như thế, cá nhân, tổ chức là tác giả, chủ sở hữu CTMT có thể lựa chọn quyền tác giả, bí mật kinh doanh hay sáng chế để đăng ký bảo hộ cho CTMT của mình, tùy theo nhu cầu thực tế của cá nhân, tổ chức đó. Do vậy, họ có thể lựa chọn hình thức nào mà họ cảm thấy sẽ đảm bảo được quyền lợi của họ nhiều nhất để đăng ký bảo hộ. Có nhiều người muốn làm đơn đăng ký bảo hộ sáng chế nhưng lại không muốn bộc lộ bí quyết kỹ thuật bởi họ lo sợ nếu nói ra thì có thể bị người khác lấy ngay lập tức. Nhưng nếu không bộc lộ thông tin một cách chi tiết thì không được cấp bằng sáng chế. Trong trường hợp này họ có thể được bảo hộ bí mật kinh doanh.

Còn theo quy định của pháp luật Việt Nam thì CTMT không được bảo hộ theo dạng sáng chế mà được bảo hộ theo quyền tác giả và bí mật kinh doanh. Tác giả CTMT nếu không muốn cho người khác biết về CTMT của mình thì lựa chọn hình thức bí mật kinh doanh để bảo hộ. Tuy nhiên, bảo hộ bí mật kinh doanh không đơn giản. Muốn bảo hộ bí mật kinh doanh phải tìm những biện pháp cần thiết để hạn chế việc phổ biến thông tin. Chẳng hạn như: phải hạn chế sự ra vào nơi làm việc; tránh sự tiếp cận với các tài liệu, thông tin bí mật; hạn chế nghiêm ngặt số lượng người có thể

tiếp cận các thông tin cạnh tranh quan trọng; phải giáo dục nhân viên chủ chốt và phải giám sát rất kỹ các buổi thuyết trình, giới thiệu sản phẩm... Việc bảo hộ bí mật kinh doanh rất tốn kém và phần lớn phải dưạ vào các phương pháp tự bảo vệ của chủ sở hữu.

Việc lưạ chọn bảo hộ theo cách nào tùy thuộc vào mỗi người nhưng trước khi quyết định hình thức bảo hộ cần cân nhắc đến hiệu quả cuả mỗi hình thức, đồng thời phải kiểm tra xem CTMT đó có đáp ứng điều kiện bảo hộ hay không.

Pháp luật Việt Nam cho phép CTMT được bảo hộ như một tác phẩm và như bí mật kinh doanh, và hai hình thức này đều có cách thức, thời hạn bảo hộ khác nhau, điển hình như bảo hộ theo bản quyền thì phải công khai CTMT của mình cho mọi người biết còn nếu CTMT là bí mật kinh doanh thì không thể công khai được vì đó là thông tin mật. Do vậy, cũng nên chú ý rằng, CTMT không được bảo hộ đồng thời theo hai dạng vì bản chất của hai việc bảo hộ hoàn toàn trái ngược nhau về việc công khai hay không công khai CTMT đó.

Thông thường một CTMT trước khi được bảo hộ theo bản quyền thì đươc bảo hộ như bí mật kinh doanh rồi. Bởi vì trước khi được công khai ra ngoài thì CTMT đó vẫn chưa được tiết lộ và vẫn còn là một bí mật, chủ sở hữu CTMT đó vẫn có những biện pháp để CTMT không bị bộc lộ, như vậy đã đủ điều kiện để CTMT đó được bảo hộ như bí mật kinh doanh. Sau đó nếu chủ sở hữu CTMT muốn bảo hộ theo bản quyền thì CTMT đó sẽ bị bộc lộ và không còn là bí mật kinh doanh nữa.

2.3.2 Trình tự, thủ tục đăng ký bảo hộ CTMT theo quyền tác giả

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả của CTMT không phải là cơ sở xác lập quyền tác giả. CTMT dù có đăng ký hay không đăng ký quyền tác giả đều được hưởng sự bảo hộ như nhau từ phía Nhà nước.

Tuy nhiên, việc đăng ký quyền tác giả đối với CTMT lại cần thiết và rất có ý nghĩa trong việc chứng minh quyền tác giả khi có trah chấp xả ra. Cụ thể, nếu tác giả, chủ sở hữu đã sáng tạo ra một CTMT mà không đăng ký quyền tác giả thì khi có tranh chấp xảy ra, các chủ thể này phải có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả của mình đối với CTMT đó, tức phải tự mình cung cấp các tải liệu, chứng cứ để chứng minh quyền

tác giả của mình, và việc này là một vấn đề rất khó khăn và phức tạp. Ngược lại, khi tác giả, chủ sở hữu CTMT đã đăng ký bảo hộ thì Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả là bằng chứng mặc nhiên để chứng minh quyền tác giả của họ. Vì vậy, tác giả, chủ sở hữu CTMT đã đăng ký bảo hộ tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền không có nghĩa vụ chứng minh quyền sở hữu đối với CTMT đã đăng ký trước các cơ quan có thẩm quyền khi có tranh chấp xảy ra trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại.

Đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối với CTMT là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp đơn đăng ký quyền tác gia tại Cục Bản quyền tác giả hoặc có thể nộp đơn tại Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của CTMT cư trú hoặc có trụ sở. Theo Điều 50 Luật sở hữu trí tuệ hiện hành thì đơn đăng ký quyền tác giả bao gồm:63

- Tờ khai đăng ký quyền tác giả, mẫu tờ khai này do Bộ Văn hóa – Thể Thao và Du lịch (trước đó là Bộ Văn hóa – Thông tin) quy định. Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, tóm tắt nội dung hay giới thiệu sơ lược về CTMT muốn đăng ký bảo hộ, nếu là tác phẩm phái sinh phải ghi thêm tên tác giả, tên CTMT được dùng làm tác phẩm phái sinh, thời gian, địa điểm, hình thức công bố, cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn;

- Hai bản sao CTMT muốn đăng ký bảo hộ;

- Giấy ủy quyền có công chứng, chứng thực của cơ quan có thẩm quyền nếu người đi nộp đơn là người được ủy quyền;

- Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn cũng như các tài liệu, giấy tờ cần thiết chứng minh mình là tác giả, đồng tác giả, chủ sở hữu CTMT. Trong trường hợp người thừa kế đến đăng ký, phải xuất trình giấy tờ chứng minh mình là người thừa kế hợp pháp.

- Nếu CTMT do đồng tác giả sáng tạo ra thì có văn bản đồng ý của các đồng tác giả.

63 Điều 50 Luật SHTT.

- Nếu quyền tác giả của CTMT là thuộc sở hữu chung thì phải có văn bản đồng ý của các đồng sở hữu đó.

Trong đó thì giấy ủy quyền, tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, văn bản đồng ý của các đồng tác giả, văn bản đồng ý của các đồng sở hữu phải được làm bằng tiếng Việt, nếu được làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.

Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho người nộp đơn. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả sẽ thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.64

Khi đăng ký quyền tác giả đối với CTMT thì người nộp đơn phải nộp một khoản lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là 600.000VNĐ/1 Giấy chứng nhận theo quy định của Thông tư số 29/2009/TT-BTC về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền tác giả, quyền liên quan.65 Và Giấy chứng nhận quyền tác giả đối với CTMT có hiệu lực trên toàn quốc.

Trong trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đối với CTMT bị mất, hư hỏng hoặc thay đổi chủ sở hữu quyền tác giả thì cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận lần đầu sẽ có thẩm quyền cấp lại hoặc đổi Giấy chứng nhận đó. Khi cấp lại Giấy chứng nhận thì phải nộp 50% khoản phí so với mức thu lần đầu.

Ngoài ra, nếu người được cấp giấy chứng nhận không phải là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thì cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có quyền hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đó.

◙ Lýu ý: Nếu tác giả, chủ sở hữu CTMT lựa chọn hình thức bí mật kinh doanh để bảo hộ thì không cần tiến hành các thủ tục đăng ký bảo hộ, chỉ cần CTMT đó đáp ứng được các điều kiện của một bí mật kinh doanh và bí mật đó đã được chủ sở hữu tiến hành các quy trình bảo vệ.

Tóm lại, khi lựa chọn phương thức bảo hộ cho một sản phẩm trí tuệ, các doanh nghiệp cần xác định và đánh giá đúng đối tượng cần bảo vệ để có thể đưa ra quyết

64 Điều 52 Luật SHTT.

65 Điều 1 Mục II Thông tư 29/2009/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền tác giả, quyền liên quan.

định phù hợp. Nếu một CTMT mà xét thấy việc giữ chúng ở trong vòng bí mật sẽ tạo ưu thế cạnh tranh hơn cho mình, doanh nghiệp nên bảo vệ dưới danh nghĩa bí mật kinh doanh bằng các biện pháp bảo mật và quản lý chặt chẽ.

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại bảo hộ CHƯƠNG TRÌNH máy TÍNH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)