Cơ quan tiến hành tố tụng

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại bảo đảm QUYỀN bảo vệ của ĐƯƠNG sự TRONG tố TỤNG dân sự (Trang 37 - 41)

CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN BẢO VỆ CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

2.3. Chủ thể đảm bảo việc thực hiện quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự

2.3.1. Cơ quan tiến hành tố tụng

Trong hệ thống tư pháp, Tòa án giữ một vị trí đặc biệt. Bằng hoạt động của mình, Tòa án thể hiện vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, bảo đảm công lý; bảo vệ pháp luật và quyền lợi của công dân.

Trong khoa học pháp lý, Tòa án là khái niệm chỉ cơ quan thuộc hệ thống bộ máy nhà nước, đảm nhiệm chức năng xét xử4.Trong tố tụng dân sự thì Tòa án là cơ quan tố tụng duy nhất có thẩm quyền xét xử và giải quyết các vụ việc dân sự, đảm bảo quyền cho các chủ thể thực hiện quyền bảo vệ của mình khi tham gia vào quá trình tố tụng. Theo nguyên tắc chung trong tố tụng dân sự, nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự: “Đương sự có quyền tự bảo vệ hoặc nhờ luật sư hay người khác có đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật này bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự thực hiện quyền bảo vệ của họ”. Do đó, trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án dân sự từ khi thụ lý vụ án cho đến khi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật thì Tòa án phải đảm bảo cho các bên thực hiện quyền bảo vệ để bảo vệ quyền và lợi ích của mình hay lợi ích của người khác.

4 Xem: Từ điển Luật học, Nxb Từ điển bách khoa 1999, tr. 495.

Đảm bảo quyền bảo vệ cho các chủ thể qua các giai đoạn tố tụng

Theo quy định tại Điều 174 Bộ luật dân sự, sau khi thụ lý vụ án Tòa án có trách nhiệm thông báo về việc thụ lý vụ án cho các nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, yêu cầu đương sự nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án và đồng thời yêu cầu họ đưa ra các chứng cứ, lý lẽ chứng minh cho yêu cầu của mình là chính đáng và ngược lại đối với bên bị yêu cầu, nếu họ không chấp nhận yêu cầu của phía bên kia thì cũng phải đưa ra chứng cứ, lý lẽ để bác bỏ yêu cầu của phía bên kia. Vấn đề này thể hiện thông qua đơn khiếu nại, giải trình, lấy lời khai đương sự, đối chất các chứng cứ tài liệu do các bên xuất trình, đồng thời họ cũng có quyền đưa ra yêu cầu phản tố lại đối với nguyên đơn cũng như yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.

Do đó, trong tố tụng dân sự Tòa án có trách nhiệm phải đảm bảo cho các bên tham gia được bình đẳng về quyền và nghĩa vụ cũng như bình đẳng thực hiện quyền bảo vệ trong quá trình giải quyết vụ án dân sự. Việc đảm bảo quyền cho các đương sự chính là Tòa án thực hiện các nguyên tắc chung trong tố trong tố tụng dân sự cũng như đang từng bước thực hiện đường lối theo tinh thần cải cách tư pháp của Bộ chính trị năm 2002.

2.3.1.2. Viện kiểm Sát

Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất trên phạm vi cả nước và mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong tố tụng dân sự, Viện kiểm sát là cơ quan tố tụng có thẩm quyền kiểm sát việc tuân theo pháp luật cũng như kiểm sát cơ chế đảm bảo quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự.

Đảm bảo quyền bảo vệ cho các chủ thể qua các giai đoạn tố tụng

Với chức năng, nhiệm vụ của mình Viện kiểm sát kiểm tra, giám sát việc tuân theo pháp luật tố tụng của Tòa án từ khi thụ lý vụ án cho đến khi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Và mọi sự kiểm tra, giám sát phải tuân theo quy định của thông tư liên tịch số 03/2005 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự và sự tham gia của Viện kiểm sát nhân dân trong việc giải quyết các vụ việc dân sự.

Tuy nhiên, trong các giai đoạn tố tụng dân sự việc thực hiện chức năng kiểm

bảo vệ của mình. Việc đảm bảo cho các đương sự thực hiện quyền bảo vệ của mình thể hiện rõ nhất tại phiên tòa xét xử sơ thẩm cũng như phiên tòa xét xử phúc thẩm.

Sự có mặt của Thẩm phán là vấn đề hiển nhiên, riêng đối với sự tham gia của Kiểm sát viên thì tùy từng trường hợp cụ thể mà có thể tham gia phiên tòa. Theo tinh thần quy định của các Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, kinh tế, lao động trước đây thì Kiểm sát viên tham gia kiểm sát việc tuân theo pháp luật hầu hết các vụ việc dân sự nhưng Bộ luật tố tụng dân sự hạn chế phạm vi tham gia phiên toà của Viện kiểm sát đối với vụ án dân sự. Tại Điều 21 Bộ luật tố tụng dân sự quy định:

“Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật.

Viện kiểm sát nhân dân tham gia phiên toà đối với những vụ án do Toà án thu thập chứng cứ mà đương sự có khiếu nại, các việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án, các vụ việc dân sự mà Viện kiểm sát kháng nghị bản án, quyết định của Toà án”.

Việc hạn chế phạm vi tham gia của Viện kiểm sát nêu trên đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến một số vụ việc dân sự giải quyết thiếu khách quan, không bảo vệ kịp thời tài sản của nhà nước, của công dân và đặc biệt những vụ việc dân sự mà đương sự là những người yếu thế trong xã hội. Hơn nữa, trong điều kiện thực tiễn của Việt Nam hiện nay, khi mà trình độ dân trí còn hạn chế, người dân còn gặp nhiều khó khăn trong việc tranh luận để tự chứng minh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước Tòa án. Nên việc quy định tăng thẩm quyền cho Viện kiểm sát, Viện kiểm sát được tham gia các phiên tòa dân sự, để thực hiện chức năng kiểm tra và giám sát cơ chế đảm bảo của Tòa án là rất cần thiết. Do đó, khoản 2, Điều 21 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự đã quy định sửa đổi, bổ sung như sau:

“Viện kiểm sát nhân dân tham gia các phiên họp sơ thẩm đối với các việc dân sự; các phiên toà sơ thẩm đối với những vụ án do Toà án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có một bên đương sự là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất, tâm thần.

Viện kiểm sát nhân dân tham gia phiên toà, phiên họp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm”.

Theo quy định này khi vụ án dân sự rơi vào một trong các trường hợp đó thì Kiểm sát viên phải tham gia phiên tòa tố tụng dân sự so với quy định cũ của Bộ luật tố tụng thì quy định mới đã mở rộng phạm vi về chức năng kiểm tra, giám sát của Viện kiểm sát hơn. Từ vấn đề mở rộng phạm vi của Viện kiểm sát này đã dẫn việc sửa đổi Điều 234 thì:

“Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án của Thẩm phán, Hội đồng xét xử; việc chấp hành pháp luật của người tham gia tố tụng dân sự, kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án”.

Vậy, sau khi các bên tranh luận, đối đáp xong thì Kiểm sát viên tham gia phiên tòa sẽ phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án. Việc tuân theo pháp luật theo quy định này là kiểm sát việc tuân theo pháp luật tố tụng của Tòa án. Đây là một điểm bất hợp lý, so với quy định cũ. Ở quy định cũ Điều 234 của Bộ luật tố tụng dân sự quy định Kiểm sát viên được quyền phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án. Quy định này hợp lý vì Viện kiểm sát được quyền kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án. Do đó, đòi hỏi Viện kiểm sát phải nắm rõ được tình hình nội dung vụ án thì Viện kiểm sát mới có thể kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án, Việc nắm rõ nội dung vụ án nên Viện kiểm sát được quyền phát biểu quan điểm giải quyết vụ án. Tuy điều này hợp lý nhưng luật lại không quy định cho Viện kiểm sát phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong khi đó chức năng của Viện kiểm sát là kiểm tra, giám sát việc tuân theo pháp luật bao gồm pháp luật nội dung và pháp luật hình thức. Đây là vấn đề thiếu sót của Bộ luật tố tụng dân sự.

Tuy nhiên, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng đã khắc phục được hạn chế này nhưng quy định cũng chưa hoàn thiện lắm, nghĩa là vẫn còn thiếu sót. Tại Điều 234 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự thì Kiểm sát viên chỉ phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng. Nhưng lại bất hợp lý ở chỗ nếu Viện kiểm sát chỉ phát biểu, kiểm sát việc tuân theo pháp luật về tố tụng (luật hình thức) thì lại mâu thuẫn về việc tham gia kháng nghị. Viện kiểm sát khi kháng nghị vụ án thì phải hiểu rõ nội dung tình tiết vụ án trong khi quá trình xét xử của Tòa án thì Kiểm sát viên chỉ được kiểm tra luật hình thức có đúng với quy định của pháp luật không. Điều luật cũng không hề đề cập đến luật nội dung.

Vì những bất hợp lý trên người viết cho rằng, trong tố tụng dân sự, nếu vụ án

cả về luật nội dung lẫn luật hình thức nhằm đảm bảo cho các chủ thể thực hiện quyền tranh luận cũng như giảm bớt việc kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án.

Khi các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng thì các bên phải có chứng cứ bảo vệ quyền lợi cho yêu cầu mình, vấn đề đặt ra là tranh chấp về dân sự mà theo nguyên tắc đặc thù trong dân sự thì phương pháp giải quyết vấn đề là sự tự thỏa thuận của các bên. Do đó, khi các bên tự mình bảo vệ quyền lợi của mình thì cần thiết là phải có Kiểm sát viên tham gia nhằm đảm bảo các cơ chế thực hiện quyền tranh luận cho các bên. Bởi vì, Viện kiểm sát là cơ quan Kiểm sát, thực hiện quyền công tố và chức năng kiểm tra, giám sát việc tuân theo pháp luật trong các hoạt động tư pháp nên sự có mặt của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự sẽ làm cho cơ chế xét xử của Tòa án được đảm bảo. Vì vậy, Viện kiểm sát là cơ quan đảm bảo cho các bên thực hiện quyền bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật. Dễ dàng nhận thấy rằng, việc đảm bảo của Viện kiểm sát thể hiện ở chỗ luật tố tụng cho phép Viện kiểm sát kiểm tra quá trình giải quyết vụ án của Tòa án. Từ quá trình giải quyết vụ án như thụ lý vụ án thì đồng thời với việc gửi thông báo cho bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án còn phải gửi đến Viện kiểm sát để Viện kiểm sát xem xét. Mặt khác, ở giai đoạn xét xử Viện kiểm sát tham gia phát biểu ở thủ tục tranh luận tại tòa, tức là Viện kiểm sát đang thực hiện cơ chế kiểm tra, giám sát việc bảo đảm thực hiện các quyền của đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong quá trình giải quyết vụ án dân sự.

Vì vậy, với chức năng, nhiệm vụ của Viện Kiểm sát, kiểm tra và giám sát các hoạt động tư pháp, đồng thời đây cũng là chủ thể bảo đảm cho các đương sự thực hiện quyền bảo vệ của mình trong tố tụng dân sự được công bằng, khách quan. Vì khi có sự giám sát chặt chẽ, kiểm tra về cơ chế của Viện kiểm sát thì Tòa án sẽ đảm bảo cho đương sự thực hiện được các quyền để chứng minh cho yêu cầu của các bên nhằm bảo vệ được quyền và lợi ích khi bị xâm phạm. Đồng thời, qua cơ chế giám sát của Viện kiểm sát, Tòa án sẽ đảm bảo việc tuân theo pháp luật, nâng cao chất lượng xét xử để đưa ra các bản án, quyết định đúng đắn, khách quan, công bằng, tuân theo quy định của pháp luật tố tụng.

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại bảo đảm QUYỀN bảo vệ của ĐƯƠNG sự TRONG tố TỤNG dân sự (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)