CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP VÀ GÓP VỐN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
1.3 Các nguyên tắc của việc góp vốn thành lập doanh nghiệp
Tài sản đóng vai trò như là thước đo hiệu quả kinh doanh, sức cạnh tranh và khả năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Bằng việc phát triển và sở hữu thật nhiều tài sản thì uy tín và vị thế của doanh nghiệp được mở rộng, khả năng cạnh tranh, và doanh thu của doanh nghiệp được nâng cao. Vì vậy, vấn đề góp vốn thành lập doanh nghiệp phải được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật cho phép và phải theo một trình tự với những nguyên tắc nhất định.
Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập “nhất trí” chấp nhận.15 Một doanh nghiệp muốn phát triển phải có sự đóng góp tài sản, công sức của tất cả các thành viên sáng lập. Cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận, thống nhất trong mọi vấn đề, điều này cũng là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp sau này. Việc chấp nhận một chủ thể, một loại tài sản cho việc góp vốn phải được sự nhất trí của tất cả các thành viên sáng lập, thì tài sản đó mới hợp pháp và phù hợp với nội dung điều lệ của công ty. Bởi sự thành bại của một doanh nghiệp không chỉ do một cá nhân quyết định, và chịu trách nhiệm, ở đây là cả một tổ chức cùng chịu trách nhiệm. Trong nội bộ doanh nghiệp cần phải có sự đồng thuận như vậy mới giúp cho những công việc của doanh nghiệp được giải quyết một cách tốt nhất, mọi khó khăn sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng.
Nguyên tắc nhất trí ở đây không chỉ có việc chấp nhận cho một chủ thể nào đó góp vốn và chấp nhận một loài tài sản nào đó trở thành tài sản của doanh nghiệp mà còn thể hiện thông qua trong vấn đề định giá tài sản góp vốn. Pháp luật quy định việc
“nhất trí” là muốn cho các thành viên trong doanh nghiệp tự kiểm soát lẫn nhau, tránh những nghĩa vụ tài sản phát sinh do có sự bao che và gian lận trong nội bộ doanh nghiệp.
Tài sản đem góp vốn phải được định giá để xác định giá trị, việc định giá tài sản với mục đích xác định nguồn vốn đóng góp của thành viên là chủ sở của tài sản và ghi nhận tỉ lệ góp vốn. Quy định việc định giá tài sản trước khi trở thành tài sản của doanh nghiệp là quy định chung của Luật Doanh nghiệp năm 2005, việc định giá sẽ giúp xác định giá trị tài sản thực có của doanh nghiệp, nếu có những nghĩa vụ tài sản phát sinh thì doanh nghiệp sẽ dựa vào nguồn vốn hiện có mà giải quyết. Tuy nhiên đối với loại hình công ty TNHH một thành viên và doanh nghiệp tư nhân sẽ do một cá nhân đứng ra chịu trách nhiệm (chủ doanh nghiệp hay người đại diện theo pháp luật) nếu việc định giá không đúng với thực tế khách quan. Còn
15 Khoản 2, Điều 30, Luật Doanh nghiệp năm 2005.
GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận Trang 23 SVTH: Trần Thị Diễm My đối với loại hình doanh nghiệp khác (trừ công ty TNHH một thành viên và doanh nghiệp tư nhân) đều dựa trên sự hùn vốn của các thành viên sáng lập. Vì vậy, việc định giá xác định nguồn vốn góp của các thành viên là chủ sở hữu tài sản vô cùng quan trọng. Việc xác định đó phải thông qua hình thức định giá, bởi vì sau khi định giá hoàn tất thì sẽ xác định được phần tài sản của các thành viên góp vào có giá trị thực tế là bao nhiêu. Định giá cũng giúp cho doanh nghiệp dễ phân chia lợi nhuận cho các thành viên sáng lập khi dựa vào tỷ lệ phần trăm giá trị tài sản mà thành viên đó góp vào doanh nghiệp.
Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định: “Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do doanh nghiệp và người góp vốn thoả thuận định giá hoặc do một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và doanh nghiệp chấp thuận; nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn hoặc tổ chức định giá và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cùng liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá”.16 Nếu ngay từ ban đầu, tất cả các thành viên, cổ đông đều thống nhất chấp nhận thì việc sau này có phát sinh các nghĩa vụ tài sản sẽ do tất cả các thành viên, cổ đông của doanh nghiệp chịu trách nhiệm. Việc định giá loại tài sản này phải do các tổ chức chuyên nghiệp chuyên định giá đảm nhận. Việc góp vốn bằng các tài sản thông thường khác thì chỉ cần có sự đồng thuận của tất cả các thành viên của doanh nghiệp sau khi định giá xác định giá trị của tài sản đó. Còn đối với tài sản sở hữu trí tuệ lại khó khăn hơn vì đây là loại tài sản vô hình và đó cũng là một khó khăn cho các doanh nghiệp của nước ta trong việc xác định giá trị tài sản trí tuệ một cách khách quan. Hiện nay, nước ta đã có những tổ chức chuyên định giá về tài sản sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp, nhưng cho đến thời điểm này vẫn chưa có những chế định cụ thể quy định cho vấn đề này cũng như thế nào gọi là chuyên nghiệp, sự chuyên nghiệp đó bao hàm cho tất cả, có nghĩa là vừa định giá cho tài sản hữu hình vừa định giá cho tài sản vô hình được hay không, cơ chế nào đảm bảo cho tính chân thật khi định giá tài sản sở hữu trí tuệ.
Vấn đề này vẫn còn là một vướng mắc lớn cho các doanh nghiệp khi tiến hành định giá tài sản góp vốn.
16 Khoản 3 Điều 30 Luật Doanh nghiệp năm 2005.
GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận Trang 24 SVTH: Trần Thị Diễm My Các tài sản phải được định giá như nhau về giá trị khi thực hiện góp vốn, trong vấn đề góp vốn bất kể đó là loại tài sản gì nếu đã được pháp luật ghi nhận và được sự chấp thuận của các thành viên sáng lập doanh nghiệp thì tất cả các tài sản có vị trí ngang bằng nhau. Chúng được quy về một đơn vị chung để đo lường giá trị và để tiện đánh giá cho số vốn đóng góp của mỗi thành viên. Đối với các tài sản hữu hình thì giá trị của chúng được thể hiện cụ thể rõ ràng còn tài sản vô hình thì việc xác định khó khăn hơn là phải nhờ đến các tổ chức chuyên nghiệp để định giá sau đó phải được sự thống nhất của các thành viên, cổ đông sáng lập. Trong một doanh nghiệp có rất nhiều tài sản vô hình và hữu hình khác nhau nên cần có sự đánh giá công bằng về giá trị góp vốn. Công bằng ở đây không có nghĩa là tất các tài sản dù lớn hay nhỏ, vô hình hay hữu hình đều ngang bằng nhau trong khi thực hiện góp vốn. Trường hợp này còn xét đến nhiều khía cạnh là công dụng khai thác, khả năng sinh lời, đặc tính lý hóa…. Việc đánh giá như nhau về các loại tài sản là việc không phân biệt vô hình hay hữu hình, nếu đã được chấp nhận góp vốn thì cần có sự công bằng về tính chất tài sản, công nhận giá trị hữu ích.
1.4 Pháp luật điều chỉnh về vấn đề góp vốn thành lập doanh nghiệp
Một hệ thống pháp luật hoàn thiện, thông thoáng và định hướng đúng đắn sẽ giúp cho nền kinh tế phát triển nhanh chóng, phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế thế giới. Vì lẽ đó, pháp luật nước ta luôn đổi mới và hoàn thiện để tạo hành lang pháp lý an toàn cho các nhà doanh nghiệp trong và ngoài nước. Việc điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ về Luật doanh nghiệp nói chung và quan hệ về việc góp vốn thành lập doanh nghiệp nói riêng được xác định trong hệ thống pháp luật Việt Nam và những điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết hoặc gia nhập. Các văn bản pháp luật Việt Nam trong thời gian qua về việc góp vốn thành lập doanh nghiêp có thể chia thành nhiều nhóm, nhóm về pháp luật quốc gia và nhóm về các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết hoặc gia nhập. Bên cạnh đó các tập quán quốc tế trong giao thương buôn bán lâu đời của thương mại quốc tế cũng được nhà nước ta công nhận để điều chỉnh về việc góp vốn thành lập doanh nghiệp.
Theo những nguyên tắc hiến định của Hiến pháp năm 1992, cụ thể tại Điều 57 nêu rõ “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”, có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác.17 Đồng thời, Hiến pháp cũng quy định doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được
17 Điều 58 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.
GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận Trang 25 SVTH: Trần Thị Diễm My liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong nước và ngoài nước, được bình đẳng với nhau trước pháp luật, có quyền hợp tác và cạnh tranh với nhau một cách lành mạnh.
Pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp bao gồm tổng thể những quy định về thành lập công ty, thỏa thuận góp vốn, các phương thức góp vốn, nghĩa vụ góp vốn, quyền lợi từ việc góp vốn … Những quy định này liên quan tới nhiều ngành luật. Các đạo luật như: Bộ luật dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại… và nhiều đạo luật khác là cơ sở pháp lý cho hoạt động góp vốn thành lập công ty.
Nhìn lại vấn đề góp vốn để thành lập doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990 và Luật công ty năm 1990 có thể thấy các văn bản pháp luật hiện nay quy định về thủ tục góp vốn để thành lập doanh nghiệp có những bước tiến nhảy vọt. Cụ thể, trong những năm đầu đổi mới, khi pháp luật nước ta bắt đầu thừa nhận kinh tế tư nhân tồn tại song song bình đẳng với kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể, việc góp vốn để thành lập doanh nghiệp vô cùng chặt chẽ. Các tài sản góp vốn để thành lập doanh nghiệp cũng còn hạn chế. Trong giai đoạn này, nước ta vừa chuyển sang nền kinh tế thị trường, thành phần kinh tế tư nhân mới được tự do hoạt động và cạnh tranh bình đẳng với nhau cũng như các thành phần kinh tế khác, hơn nữa kinh nghiệm quản lý thành phần kinh tế này của hệ thống cơ quan Nhà nước chưa nhiều và chưa thật sâu sát. Lúc này, chúng ta chưa thấy được tầm quan trọng của giá trị của tài sản đem góp vốn mà nó mang lại cho một doanh nghiệp như hiện nay.
Đến Luật Doanh nghiệp năm 1999 thì tư duy về quản lý nhà nước thông qua thủ tục góp vốn thành lập doanh nghiệp có sự thay đổi căn bản đã tạo điều kiện cho các nhà kinh doanh làm những gì mà pháp luật không cấm. Trước đây, pháp luật cho phép góp vốn bằng các quyền tài sản hữu hình cụ thể nhưng đến khi Luật Doanh nghiệp 1999 ra đời, pháp luật quy định thêm một chế định đó là cho phép góp vốn bằng các tài sản vô hình có tiềm năng phát triển kinh tế và tìm kiếm lợi nhuận. Luật Doanh nghiệp 1999 ra đời đánh dấu bước ngoặc cho doanh nghiệp những quy định mới và góp phần tạo ra những điều kiện thuận lợi hơn cho các chủ thể kinh doanh chủ động trong việc tìm kiếm đối tác kinh doanh. Có thể nói văn bản pháp luật này đã tạo bước ngoặc quan trọng để các nhà kinh doanh Việt Nam thực sự có điều kiện để thực thi quyền tự do kinh doanh và tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển dựa trên nền tảng của tri thức. Luật Doanh nghiệp năm 1999 quy định các tài sản được phép góp vốn bao gồm: “Tài sản để góp vốn có thể là tiền Việt Nam,
GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận Trang 26 SVTH: Trần Thị Diễm My ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty”18. Luật Doanh nghiệp năm 1999 cũng đã ghi nhận hình thức góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, chế định góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ được quy định nhưng không có văn bản nào hướng dẫn cụ thể và rõ ràng, cho nên các chủ thể kinh doanh cũng như chủ thể góp vốn vẫn còn rất mơ hồ về vấn đề này. Pháp luật chỉ quy định như thế nhưng không nêu rõ giá trị quyền sở hữu trí tuệ như thế nào được phép góp vốn và những loại quyền sở hữu trí tuệ nào được góp vốn, và góp như thế nào, ai được quyền góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ.
Luật Doanh nghiệp năm 2005 có đưa ra khái niệm về góp vốn thành lập công ty, theo đó “Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty”
Kế thừa và phát huy những bước tiến của Luật Doanh nghiệp năm 1990 mang lại, Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã có những quy định rõ ràng hơn về việc góp vốn thành lập doanh nghiệp. Theo đó, Luật doanh nghiệp năm 2005 coi góp vốn là việc dịch chuyển tài sản từ người góp vốn sang cho công ty để trở thành chủ sở hữu của công ty. Đồng thời, luật doanh nghiệp cũng quy định cụ thể tài sản góp vốn bao gồm những loại nào. Tuy nhiên dùng phương pháp liệt kê có thể dẫn tới sự không đầy đủ, do vậy, luật doanh nghiệp có quy định mở là ngoài các tài sản đã liệt kê thì các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty cũng được coi là tài sản góp vốn.
Luật Doanh nghiệp năm 2005 chỉ đề cập đến việc góp vốn thành lập công ty bằng tài sản và liệt kê các loại tài sản. Còn tài sản là gì, các loại tài sản như thế nào và việc thực hiện góp vốn bằng tài sản, chuyển giao vốn góp như thế nào thì đòi hỏi phải có sự quy định về tài sản và quyền sở hữu trong Bộ Luật Dân sự năm 2005.
Có thể nói nhà nước ta ngày càng có quan điểm thông thoáng, cởi mở tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho các chủ thể tiến hành thành lập doanh nghiệp, tôn trọng triệt để quyền tự do kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật. Điều này được thể hiện ở nhiều chế định pháp luật về tổ chức, hoạt động các loại hình doanh nghiệp, trong đó chế định về góp vốn thành lập doanh nghiệp là chế định cơ bản, thể hiện rõ
18 Khoản 4 Điều 3 Luật Doanh nghiệp năm 1999.
GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận Trang 27 SVTH: Trần Thị Diễm My tư tưởng này. Thủ tục góp vốn thành lập doanh nghiệp của Việt Nam được ghi nhận cụ thể ở Luật Doanh nghiệp năm 2005, Nghị định 102. Riêng vấn đề góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ không được quy định nhiều trong các văn bản pháp luật, quyền sở hữu trí tuệ là tài sản vô hình nhưng nó cũng là một loại tài sản mang giá trị kinh tế cao và được pháp Luật cho phép góp vốn cho nên cần có nhiều quy định hơn nữa. Thủ tục quy định việc góp vốn thành lập doanh nghiệp có thể kể đến các văn bản chủ yếu nói nhiều về thủ tục góp vốn đối với các tài sản nói chung được ghi nhận trong các văn bản pháp luật như: Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, Luật Doanh nghiệp năm 2005, Nghị định 102, Nghị định chính phủ số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 về đăng ký doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là Nghị định 43), thông tư của Bộ kế hoạch đầu tư số 14/2010/TT- BKH ngày 04/6/2010 hướng dẫn một số nội dung về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Nghị định 43 và một số văn bản pháp luật chuyên ngành khác.
Mặc dù có những bước tiến căn bản so với thủ tục góp vốn thành lập doanh nghiệp trước đây nhưng đứng trước yêu cầu phát triển của xã hội và các yêu cầu cải cách hành chính là giảm bớt các thủ tục phiền hà và tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể thực hiện quyền kinh doanh, Luật Doanh nghiệp năm 2005, Nghị định 102, Nghị định 43, Thông tư số 14/2010/TT-BKH đã quy định cụ thể hơn nữa về vấn đề góp vốn thành lập doanh nghiệp.
Với tốc độ phát triển kinh tế không ngừng của Việt Nam hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp ra đời và hoạt động ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Hiểu được nguyện vọng và ước mơ khởi nghiệp ấy, pháp luật Việt Nam đã có những quy chế pháp lý riêng giành cho vấn đề thành lập doanh nghiệp, mà trong đó, không thể thiếu khía cạnh góp vốn thành lập doanh nghiệp. Ở chương 2 của luận văn, người viết sẽ phân tích cụ thể những quy định của pháp luật trong lĩnh vực này.