Giai đoạn góp vốn trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại bài báo cáo QUY CHẾ PHÁP lý của VIỆC góp vốn THÀNH lập DOANH NGHIỆP (Trang 47 - 50)

CHƯƠNG 2 QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA VIỆC GÓP VỐN THÀNH LẬP

2.3 Quá trình hình thành vốn của doanh nghiệp

2.3.2 Giai đoạn góp vốn trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp

Về mặt lý luận, việc một thành viên không hoàn thành nghĩa vụ góp vốn được nhìn nhận ở hai hành vi: thành viên không hề tiến hành việc góp vốn hoặc có thể chỉ góp một phần theo cam kết góp vốn. Theo đó, giải pháp của Luật Doanh nghiệp đối với công ty TNHH hai thành viên là sau thời hạn cam kết lần cuối mà vẫn có thành viên chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp được xử lý theo một trong các cách sau đây: một hoặc một số thành viên nhận góp đủ số vốn chưa góp; huy động người khác cùng góp vốn vào công ty; các thành viên còn lại góp đủ số vốn chưa góp theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty.49

Sau khi số vốn còn lại được góp đủ theo quy định tại khoản này, thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty và

49 Khoản 3 Điều 39 Luật Doanh nghiệp năm 2005.

GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận Trang 48 SVTH: Trần Thị Diễm My công ty phải đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh theo quy định của luật này. Khi tiến hành hoạt động kinh doanh và nhất là để kinh doanh có hiệu quả thì điều quan trọng nhất vẫn là cần thêm vốn.

Riêng công ty cổ phần, để tìm kiếm lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ tìm mọi cách để huy động vốn bằng những phương thức hợp pháp khác nhau và sử dụng nó một cách hiệu quả. Do đó để có vốn, công ty cổ phần phải huy động thêm vốn và việc huy động thêm vốn được thực hiện bằng nhiều hình thức: vốn góp của cổ đông, vay, phát hành chứng khoán, hay thuê tài chính tuỳ vào chiến lược kinh doanh và tình hình tài chính mà công ty sẽ lựa chọn hình thức huy động vốn một cách có hiệu quả nhất.

Do đặc thù và cũng là lợi thế của công ty cổ phần là được phát hành và niêm yết chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

Luật Doanh nghiệp quy định: công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn”.50 Chứng khoán các loại ở đây bao gồm: cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu…

Tuỳ theo những quy định của pháp luật cũng như tình hình hoạt động của công ty mà công ty sẽ quyết định phát hành cổ phần hay phát hành trái phiếu. Công ty cổ phần có quyền phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi và các loại trái phiếu khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty. Công ty có thể phát hành nhiều loại cổ phần khác nhau như cổ phần phổ thông, cổ phần ưu đãi hoàn lại, cổ phần ưu đãi biểu quyết…

Việc luật cho phép công ty cổ phần có quyền phát hành nhiều loại cổ phần khác nhau một mặt giúp cho công ty có cơ cấu vốn linh hoạt, một mặt tạo thuận lợi cho công ty có nhiều điều kiện để huy động vốn và các nguồn lực khác nhau từ các nhà đầu tư.

Cổ phần là công cụ để huy động vốn, đồng thời cũng là một loại hàng hóa.

Phát hành cổ phần tức là công ty bán cổ phần thu tiền hoặc tài sản khác phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Ở đây có hai vấn đề cần phải xử lý khi đề cập đến vấn đề phát hành và niêm yết chứng khoán: thứ nhất là luợng hàng và loại hàng đem bán; thứ hai là phương thức bán. Bán cổ phần để huy động thêm vốn tức là bán một phần quyền sở hữu của công ty cho người khác. Kết quả là sẽ làm thay đổi vị thế của từng cổ đông hiện có trong công ty.

50 Khoản 3 Điều 77 Luật Doanh nghiệp năm 2005.

GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận Trang 49 SVTH: Trần Thị Diễm My Khác với công ty trách nhiệm hữu hạn, trong công ty cổ phần, ngay sau khi thành lập, ngoài cổ đông sáng lập, người ta còn chưa biết các cổ đông khác là cá nhân, tổ chức nào; số cổ đông còn lại là bao nhiêu cũng như thời điểm mà họ sẽ góp vốn. Tuy vậy, các cổ đông sáng lập đã dự tính trước một số vốn cần phải huy động.

Đó chính là thể hiện của số cổ phần được quyền phát hành. Nói cách khác, số cổ phần được quyền phát hành là tổng số cổ phần mà các sáng lập viên dự định chào bán để huy động đủ số vốn cần thiết như đã dự tính.

Về mặt quản lý Nhà nước, việc quy định tổng số cổ phần được quyền chào bán tạo cơ sở pháp lý cho công ty cổ phần chủ động huy động thêm vốn mà không phải xin phép bất cứ cơ quan nhà nước trong mỗi lần chào bán thêm cổ phần mới trong tổng số cổ phần được quyền chào bán. Theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán, thì Uỷ ban chứng khoán Nhà nước có trách nhiệm thực hiện các giám sát chất lượng hang hoá đưa ra trên thị trường, nhân danh Nhà nước kiểm tra, đánh giá hoạt động của các công ty phát hành chứng khoán để thông báo với công chúng (thường công chúng không có điều kiện để kiểm tra đánh giá về công ty, nếu có chăng cũng chỉ tìm hiểu được những gì biểu hiện ra bên ngoài, những vấn đề mà ai cũng có thể biết).

Quy định này vừa nhằm đảm bảo được vai trò quản lý của nhà nước trong lĩnh vực nhạy cảm này, vừa bảo vệ được quyền lợi của công chúng khi tham gia vào thị trường chứng khoán, vì thông qua vai trò của Nhà nước (ở đây là Uỷ ban chứng khoán nhà nước) nhà đầu tư có thể nắm bắt được những thông tin cần thiết từ phía công ty, qua đó có chiến lược đầu tư phù hợp đồng thời tránh được những tổn thất không đáng có.

Trong thực tế, vốn có thể huy động bằng cách bán cổ phần cho chính các cổ đông hiện có của công ty hoặc có một nguời khác chủ động đến đặt yêu cầu mua cổ phần mới của công ty. Trong trường hợp này, việc phát hành thêm cổ phần mới chỉ cần Đại hội đồng cổ đông chấp thuận là đủ, không cần xin phép bất cứ cơ quan nhà nước nào, không cần tiến hành bất cứ thủ tục nào do pháp luật về chứng khoán quy định.

Có một điều ta cần lưu ý rằng, về nguyên tắc, sau khi cổ phần được bán, công ty phải phát hành và trao cổ phiếu cho người mua. Tuy nhiên vẫn có ngoại lệ đó là công ty có thể bán cổ phần mà không trao cổ phiếu. Trong trường hợp này, quyền sở hữu của người mua được xác nhận thông qua việc ghi vào sổ đăng ký cổ đông.

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại bài báo cáo QUY CHẾ PHÁP lý của VIỆC góp vốn THÀNH lập DOANH NGHIỆP (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)