CHƯƠNG 2 QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA VIỆC GÓP VỐN THÀNH LẬP
2.2 Các hình thức góp vốn thành lập doanh nghiệp
2.2.3 Góp vốn bằng quyền tài sản
2.2.3.2 Góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất
Ở Việt Nam, quyền sử dụng đất được xem là một loại tài sản đặc biệt. Luật Đất đai năm 1993; Bộ Luật Dân sự năm 1995; Luật Đất đai năm 2003 sửa đổi bổ sung năm 2009 (sau đây gọi tắt là Luật Đất đai năm 2003) và Bộ Luật Dân sự 2005 đã khẳng định quyền sử dụng đất là một loại tài sản. Điều 118 Bộ Luật Dân sự năm 2005 ghi nhận “quyền sử dụng đất của hộ gia đình là tài sản chung của hộ”. Tài sản chung của hộ gia đình gồm quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, rừng trồng của hộ gia đình, tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên hoặc được tặng cho chung, được thừa kế chung và các tài sản khác mà các thành viên thỏa thuận là tài sản chung của hộ.31
Như vậy, ở Việt Nam với việc chỉ có một hình thức sở hữu về đất đai là sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý và không công nhận sở hữu tư nhân về đất đai, thì quyền sử dụng đất được đưa ra như một tài sản đặc thù và việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất với tư cách là một bất động sản cũng có những đặc thù riêng.
Quy chế pháp lý với quyền sử dụng đất nói riêng và đất đai nói chung hết sức đa dạng. Luật Đất đai năm 2003 phân chia quyền sử dụng đất thành ba nhóm:
Nhóm được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất; Nhóm được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất; Nhóm được nhà nước cho thuê đất (có hai loại: đất thuê trả tiền hàng năm và đất thuê trả tiền nhiều năm). Mỗi nhóm quyền được sự
31 Điều 108 Bộ Luật dân sự 2005.
GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận Trang 40 SVTH: Trần Thị Diễm My điều chỉnh của một chế độ pháp lý đặc thù về quy chế chuyển nhượng, góp vốn, chuyển giao cho người thừa kế, cho thuê, cho mượn.
Tại Khoản 1 Điều 106 Luật Đất đai năm 2003 thừa nhận việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất của cá nhân, tổ chức.32 Tuy nhiên, để đem góp vốn thành lập công ty thì quyền sử dụng đất phải thỏa mãn các điều kiện sau: có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; không có tranh chấp; quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; trong thời hạn sử dụng đất .Vì vậy, để xem xét vấn đề góp vốn thành lập công ty bằng quyền sử dụng đất, chúng ta phải nghiên cứu với từng loại quyền sử dụng đất cụ thể.
Loại thứ nhất, quyền sử dụng đất được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất. Căn cứ vào chủ thể được giao đất, Luật Đất đai quy định như sau: tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì có quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất để hợp tác sản xuất, kinh doanh với tổ chức, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật 33; ngược lại, tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã trả có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì chủ thể được giao không có quyền góp vốn thành lập doanh nghiệp.34 Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng thì có quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài để hợp tác sản xuất, kinh doanh.35
Loại thứ hai, quyền sử dụng đất được nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất. Quyền sử dụng đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất lại được chia làm 2 trường hợp, căn cứ vào chủ thể được giao đất, gồm: thứ nhất, cá nhân, hộ gia đình và thứ hai, tổ chức. Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất không có quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất để thành lập công ty36; ngược lại pháp luật lại cho phép đối tượng được giao đất là hộ cá nhân, gia đình có quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
32 Khoản 1 Điều 106 Luật Đất đai 2003 quy định: Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 2 Điều 110; khoản 2 và khoản 3 Điều 112; các khoản 2,3,4,5,6,7 và 8 Điều 113; Khoản 2 Điều 115; Điểm b Khoản 1, Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều 120 của Luật này.
33 Điểm đ Khoản 2 Điều 110 Luật Đất đai năm 2003.
34 Khoản 3 Điều 110 Luật Đất đai năm 2003.
35 Điểm a Khoản 2 Điều 115 Luật Đất đai năm 2003.
36 Điều 109 Khoản 2 Luật Đất đai 2003.
GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận Trang 41 SVTH: Trần Thị Diễm My Loại thứ ba, quyền sử dụng đất thuê. Các trường hợp thuộc loại này bao gồm: hộ gia đình, cá nhân và Tổ chức kinh tế trong và ngoài nước được Nhà nước cho thuê đất.
Theo Khoản 1 Điều 114 Luật Đất đai năm 2003 thì hộ gia đình, cá nhân được nhà nước cho thuê đất không có quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất thuê mà chỉ có quyền góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê trong thời hạn thuê đất. Trong trường hợp này, quyền sử dụng đất chỉ là một tài sản độc lập tương đối. Nghĩa là, nếu không có tài sản gắn liền trên đất thì quyền sử dụng đất có thể được góp vốn, thế chấp, chuyển nhượng (nghĩa là được giao dịch một cách độc lập); nhưng nếu tài sản gắn liền với đất thì khi tham gia vào một giao dịch nào đó, quyền sử dụng đất phải đi cùng tài sản đó. Tuy nhiên, hộ gia đình, cá nhân được nhà nước cho thuê đất trước ngày Luật Đất đai 2003 có hiệu lực thi hành mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc đã trả trước tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời hạn thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất là năm năm thì có quyền sử dụng đất.
Trường hợp tổ chức kinh tế được nhà nước cho thuê đất, theo Điều 111 Luật Đất đai năm 2003, tổ chức kinh tế đó không có quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất thuê mà chỉ có quyền góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê trong thời hạn thuê đất. Trong trường hợp này, quyền sử dụng đất thuê trả tiền hàng năm không phải là tài sản được phép giao dịch một cách độc lập, mà chỉ là một yếu tố không thể tách rời của tài sản gắn liền với đất. Tuy nhiên, tổ chức kinh tế được nhà nước cho thuê đất trước ngày Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc đã trả trước tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời hạn thuê đất đất đã trả tiền còn lại ít nhất là năm năm thì có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 110 của Luật Đất đai 2003 trong thời hạn đã trả tiền thuê đất trong đó có quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư tại Việt Nam được nhà nước Việt Nam cho thuê đất. Nếu thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm có quyền góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam. Nếu cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê có quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất thuê và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất để hợp tác kinh doanh, sản xuất trong thời hạn thuê đất.37
37 Khoản 2 Điều 119 Luật Đất đai năm 2003.
GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận Trang 42 SVTH: Trần Thị Diễm My Việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất đòi hỏi quyền sử dụng đất phải thuộc trường hợp pháp luật cho phép được dùng vốn góp như một tài sản. Quyền sử dụng đất mà các bên đem góp vốn phải được định giá, các bên có thể thỏa thuận định giá và cùng chịu trách nhiệm về thỏa thuận định giá đó hoặc thuê tổ chức định giá chuyên nghiệp.
Ở Việt Nam, quyền sử dụng đất là tài sản phải đăng ký do vậy sau khi thỏa thuận góp vốn bằng quyền sử dụng đất thì đến thời điểm góp vốn bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải chuyển quyền sử dụng đất cho công ty và công ty là chủ thể đăng ký để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Kể từ thời điểm công ty hoàn thành việc đăng ký quyền sử dụng đất thì việc chuyển quyền sử dụng đất cho công ty được hoàn thành.
2.1.4 Các tài sản khác theo thỏa thuận
Góp phần nên sự thành công của một doanh nghiệp bao gồm rất nhiều yếu tố. Ngoài khả năng tài chính mạnh mẽ, tài sản vật chất đa dạng thì các tài sản khác như cổ phần, cổ phiếu, năng lực kinh doanh, năng lực quản lý, công sức, tri thức, uy tín trên thương trường, hệ thống khách hàng…cũng góp phần không nhỏ tạo nên sự hưng thịnh cho doanh nghiệp. Những loại tài sản này cũng có thể được mang góp vốn vào công ty nếu được điều lệ công ty quy định. Nhưng hiện nay, pháp luật chưa có những quy định cụ thể cho vấn đề này, hay nói khác hơn, loại tài sản này có được tham gia góp vốn hay không là thuộc quyền quyết định của thành viên công ty. Vì không có một thước đo nào có thể đánh giá đúng bản chất của nó khi đem góp vốn. Nhìn chung, nếu đã mang lại sự thắng lợi cho công ty thì tài sản đó phải có giá trị cũng như mang lại quyền lợi cho chủ sở hữu của nó. Trong phạm vi nghiên cứu, người viết xoay quanh phân tích các tài sản đó là hệ thống khách hàng và hai loại giấy tờ có giá: cổ phiếu, trái phiếu.
Như đã biết, công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có quyền phát hành các loại chứng khoán. Vì gắn liền với quyền phát hành chứng khoán của doanh nghiệp này là sự tồn tại và phát triển của thị trường chứng khoán – kênh huy động vốn hiệu quả của thị trường hiện đại.38
Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành.39 Chứng khoán bao gồm các loại: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, chứng khoán phái sinh.40
38 Ths. Huỳnh Trần Thanh Nghị, Luật kinh tế, NXB Lao Động-Xã Hội, năm 2009, trang 36.
39 Điều 6 Luật chứng khoán năm 2006.
GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận Trang 43 SVTH: Trần Thị Diễm My Một trong những ưu điểm nổi bật của công ty cổ phần đó là khả năng huy động vốn đa dạng từ nhiều nguồn khác nhau thông qua việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Trong công ty cổ phần thì vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.41 Mỗi cổ phần thể hiện ra bên ngoài dưới hình thức xác định gọi là cổ phiếu. Quyền và lợi ích của cổ phiếu thể hiện ở chỗ người nắm giữ nó sẽ được chai lợi nhuận hoặc gánh chịu rủi ro do hoạt động đầu tư mang lại và có quyền tham gia quản lý công ty.
Theo Luật Chứng khoán 2006 “Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành”. Trái phiếu là một loại giấy nợ do Chính phủ hay doanh nghiệp phát hành để huy động vốn dài hạn, còn gọi là chứng khoán nợ. Dựa vào chủ thể phát hành, trái phiếu chia làm hai loại: trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp
Khác với cổ phiếu, trái phiếu là một chứng nhận chịu lãi, cam kết trả cho người sở hữu trái phiếu một số tiền nhất định vào một thời gian nhất định, và đây là kênh huy động vốn phổ biến và có bản chất là khoản vay.42 Người mua trái phiếu thường được hưởng lãi suất cố định. Và khi công ty bị giải thể hoặc phá sản, người cầm trái phiếu sẽ được ưu tiên trả nợ trước, sau đó còn lại mới được phân chia cho các cổ đông.43
Với những đặc điểm trên, trái phiếu là loại chứng khoán có tính ổn định và mức độ rủi ro thấp. Vì vậy, đây là loại tài sản góp vốn hữu hiệu cho các nhà đầu tư thích an toàn.
Cổ phiếu, trái phiếu cũng sẽ được góp vốn vào doanh nghiệp nếu được điều lệ công ty quy định. Hơn nữa, khi công ty nhận vốn góp tại một công ty khác thì họ phải đánh giá giá trị của doanh nghiệp để có thể định giá cổ phần đem góp vốn, cũng như xem các yếu tố về thanh khoản trên thị trường, khả năng cầm cố để có thể huy động vốn, hay việc trở thành cổ đông của công ty đó có vướng phải những hạn chế trong giấy phép kinh doanh của công ty nhận vốn góp hay không.
Khi giải quyết được những vấn đề như thế thì việc góp vốn bằng cổ phiếu, trái phiếu vẫn tiến hành bình thường. Người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu số cổ phiếu, trái phiếu đó qua cho công ty nhận vốn góp. Cụ thể, nếu cổ
40 Chứng khoán, http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%A9ng_kho%C3%A1n, [truy cập ngày 15/11/2012]
41 Điểm a Khoản 1 Điều 77 Luật Doanh nghiệp năm 2005.
42 Ts. Bạch Đức Hiền, Giáo trình thị trường chứng khoán, NXB Tài Chính Hà Nội, năm 2008, trang 68.
43 PGS.TS. Lê Văn Tề, ThS. Huỳnh Hương Thảo, Thị trường tài chính, NXB Giao Thông Vận Tải, năm 2008, trang 101.