Các phương pháp định giá tài sản góp vốn thành lập doanh nghiệp

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại bài báo cáo QUY CHẾ PHÁP lý của VIỆC góp vốn THÀNH lập DOANH NGHIỆP (Trang 53 - 60)

CHƯƠNG 2 QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA VIỆC GÓP VỐN THÀNH LẬP

2.4 Định giá tài sản góp vốn

2.4.3 Các phương pháp định giá tài sản góp vốn thành lập doanh nghiệp

Việc định giá tài sản có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó giúp doanh nghiệp biết được giá trị các tài sản cuả mình từ đó sẽ có những quyết sách, chiến lược, kế hoạch kinh doanh phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp và nguồn vốn sẵn có.

Trong các trường hợp sau đây việc định giá tài sản là rất cần thiết và có ý nghĩa hết sức quan trọng, đó là: thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước; định giá doanh nghiệp khi doanh nghiệp đó được bán, sáp nhập vào một doanh nghiệp khác;

định giá doanh nghiệp nhằm mục đích quản lý tài sản, phát hành cổ phiếu ra công chúng; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ, nhượng quyền thương mại; xác định mức thiệt hại trong các tranh chấp về sở hữu trí tuệ; góp vốn đầu tư vào các dự án;

góp vốn đầu tư thành lập doanh nghiệp. Việc định giá dựa trên các phương pháp truyền thống như phương pháp so sánh, phương pháp chi phí, phương pháp thu nhập, phương pháp thặng dư. Hiện nay việc định giá tài sản đem góp vốn thành lập doanh nghiệp được tiến hành chủ yếu theo ba phương pháp sau:

Phương pháp chi phí: là phương pháp định giá dựa trên cơ sở chi phí tạo ra một tài sản tương tự tài sản cần định giá để ước tính giá trị thị trường của tài sản cần định giá. Sử dụng phương pháp này là xác định và tổng hợp các chi phí quá khứ đã phát sinh trong quá trình tạo dựng và phát triển tài sản, tổng chi phí được coi như giá trị của tài sản đó; hoặc là xác định và tổng hợp các chi phí cần thiết để tạo ra một tài sản có khả năng đem lại lợi nhuận trong tương lai giống như tài sản đang được định giá.

Phương pháp thu nhập: là phương pháp định giá dựa trên cơ sở chuyển đổi các dòng thu nhập ròng trong tương lai có thể nhận được từ việc khai thác tài sản cần định giá thành giá trị vốn hiện tại của tài sản để ước tính giá trị thị trường của tài sản cần định giá. Phương pháp này tập trung vào việc đánh giá khả năng sinh lợi của tài sản. Nguyên lý cơ bản là giá trị của tài sản có thể đo được bằng giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng với giả định là tài sản có thể tạo ra thu nhập. Phương pháp này được thừa nhận rộng rãi là đáng tin cậy trong định giá tài sản trí tuệ.

Phương pháp so sánh: là phương pháp định giá dựa trên cơ sở phân tích mức giá của các tài sản tương tự với tài sản cần định giá đã giao dịch thành công hoặc đang mua, bán trên thị trường vào thời điểm định giá hoặc gần với thời điểm định giá để ước tính giá trị thị trường của tài sản cần định giá. Phương pháp này nếu

GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận Trang 54 SVTH: Trần Thị Diễm My áp dụng được là rất tốt, tuy nhiên trong điều kiện Việt Nam hiện nay chúng ta khó có khả năng áp dụng phương pháp này vì khó mà tìm được các giao dịch tài sản tương tự trên thị trường.54

Tuỳ thuộc vào mục đích định giá; tính chất, đặc điểm của tài sản cần định giá; điều kiện, tính chất thông tin thị trường mà chuyên gia định giá lựa chọn phương pháp định giá phù hợp nhất để áp dụng, và có thể kết hợp các phương pháp định giá này để kiểm tra, so sánh, đối chiếu lại mức giá ước tính để xác định mức giá cụ thể.

2.5 Chuyển quyển sở hữu tài sản góp vốn

Sau khi tài sản góp vốn đã được định giá xác định giá trị thì tài sản sẽ được chuyển quyền sở hữu để trở thành nguồn vốn của doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định về việc chuyển quyền sở hữu tài sản khi thực hiện góp vốn:

“Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây:

Một là, đối với tài sản có đăng ký hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;

Hai là, đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản.

Biên bản giao nhận phải ghi rõ tên và địa chỉ trụ sở chính của công ty; họ, tên, địa chỉ thường trú, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, số quyết định thành lập hoặc đăng ký của người góp vốn; loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty; ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn hoặc đại diện theo uỷ quyền của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty…”

Khi đã mang tài sản thực hiện việc góp vốn thì lúc đó tài sản đó không còn thuộc quyền sở hữu của thành viên đó nữa, tài sản được góp được sáp nhập vào công ty và trở thành tài sản của công ty và thuộc sở hữu của doanh nghiệp đó. Việc chuyển giao dựa trên hai hình thức đó là chuyển giao pháp lý và chuyển giao thực tế. Chuyển giao thực tế là việc vừa giao tài sản đó cho doanh nghiệp quản lý, sử

54 Điêu Ngọc Tuấn, Định giá tài sản trí tuệ của doanh nghiệp, trả lời phóng viên ngày 12/03/2008, http://

tcdn- 11-12. blogspot.com/2008_03_01 archive. Html,[ truy cập ngày 29/9/2012]

GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận Trang 55 SVTH: Trần Thị Diễm My dụng, khai thác, còn chuyển giao pháp lý là chuyển giao về mặt giấy tờ, về mặt pháp luật tức là việc chuyển giao phải tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay bằng cách nào đó phù hợp với pháp luật và có hiệu lực pháp luật, chủ sở hữu của tài sản đó sau khi thực hiện chuyển giao là doanh nghiệp, nếu có tranh chấp hay cạnh tranh không lành mạnh thì doanh nghiệp sẽ là chủ thể đứng ra chứng minh tài sản đó thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với tài sản hữu hình thì vừa chuyển giao thực tế và pháp lý, nhưng tài sản vô hình như quyền sở hữu trí tuệ chỉ là chuyển giao pháp lý. Vấn đề ở đây là sự chân thật của chủ sở hữu về quyền sở hữu trí tuệ. Việc một sản phẩm sở hữu trí tuệ rất dễ bị sao chép và cạnh tranh không lành mạnh nên việc thực hiện góp vốn gặp không ít khó khăn. Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 thì việc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho doanh nghiệp được phân thành hai loại: có đăng ký quyền sở hữu và không đăng ký quyền sở hữu.

Thủ tục chuyển quyền sở hữu đối với tài sản có đăng ký: đối với tài sản có đăng ký hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.55 Thành viên muốn chuyển quyền sở hữu đối với tài sản có đăng ký sang cho doanh nghiệp thì hai bên sẽ đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền yêu cầu chuyển quyền sở hữu tài sản từ thành viên góp vốn sang cho doanh nghiệp. Khi cơ quan Nhà nước chấp nhận và thực hiện việc chuyển quyền sở hữu thì lúc này tài sản đó đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Sau thời điểm chuyển quyền sở hữu thì mọi nghĩa vụ tài sản phát sinh thì doanh nghiệp sẽ gánh chịu.

Thủ tục chuyển quyền đối với loại tài sản không có đăng ký: đối tượng của loại tài sản không cần đăng ký thường là tiền, vàng, việc chuyển quyền tài sản trong trường hợp này có hai giải pháp:

Thứ nhất, chủ thể là thành viên góp vốn và doanh nghiệp sẽ lập một biên bản xác nhận việc giao nhận tài sản, việc giao nhận tài sản trong trường hợp này sẽ thực hiện giống như hợp đồng chuyển giao trong Bộ Luật dân sự năm 2005 và phải được lập thành văn bản bao gồm những nội dung: tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên nhận chuyển quyền; căn cứ chuyển quyền; phạm vi chuyển quyền; quyền và nghĩa vụ các bên; trách nhiêm khi vi phạm hợp đồng. Văn bản này có hiệu lực pháp luật ngay khi bên cuối cùng ký vào văn bản, mọi nghĩa vụ phát sinh sau này doanh nghiệp sẽ là người chịu trách nhiệm.

55 Điểm a Khoản 1 Điều 29 Luật Doanh nghiệp năm 2005.

GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận Trang 56 SVTH: Trần Thị Diễm My Thứ hai, là việc doanh nghiệp và thành viên có vốn góp sẽ đi đến cơ quan có thẩm quyền xin đăng ký quyền sở hữu, lúc này thành viên góp vốn sẽ chuyển quyền sở hữu tài sản cho doanh nghiệp bằng hình thức là sẽ yêu cầu cơ quan Nhà nước công nhận quyền sở hữu của doanh nghiệp đối với tài sản thay vì người đó xin đăng ký rồi sau đó mới tiệp tục việc chuyển quyền sở hữu sang cho doanh nghiệp tại cơ quan Nhà nước.

Trong hai giải pháp thực hiện việc chuyển quyền sở hữu tài sản không có đăng ký này, theo người viết thì ưu tiên giải pháp thứ hai vì giải pháp này vừa thực hiện việc chuyển quyền sở hữu tài sản vừa đăng ký quyền sở hữu cho doanh nghiệp đối với loại tài sản không bắt buộc đăng ký. Như vậy, tài sản của doanh nghiệp sẽ được bảo đảm hơn khi có cạnh tranh.

Tại thời điểm góp đủ giá trị phần vốn góp, thành viên được công ty cấp giấy chứng nhận phần vốn góp. Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thông báo bằng văn bản tiến độ góp vốn đăng ký đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày cam kết góp vốn và phải chịu trách nhiệm cá nhân về các thiệt hại cho công ty và người khác do thông báo chậm trễ hoặc thông báo không chính xác, không trung thực, không đầy đủ.

Pháp luật không quy định thủ tục chuyển giao quyền sở hữu tài sản đối với loại tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp trong luật sở hữu trí tuệ có nhiều điểm giống với việc chuyển quyền sở hữu tài sản trong Luật Doanh nghiệp năm 2005, thiết nghĩ có nên áp dụng thủ tục chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ trong Luật sở hữu trí tuệ cho việc chuyển quyền sở hữu tài sản trong việc góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ. Theo người viết thì hiện nay, pháp luật chưa điều khoản nào quy định cụ thể về trình tự thủ tục góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ, nên ban hành những quy định về thủ tục góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ, và có thể áp dụng thủ tục chuyển quyền sở hữu trí tuệ trong Luật sở hữu trí tuệ để áp dụng cho thủ tục góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ.

Đối với công ty cổ phần: sau khi góp đủ vốn của mình vào công ty, công ty cấp cổ phiếu theo yêu cầu của cổ đông. Cổ phiếu có thể cấp dưới dạng Chứng chỉ do công ty phát hành hoặc bút toán xác nhận quyền sở hữu một số cổ phần của công ty. Cổ phiếu phải đăng ký tại sổ đăng ký cổ đông của công ty cổ phần để xác lập quyền và nghĩa vụ cổ đông.

GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận Trang 57 SVTH: Trần Thị Diễm My 2.6 Xử lý vi phạm nghĩa vụ góp vốn thành lập doanh nghiệp

Nghĩa vụ cơ bản của thành viên công ty là nghĩa vụ góp vốn. Điều đó có nghĩa là khi đã cam kết góp vốn thành lập công ty, thành viên đã tự ràng buộc mình trở thành con nợ của công ty. Cần nhấn mạnh rằng các phần vốn góp của các thành viên đều trở thành tài sản của công ty do chính họ tạo dựng nên. Vì vậy, công ty, một pháp nhân riêng biệt là chủ của chính những người chủ của mình.

Việc góp vốn bằng tiền, nếu thành viên góp vốn không góp đúng hạn thì sẽ trở thành con nợ đối với công ty. Công ty có quyền đòi nợ với thành viên đã vi phạm nghĩa vụ góp vốn và yêu cầu trả lãi số tiền đó kể từ ngày phải đóng góp và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có.

Việc góp vốn bằng hiện vật được thực hiện bằng cách chuyển quyền sở hữu đối với vật và giao cho công ty sử dụng. Người góp vốn phải đảm bảo đối với công ty như người bán bảo đảm đối với người mua. Nghĩa là việc góp vốn bằng hiện vật tương tự như việc bán tài sản cho công ty để đổi lấy quyền lợi từ công ty. Vậy nếu người bán vi phạm nghĩa vụ góp vốn thì sẽ bị xử lý giống như người bán vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng mua bán vật. Cụ thể:

Trường hợp người góp vốn giao vật ít hơn số lượng đã thỏa thuận thì công ty có quyền nhận phần đã giao và yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có) đối với phần chưa giao đúng số lượng hoặc định thời gian để người góp vốn giao tiếp phần còn thiếu, nếu người góp vốn không giao được tiếp số lượng vật còn thiếu thì công ty có quyền xác định lại giá trị vốn góp của người đó và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có.

Trong trường hợp góp vốn giao vật không đồng bộ làm cho mục đích sử dụng của vật không đạt được thì công ty có quyền nhận vật và yêu cầu người góp vốn giao tiếp phần hoặc bộ phận còn thiếu, yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có.

Trong trường hợp người góp vốn giao vật không đúng chủng loại thì công ty có quyền yêu cầu người góp vốn giao đúng chủng loại và bồi thường thiệt hại nếu có.

Mặc dù mỗi hình thức của vốn góp thì nghĩa vụ phát sinh và việc xử lý vi phạm nghĩa vụ góp vốn có khác nhau, nhưng tựu chung lại nếu cổ đông không góp vốn hoặc góp vốn chậm thì công ty có quyền đòi. Với việc góp vốn chậm, thành viên phải chịu trả lãi và có thể phải bồi thường thiệt hại. Trên cơ sở nghĩa vụ đó, việc xử lý vi phạm nghĩa vụ góp vốn có thể được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận

GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận Trang 58 SVTH: Trần Thị Diễm My giữa công ty và thành viên, nếu không thỏa thuận được công ty có quyền kiện thành viên ra tòa.

Luật Doanh nghiệp năm 2005 có quy định nghĩa vụ góp vốn và việc xử lý vi phạm nghĩa vụ góp vốn. Tuy nhiên, vì Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định hình thức của vốn góp là tài sản và liệt kê các dạng tài sản vốn góp nên không có sự phân biệt việc xử lý vi phạm nghĩa vụ góp vốn theo từng hình thức của vốn góp mà Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định việc xử lý vi phạm nghĩa vụ vốn góp theo từng loại hình công ty cụ thể.

Đối với công ty cổ phần chỉ quy định việc xử lý đối với phần vốn chưa góp đủ và quy định trách nhiệm chung của các cổ đông sáng lập khi số cổ phần đăng ký góp của các cổ đông sáng lập chưa góp đủ thì các cổ đông sáng lập cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần chưa góp đủ đó, mà chưa quy định việc xử lý vi phạm nghĩa vụ góp vốn với cổ đông vi phạm.

Điều 23 Nghị định 102 đã quy định rõ về cách thức xử lý vi phạm cam kết góp vốn của các cổ đông công ty cổ phần: các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền phát hành tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp. Cổ đông sáng lập và cổ đông phổ thông tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp phải thanh toán đủ số cổ phần đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trường hợp có cổ đông không thanh toán đủ số cổ phần đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ khi công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì thực hiện theo quy định sau đây:

Thứ nhất, cổ đông chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua sẽ đương nhiên không còn là cổ đông của công ty và không được chuyển nhượng quyền mua cổ phần đó cho người khác;

Thứ hai, cổ đông chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua sẽ có quyền biểu quyết, nhận lợi tức và các quyền khác tương ứng với số cổ phần đã thanh toán; không được quyền chuyển nhượng quyền mua số cổ phần chưa thanh toán cho người khác;

Trường hợp cổ đông không thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua thì số cổ phần chưa góp đủ đó của cổ đông sáng lập được xử lý theo một trong các cách sau đây: các cổ đông sáng lập còn lại góp đủ số cổ phần đó theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty; Một hoặc một số cổ đông sáng lập nhận góp đủ số cổ

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại bài báo cáo QUY CHẾ PHÁP lý của VIỆC góp vốn THÀNH lập DOANH NGHIỆP (Trang 53 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)