4. Một số vấn đề pháp lý về xuất khẩu lao động
4.2. Điều kiện trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật xuất khẩu lao động
* Đối tượng được xuất khẩu lao động là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên, có khả năng lao động, tự nguyện và có đủ các tiêu chuẩn điều kiện khác theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và yêu cầu của bên nước ngoài thì được đi làm việc ở nước ngoài13. Trường hợp này có nghĩa là nếu như một người lao động muốn xuất khẩu lao động ra nước ngoài mà cụ thể là nước có nhu cầu tuyển dụng lao động của nước ta thì người muốn được tuyển dụng phải thỏa mản tất cả các điều kiện của pháp luật Việt Nam mà cụ thể là theo quy định của khoản 2 điều 134 Bộ luật lao động sửa đổi bổ sung năm 2007 và không thuộc vào các trường hợp không được xuất khẩu lao động theo quy định của pháp luật thì người lao động đó sẽ trở thành đối tượng để xuất khẩu lao động.
* Đối tượng không được xuất khẩu lao động theo quy định của pháp luật lao động là những đối tượng mà rơi vào trường hợp không thỏa các điều kiện là đối tượng được xuất khẩu lao động tại khoản 1 điều 134 Bộ luật lao động sửa đổi bổ sung 2007, bên cạnh đó còn thuộc một số trường hợp mà pháp luật không cho phép xuất khẩu lao động mà cụ thể là thuộc vào các trường hợp sau đây thì không được phép xuất khẩu lao động:
- Cán bộ công chức đang làm việc tại cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan dân cử, cơ quan đoàn thể, chính trị,xã hội. Ở đây theo quy định thì những người đang làm việc tại các cơ quan nhà nước hay là cán bộ công chức Việt Nam thì tuyệt đối không được phép xuất khẩu lao động nhằm hạn chế tình trạng ảnh hưởng đến lợi ích của quốc gia.
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ đang tại ngũ trong quân đội nhân dân, công an nhân dân.Đây củng là các trường hợp mà pháp luật nước ta củng đã quy định cụ thể về các đối tượng không được phép xuất khẩu lao động vì đây là các ngành nghề mà phần nào ảnh hưởng rất lớn đến tình hình chính trị và bí mật của một quốc gia nên phải tuyệt đối vì lợi ích của quốc gia đó nên củng thuộc vào trường hợp mà pháp luật không cho phép xuất khẩu lao động vì mục tiêu chung của nước nhà.
- Người chưa được phép xuất cảnh theo quy định hiện hành của pháp luật. Nếu như ở trên là các đối tượng mà pháp luật không cho phép xuất khẩu lao động vì là những người làm việc trong cơ quan Nhà nước hay là những người được đào tạo nghiệp vụ mà góp phần ảnh hưỡng đến tình hình quân sự của nước nhà thì các đối tượng sau đây lại thuộc vào các trường hợp khác nhưng củng phần nào ảnh hưởng đến lợi ích của
13 Khoản 2 điều 134 Bộ luật lao động năm 1994 sửa đổi bổ sung 2002,2006,2007.
nước ta xét về nhiều khía cạnh từ quy định của pháp luật đến mối quan hệ giữa Việt Nam và nước cần nguồn lao động Việt nam đó là các trường hợp sau:
+ Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang có nghĩa vụ thi hành bản án hình sự hoặc đang bị cơ quan điều tra yêu cầu chưa cho phép xuất cảnh hoặc chưa cấp hộ chiếu phục vụ công tác điều tra tội phạm. Đây là trường hợp đương nhiên đối tượng này không được phép xuất khẩu lao động vì đang rơi vào trường hợp bị nghi ngờ phạm tội hay đã trở thành người phạm tội đang bị truy cứu trách nhiệm mà chính họ gây ra nên đối tượng này củng không được phép xuất khẩu lao động.
+ Người đang có nghĩa vụ thi hành bản án, chờ để giải quyết các vấn đề về tranh chấp dân sự,kinh tế,hành chính,chờ để thi hành quyết định xử phạt hành chính, đang có nghĩa vụ nộp thuế hoặc có nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam,trừ các trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản bảo lãnh bằng tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó;
+ Người đã quy phạm quy chế xuất nhập cảnh và bị xữ phạt từ cảnh cáo hành chính trở lên thì chưa được xuất cảnh trong thời gian 1 đến 5 năm tính từ ngày bị xữ lý quy phạm. Đây là đối tượng đang trong tình trạng bị hạn chế xuất nhập cảnh nên củng không được xuất khẩu lao động.
+ Người bị nước ngoài trục xuất vì vi phạm pháp luật của nước sở tại nếu hành vi đó là nghiêm trọng có hại cho lợi ích và uy tính của Việt Nam thì chưa được xuất cảnh trong thời gian từ 1 đến 5 năm tính từ ngày trở về Việt Nam trường hợp này củng tương tự như ở trên củng rơi vào trường hợp không được xuất khẩu lao động vì đang bị cấm xuất cảnh trong một thời gian nhất định.
+ Người mà bộ y tế đề nghị chưa cho đi xuất cảnh vì lý do y tế. Đây là trường hợp hoàn toàn phù hợp với thực tế vì nếu một cá nhân muốn xuất khẩu lao động ngoài việc thỏa mản các yệu cầu do luật định bên cạnh đó còn phải chịu sự quản lý của các Bộ, Ngành liên quan nếu có yêu cầu hay đề nghị của các cơ quan quản lý liên quan trong hoạt động xuất khẩu lao động không cho phép cá nhận đó được phép xuất khẩu lao động vì một lý do hợp lý thì tuyệt đối cá nhân đó phải tuân thủ theo những quy định mà pháp luật nước ta đã đưa ra để đảm bảo sự công bằng củng như công tác quản lý ngày một hoàn thiện hơn.
+ Các trường hợp khác vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
Xuất khẩu lao động là một hoạt động mang tầm ảnh hưỡng rất lớn đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của một quốc gia nên khi pháp luật có quy định cụ thể thì phải tuyệt đối chấp hành quy định đó và xuất khẩu lao động củng không ngoại lệ nên khi cho phép một cá nhân nào đó được phép xuất khẩu lao động thì cơ quan nhà nước phải xem xét ở mọi khía cạnh nếu không đủ điều kiện hay vì lý do bảo vệ an ninh
quốc gia và trật tự an toàn xã hội mà không cho phép cá nhân đó được phép xuất khẩu lao động thì tuyệt đối cá nhân đó không được phép xuất khẩu lao động mà phải chờ vào quyết định của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
4.2.2. Đối với doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động
Theo quy định của Bộ luật lao động thì các Doanh nghiệp muốn hoạt động xuất khẩu lao động phải có giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước về lao động có thẩm quyền14 và phải thỏa mản tấc cả các điều kiện mà pháp luật nước ta quy định củng như thỏa mản một số điều kiện về xuất khẩu lao động.
Theo quy định tại điều 8 luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì điều kiện để doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động phải có các điều kiện cơ bản sau đây:
- Hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Các ngành nghề mà doanh nghiệp đưa người lao động đi xuất khẩu lao động không phải là các ngành nghề cấm mà pháp luật không cho phép15 vì ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người lao động và của quốc gia đưa lao động đi xuất khẩu.
- Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp dịch vụ) phải có vốn pháp định theo quy định của Chính phủ và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Muốn có được giấy phép hoạt động trong ngành nghề xuất khẩu lao động thì doanh nghiệp đó phải thỏa các điều kiện:
Có đề án hoạt động đưa người động đi làm việc ở nước ngoài; Có bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao Động-Thương Binh và Xã Hội. Trường hợp doanh nghiệp lần đầu tiên tham gia hoạt động đưa người lao đi lao động ở nước ngoài thì phải có phương án tổ chức bộ máy chuyên trách để bòi dưỡng kiến thức cần thiết và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài 16; Người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có trình độ từ đại học trở lên, có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế; Có tiền ký quỹ theo quy định
14 Khoản 1 điều 135 Bộ luật lao động năm 1994 sửa đổi 2002;2006;2007.
15 Điều 1 nghị định 126/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
16 Quyết định số 19/2007/QĐ-BLĐTBXH quy định về tổ chức bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và bộ máy chuyên trách để bòi dưỡng kiến thức cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài.
của Chính Phủ. Để được cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực này thì doanh nghiệp phải có một số tiền được quy định cụ thể là 5 tỷ đồng17 và phải được cấp đầy đủ giấy phép để được hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động.
- Doanh nghiệp được cấp Giấy phép phải trực tiếp tổ chức hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Như quy định thì doanh nghiệp khi đã đăng ký hoạt động xuất khẩu lao động phải trực tiếp tổ chức đưa người lao động ra nước ngoài bằng khả năng hoạt động của doanh nghiệp không được dùng mọi thủ đoạn,hành vi để đạt được mục đích mà làm ảnh hưỡng đến lợi ích của người lao động và của nhà nước đưa người lao động đi xuất khẩu.