Quyền của doanh nghiệp xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT HÀNH CHÍNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG THỰC TRẠNG và KIẾN NGHỊ (Trang 30 - 34)

4. Một số vấn đề pháp lý về xuất khẩu lao động

4.5. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ xuất khẩu lao động

4.5.1. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xuất khẩu lao động

4.5.1.1. Quyền của doanh nghiệp xuất khẩu lao động

Theo quy định tại khoản 1 điều 27 luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì doanh nghiệp xuất khẩu lao động có các quyền sau đây:

- Thực hiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài,tổ chức tuyển chọn người lao động tại địa phương. Doanh nghiệp xuất khẩu lao động được quyển chủ động tìm kiếm thị trường lao động sau cho có lợi nhất cho người lao động trong nước khi xuất khẩu lao động ra nước ngoài, được quyền trực tiếp tuyển chọn nguồn lao động sau cho phù hợp với thị trường mà doanh nghiệp tìm kiếm để đảm bảo mục đích giải quyết việc làm cho nguồn lao động trong nước.

- Ký kết hợp đồng cung ứng lao động với bên nước ngoài, hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với người lao động. Hợp đồng bảo lãnh với người bảo lãnh trước khi người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

- Thỏa thuận với người lao động về việc ký quỹ,giới thiệu người bảo lãnh. Khi thực hiện nghĩa vụ này thì doanh nghiệp xuất khẩu lao động phải trực tiếp thỏa thuận và giới thiệu một cách rõ ràng về hoạt động ký quỹ và vấn đề về bảo lãnh lao động cho người lao động hiểu không được làm cho người lao động hiểu sai về vấn đề.

- Yêu cầu người lao động hay người bảo lãnh bồi thường thiệt hại do người lao động gây ra theo quy định của pháp luật. Người lao động và người bảo lãnh lao động phải có nghĩa vụ bòi thường thiệt hại khi có thiệt hại xãy ra do bản thân người lao động thực hiện.

- Đơn phương thanh lý hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài sau khi doanh nghiệp đã ba lần thông báo bằng thư bảo đảm trong thời gian 180 ngày, kể từ ngày người lao động chấm dứt hợp đồng lao động mà người lao động hay người được ủy quyền hợp pháp của người lao động không đến thanh ký hợp đồng.

- Khiếu nại khởi kiện về các quyết định hoặc hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Doanh nghiệp được quyền khởi kiện tại tòa án để yêu cầu người lao động bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra theo pháp luật mà người lao động dã ký với doanh nghiệp.

4.5.1.2. Nghĩa vụ của doanh nghiệp xuất khẩu lao động

Bên cạnh các quyền mà doanh nghiệp xuất khẩu lao động có được thì doanh nghiệp xuất khẩu lao động phải có các nghĩa vụ cơ bản sau để đảm bảo cho việc hoàn thiện vấn đề xuất khẩu lao động củng như quản lý của Nhà nước20:

- Công bố giấy phép đăng ký hợp đồng cung ứng lao động,trách nhiệm của doanh nghiệp dịch vụ trong các trường hợp nộp lại hoặc thu hồi giấy phép, giải thể,phá sản.

Khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động thì doanh nghiệp đó phải công bố giấy phép hoạt động thực hiện nghĩa vụ của mình theo đúng quy định pháp luật mà doanh nghiệp đã ký với cơ quan nhà nước thì doanh nghiệp mới được tuyển dụng lao động và đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

- Trực tiếp tuyển chọn người lao động,nhận người lao động và không được thu phí tuyển chọn người lao động. Khi tuyển chọn lao động ở các địa phương doanh nghiệp phải thông báo vời sở lao động thương binh xã hội định kỳ sáu tháng một năm báo cáo sở lao động thương binh xã hội về kết quả tuyển chọn và số lượng lao động của

20 Khoản 2 Điều 27 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 72/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc Hội khoá XI, kỳ họp thứ 10.

địa phương đã được đưa đi lao động ở nước ngoài. Doanh nghiệp phải thực hiện đúng các quy định về tuyển chọn lao động đi làm việc ở nước ngoài việc tuyển chọn chỉ được tiến hành khi đã làm đầy đủ các thủ tục theo quy định của pháp luật và phải thong báo hợp lý đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Phối hợp với chính quyền địa phương,thông báo công khai,cung cấp cho người lao động đầy đủ các thông tin về số lượng, tiêu chuẩn tuyển chọn và các điều kiện của hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Doanh nghiệp chỉ được phối hợp với đơn vị, địa phương trong việc tuyển chọn lao động chứ không được ủy thác cho các cá nhân tổ chức thực hiện tuyển chọn lao động.

- Tổ chức bồi dưỡng kiến thức,tổ chức hoặc liên kết với các cơ sở dạy nghề,cơ sở đào tạo để dạy nghề,bổ túc tay nghề, ngoại ngữ cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động. Doanh nghiệp phải ký kết các hợp đồng với các cơ sở đào tạo theo quy định của Bô lao động thương binh xã hội để tiến hành việc dào tạo giáo dục bòi dưỡng kiến thức cơ bản cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài.

- Tổ chức quản lý,bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động do doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài. Phải phối hợp với chính quyền địa phương và cơ quan nhà nước có thẩm quyền đảm bảo sau cho bảo vệ và quản lý một cách tốt nhất cho người lao động.

- Phối hợp với bên nước ngoài giải quyết các vấn đề phát sinh khi người lao động chết, bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, bệnh nghề nghiệp, bị xâm hại tính mạng,sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và giải quyết các tranh chấp liên quan đến người lao động;

- Báo cáo và phối hợp với các cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài quản lý và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài;

- Bồi thường cho người lao động,người bảo lãnh về những thiệt hại do doanh nghiệp gây ra theo quy định của pháp luật doanh nghiệp phải chiu trách nhiệm với người lao động và cơ quan nhà nước về hành vi gây thiệt hại với người lao động một cách hợp lý.

- Thanh lý hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với người lao động theo quy định của pháp luật;

- Đóng góp vào quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật;

- Định kỳ hàng năm, đột xuất,báo cáo Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội về tình hình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thường xuyên báo cáo về tình hình xuất khẩu lao động với chính quyền địa phương và Bộ lao động thương binh xã hội.

4.5.2. Quyền và nghĩa vụ của người lao động đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài

Quyền và nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được quy định cụ thể tại điều 44 điều 45 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và điều 135a Bộ luật lao động năm 1994 sửa đổi bổ sung năm 2002;2006;2007.

4.5.2.1. Quyền của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

* Người lao động đi làm việc ở nước ngoài có các quyền sau đây21:

- Yêu cầu doanh nghiệp,tổ chức sự nghiệp,tổ chức,cá nhân đầu tư ra nước ngoài cung cấp các thông tin về chính sách pháp luật của Việt Nam về người lao động đi làm việc ở nước ngoài và thông tin về chính sách pháp luật có liên quan và phong tục,tập quán của nước tiếp nhận người lao động,quyền và nghĩa vụ của các bên khi đi làm việc ở nước ngoài. Người lao động phải được doanh nghiệp xuất khẩu lao động cung cấp dầy đủ các thông tin, trang bị kiến thức cần thiết về chính sách, pháp luật lao động, về các điều kiện tuyển dụng, về các nội dung chủ yếu của hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài như công việc phải làm, nơi ở nơi làm việc, điều kiện làm việc và sinh hoạt, tiền lương, tiền thưởng, tiền làm thêm giờ, chế độ bảo hiểm và các thông tin khác liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm của các bên khi ký kết hợp đồng và trong quá trình thực hiện hợp đồng ở nước ngoài.

- Hưởng tiền lương, tiền công, thu nhập khác, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác quy định trong các hợp đồng và điều ước quốc tế,thỏa thuận quốc tế. Người lao động của nước ta củng được hưỡng lương đúng với thu nhập mà các bên đã thỏa thuận và nước sở tại củng tạo điều kiện cho nguồn lao động của nước ta được hưỡng các chế độ về bảo hiểm xã hội như khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm để đảm bảo an toàn về lao động.

- Được doanh nghiệp tổ chức sự nghiệp,tổ chức cá nhân đầu tư ra nước ngoài,cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp phù hợp với luật pháp Việt Nam,pháp luật của nước tiếp nhận lao động,pháp luật và thông lệ quốc tế trong thời gian làm việc ở nước ngoài. Được tư vấn hỗ trợ để thực hiện các quyền và hưởng các lợi ích trong hợp đồng lao động,hợp đồng thực tập. Được đào tạo giáo dục định hướng khi đi làm việc ở nước ngoài đây là quyền của người lao động đồng thời là nghĩa vụ của doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Doanh nghiệp phải có nghĩa vụ đào tạo nghề giáo dục định hướng về văn

21 Điều 44 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 72/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc Hội khoá XI, kỳ họp thứ 10

hóa,xã hội,pháp luật và trình độ chuyên môn về ngoại ngữ…để họ có khả năng đảm nhận,hoàn thành công việc và thích ứng với môi trường làm việc.

- Chuyển về nước tiền lương, tiền công, thu nhập và tài sản khác của cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động.

Được hưởng các ưu đãi trong việc chuyển thu nhập bằng ngoại tệ hoặc thiết bị nguyên liệu để đầu tư và phát triển sản xuất kinh danh theo chính sách hiện hành của pháp luật Việt nam.

- Hưởng các quyền lợi từ quỹ hộ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luât. Người lao động củng được hưỡng các quyền từ quỹ hổ trợ của nước sở tại( nếu có) nhằm mục đích khuyến khích lao động và tạo sự công bằng giữa lao động nước ta với nước cần lao động của nước ta.

- Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện về những hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Người lao động được quyền khiếu nại tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam về những quy phạm pháp luật vi phạm hơp đồng của doanh nghiệp xuất khẩu lao động, khiếu nại với co quan có thẩm quyền của nước sở tại về những quy phạm hợp đồng của đơn vị sử dụng lao động.

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT HÀNH CHÍNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG THỰC TRẠNG và KIẾN NGHỊ (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)