CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG XUẤT KHẤU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT
2.4. Vai trò của Nhà Nước đối với xuất khẩu lao động
Để có thể tồn tại và phát triển phù hợp với những xu hướng vận động của nền
kinh tế thế giới và quá trình hội nhập kinh tế đang diễn ra trong khu vực và trên thế giới, xuất khẩu lao động càng phải nhận được sự quan tâm, hướng dẫn chỉ đạo đặc biệt từ phía Nhà nước. Cho nên muốn hay không muốn thì vai trò của nhà nước trong bối cảnh hiện nay và kể cả trong tương lai vẫn đóng một vai trò quan trọng và cần thiết trong việc hoạch định chính sách phát triển xuất khẩu lao động, nhằm đáp ứng những yêu cầu cấp thiết trong tình hình mới. Thực tế đã chứng minh, càng ngày xuất khẩu lao động càng được các chuyên gia đưa vào hoạch định chính sách phát triển kinh tế, coi xuất khẩu lao động là một trong các ngành kinh tế mũi nhọn, quan trọng của đất nước trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của nước mình.
Thông qua vai trò của các cơ quan Nhà Nước và các Bộ Ngành liên quan cụ thể như sau: Bộ lao động - thương binh và xã hội là cơ quan trực tiếp giúp Chính phủ quản lý hoạt động xuất khẩu lao động. Tùy từng trường hợp mà một số cơ quan khác như Bộ tài chính, Bộ công an, Bộ kế hoạch đầu tư, Bộ thương mại, Ngân hàng Nhà nước, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cũng như các đoàn thể liên quan đều chịu trách nhiệm liên đới trong việc quản lý hoạt động này. Do đó để thực hiện tốt những mục tiêu có tính chất chiến lược đã được hoạch định, Nhà nước phải ban hành hệ thống luật pháp, cơ chế và chính sách nhằm:
+ Tạo hành lang pháp lý cho hoạt động xuất khẩu lao động phát triển.Nhà nước phải chủ động tìm hiểu về thực tế công tác xuất khẩu lao động để từ đó tìm cách ban hành ra các văn bản quy phạm pháp luật sau cho phù hợp và có lợi cho công tác xuất khẩu lao động của nước ta hiện này để làm chổ dựa thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động phát triển theo cách tích cực nhất.
+ Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động phát triển.Nhà nước phải không ngừng khuyến khích,đầu tư cho công tác xuất khẩu lao động bên cạnh đó phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tự tìm kiếm các thị trường lao động sau cho phù hợp với lực lượng lao động hiện nay của nước ta phải có các chính sách ưu đải hay nhằm mục đích khuyến khích hoạt động xuất khẩu lao động phát triển để góp phần thúc đẩy kinh tế nước nhà.
+ Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động,đây là hoạt động không thể thiếu vì khi ban hành chính sách nào thì đương nhiên là các đối tượng của chính sách đó phải được bảo vệ ở đây quyền và lợi ích của người lao động củng không ngoại lệ. Nhà nước ta phải đảm bảo sau cho người lao động khi đi xuất khẩu lao động phải được các quyền lợi như người lao động trong nước và phải có các chính
sách khi họ hết hợp đồng lao động với nước ngoài khi họ trở về nước vì đây sẽ là lực lượng lao động nòng cốt của nước ta trong chính sách phát triển kinh tế và xã hội.
*
* *
Toàn bộ chương 2 người viết đã trình bài một cách chi tiết về thực trạng chung của tình hình xuất khẩu lao động của Việt Nam từ giai đoạn năm 1980 khi nước ta mới bắt đầu hình thành vấn đề xuất khẩu lao động cho đến năm 2010 để cho thấy sự phát triển không ngừng của hoạt động này. Bên cạnh đó người viết củng thu thập và đưa ra được một số số liệu nhằm đánh giá chung về xuất khẩu lao động củng như cho thấy những chuyển biến cơ bản của tình hình xuất khẩu lao động của nước ta để thích hợp với nền kinh tế thị trường ngày càng thay đổi đòi hỏi phải có sự cạnh tranh và hoàn thiện để phát triển. Đồng thời người viết củng đã cho thấy những thành công đạt được mà xuất khẩu lao động tạo ra nhằm mang lại những lợi ích chung cho tình hình kinh tế xã hội và đưa ra những hạn chế cần phải khắc phục và thay đổi sau cho phù hợp với tình hình chung của nước ta để góp phần hoàn thiện vấn đề xuất khẩu lao động.
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG - TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
Chương 1 là chương mà người viết đi tìm hiểu về lý luận và những quy định của pháp luật về xuất khẩu lao động. Chương 2 là phần thực trạng của hoạt động xuất khẩu lao động từ giai đoạn 1980 đến 2010, bên cạnh đó người viết củng đưa ra những đánh giá chung về hoạt động này và cho thấy những thành công và hạn chế cần thay đổi. Còn ở chương 3 là chương mà người viết tổng kết lại toàn bộ nội dung luận văn để đánh giá một cách cụ thể nhất về hoạt động xuất khẩu lao động của nước ta trong thời gian qua để thông qua đó người viết cho thấy những thuận lợi, khó khăn và định hướng trong tương lai củng như những triển vọng mà hoạt động xuất khẩu lao động có được để trong tương lai trở thành một thế mạnh thật sự góp phần phát triển kinh tế xã hội,đồng thời để góp phần hoàn thiện một cách tích cực nhất hoạt động này thì người viết củng đưa ra một số kiến nghị để tình hình xuất khẩu lao động ngày càng được thúc đẩy phát triển để đưa nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển góp phần giải quyết việc làm và hoàn thiện một cách triệt để hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động của nước ta hiện nay.
3.1. Đánh giá chung về nguồn lao động nước ta
Dù ở thời đại nào, nguồn nhân lực cũng luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định sức mạnh của một quốc gia. Bởi chúng ta biết rằng mọi của cải vật chất đều được làm nên từ bàn tay và trí óc của con người. Việt Nam chúng ta đang có nguồn nhân lực dồi dào với dân số cả nước gần 86 triệu người (Tính đến ngày ngày 1/4/2009, dân số của Việt Nam: 85.789.573 người), nước đông dân thứ 13 trên thế giới và thứ 3 trong khu vực. Trong đó số người trong độ tuổi lao động tăng nhanh và chiếm một tỉ lệ cao khoảng 67% dân số cả nước. Rõ ràng Việt Nam đang có thế mạnh lớn về nguồn lực lao động nhưng tại sao chúng ta vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong việc thúc đẩy kinh tế đi lên có nhiều nguyên nhân lí giải cho vấn đề này, trong đó chất lượng nguồn nhân lực hiện nay của nước ta được xem là nguyên nhân mấu chốt. Như chúng ta đã biết, trong gần 86 triệu người ở Việt Nam thì nông dân chiếm gần khoảng 73% dân số cả nước. Điều này cho thấy nông dân vẫn là lực lượng lao động xã hội chiếm tỉ lệ cao nhất. Về nguồn nhân lực công nhân thì hiện nay số lượng giai cấp công nhân Việt Nam có khoảng 5 triệu người, chiếm 6% dân số cả nước.Như vậy lực lượng công nhân Việt Nam còn quá ít. Đã vậy công nhân có tay nghề cao lại chiếm tỷ lệ thấp so với đội ngũ công nhân nói chung. Số công nhân
có trình độ văn hóa, tay nghề, kĩ thuật rất ít. Theo thống kê công nhân có trình độ cao đẳng, đại học ở nước ta chiếm khoảng 3,3% đội ngũ công nhân nói chung. Tỉ lệ này khiến chúng ta phải suy nghĩ. Chính vì trình độ văn hoá tay nghề thấp nên đa số công nhân không đáp ứng tốt yêu cầu công việc. Điều này dẫn đến sự mất cân đối về lao động ở các doanh nghiệp. Doanh nghiệp không thiếu người nhưng lại thiếu những công nhân có tay nghề để đảm bảo những khâu kĩ thuật quan trọng trong dây chuyền sản xuất. Hệ quả kéo theo của vấn đề này là đồng lương công nhân bị thấp đi, đời sống không được đảm bảo, địa vị công nhân trong đời sống xã hội cũng không cao. Với tình hình đó nguồn lực công nhân chưa thể đóng vai trò chủ đạo trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Việt Nam đã và đang bước vào hội nhập Thế giới, từng bước tiến tới chiếm lĩnh khoa học công nghệ cao vì thế đòi hỏi một lực lượng đông đảo nhân lực có trình độ cao, có khả năng làm việc trong môi trường công nghệ và cạnh tranh. Đặc biệt với một số ngành đặc thù như năng lượng nguyên tử, công nghệ thông tin lại càng đòi hỏi nhân lực đạt đến trình độ quốc tế hoá. Bên cạnh đó một số ngành mũi nhọn như ngân hàng tài chính, du lịch cũng yêu cầu một đội ngũ đủ khả năng thích ứng với mọi biến động của thị trường trong nước và thế giới…Có thể nói rằng ở lĩnh vực nào, nông nghiệp, công nghiệp hay dịch vụ… chúng ta đều đang khát lao động có trình độ cao. Còn tầng lớp và đội ngũ trí thức thìViệt Nam những năm gần đây đội ngũ trí thức tăng nhanh, chỉ tính riêng số sinh viên cũng đã cho thấy sự tăng nhanh vượt bậc. Năm 2003-2004 tổng số sinh viên đại học và cao đẳng là 1.131.030 sinh viên đến năm 2007- 2008 tăng lên 1.603.484 sinh viên. Năm 2008 tổng số sinh viên ra trường là 233.966 trong đó sinh viên tốt nghiệp đại học là 152.272; sinh viên tốt nghiệp cao đẳng là 81.694.
Số trí thức có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ cũng tăng nhanh. Theo thống kê cả nuớc đến 2008 có hơn 14 nghìn tiến sĩ và tiến sĩ khoa học và đang đặt mục tiêu trong 10 năm tới sẽ có 20000 tiến sĩ. Năm 2008 nước ta có 275 trường Trung cấp chuyên nghiệp, 209 trường cao đẳng, 160 trường Đại học và có tới 27.900 trường phổ thông, 226 trường dân tộc nội trú. Nhìn vào những con số này cho thấy lực lượng trí thức và công chức thực sự là một nguồn lực quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Nhưng thực tế vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề. Hàng năm lượng sinh viên ra trường lớn nhưng số sinh viên có việc làm lại ít. Theo thống kê có đến 63% sinh viên ra trường không có việc làm, số có việc làm thì cũng có người làm việc không đúng ngành được học. Thêm vào đó là một số đơn vị nhận người vào làm phải mất
1-2 năm đào tạo lại. Phải chăng lao động đã qua đào tạo còn nhiều bất cập so với yêu cầu của thị trường lao động37.
Chính vì thề mà bài toán về nguồn nhân lực, việc làm hiện nay là bài toán khó và cũng không thể một sớm một chiều mà chúng ta giải quyết ngay được. Để làm được điều này cần phải đồng bộ ở nhiều phương diện: Đơn vị đào tạo, người lao động, đơn vị sử dụng lao động, và còn cần tới một cơ chế, một sự hỗ trợ lớn từ nhà nuớc.
3.2. Định hướng về xuất khẩu lao động của nước ta 3.2.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước
Xuất khẩu lao động ra nước ngoài thực ra đã được nhà nước ta quan tâm từ lâu.
Ngay vào đầu thập niên 80, Việt Nam bắt đầu thực hiện các hoạt động xuất khẩu lao động. Trong giai đoạn 10 năm đầu (1980-1990) chương trình được thực hiện theo cơ chế ban cấp thông qua các hiệp định ký song phương với các nước xã hội chủ nghĩa.
Từ cuối năm 1991 đến nay, cùng với chính sách đổi mới và mở rộng quan hệ quốc tế với bên ngoài, hoạt động xuất khẩu lao động đã chuyển sang cơ chế thị trường với quy mô lớn hơn. Đảng và nhà nước ta đã và đang có nhiều chương trình, dự thảo nhằm tăng cường công tác xuất khẩu lao động. Mới đây, dự thảo Luật gồm 8 Chương, 62 Điều và so với những quy định hiện hành đã thể hiện được chủ trương của Đảng và Nhà nước; quy định rõ quyền và nghĩa vụ của của doanh nghiệp, tổ chức đưa người đi làm việc ở nước ngoài, của người lao động đi làm việc ở nước ngoài; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động làm việc ở nước ngoài;
trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp; quy định chế tài xử lý các vi phạm. Theo Ban soạn thảo, dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là loại dịch vụ có tác động trực tiếp đến người lao động và có những yếu tố đặc thù khác nhau: địa điểm làm việc ở nước ngoài, các quan hệ lao động đều có yếu tố nước ngoài. Để bảo vệ quyền lợi của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thì không nên cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được hoạt động dịch vụ này.
Khi soạn thảo Luật, Ban soạn thảo cũng đã có tham khảo một số nước, tiêu biểu là Trung Quốc, cũng có quy định không cho phép doanh nghiệp có vốn nước ngoài tham gia hoạt động trong lĩnh vực này. Dự thảo Luật cũng quy định giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài được cấp cho doanh nghiệp có đủ điều kiện theo quy định của Luật này tương tự như giấy phép hoạt động của một số loại dịch vụ có điều kiện khác (giấy phép hành nghề khám chữa
37 Nguồn:Nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay
http://www.tsc.edu.vn/Pages/ArticleDetail.aspx?siteid=1&sitepageid=48&articleid=136
bệnh, khai thác khoáng sản). Doanh nghiệp cũng có thể bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi, tước quyền sử dụng trong những trường hợp nhất định như:
doanh nghiệp ngừng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, hoạt động không hiệu quả hoặc vi phạm pháp luật về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài38.
Chính phủ Việt Nam luôn coi trọng việc thực hiện các giải pháp để phát triển hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài một cách bền vững, trong đó tập trung vào năm giải pháp trọng tâm sau:
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Từ năm 1996 đến nay, Chính phủ đã lần lượt ban hành 4 Nghị định, đặc biệt năm 2006, Quốc hội đã ban hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và đã có hiệu lực từ ngày 1/7/2007. Với luật này, hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài có một khung pháp lý vững chắc và đầy đủ để phát triển trong thời gian tới.
- Đàm phán với các nước nhận lao động Việt Nam để ký kết các thoả thuận và hợp tác trong lĩnh vực tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc. Cho đến nay, Việt Nam đã ký các hiệp định với các nước Hàn Quốc, Malaysia, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, Ô-man, Qatar; đang đàm phán và chuẩn bị ký kết các hiệp định với Các tiểu Vương quốc Arập Thống Nhất, Ba-ranh, Libi, Liên bang Nga… Đối với các nước nhận lao động Việt Nam nhưng chưa có hiệp định hoặc thoả thuận, chúng ta đã tiếp xúc, đàm phán và tạo ra sự hợp tác chính thức với Chính phủ các nước trên thực tế nhằm phối hợp quản lý, bảo vệ quyền lợi của người lao động Việt Nam.
- Coi trọng công tác quản lý, giám sát hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội cùng các Bộ, Ngành liên quan và Chính quyền địa phương thường xuyên theo dõi, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này, gây ảnh hưởng đến quyền lợi đến quyền lợi người lao động.
- Tổ chức bảo vệ quyền lợi người lao động làm việc ở nước ngoài. Chính phủ Việt Nam giao cho các đại diện Việt Nam ở nước ngoài bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người lao động. Tại các các nước có nhiều lao động Việt Nam làm việc, đã thành lập các Ban Quản lý lao động trong cơ quan đại diện để thực hiện nhiệm vụ này. Ngoài ra, luật pháp Việt Nam cũng quy định các doanh nghiệp làm dịch vụ đưa
38 Nguồn: Nguyễn hiền-Phương thảo,Luật xuất khẩu lao động chế tài có đủ mạnh http://vietbao.vn/Viec- lam/Luat-Xuat-khau-lao-dong-moi-Che-tai-lieu-co-du-manh/30097825/267/
người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phải có trách nhiệm cử đại diện ở các nước nhận lao động để bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
- Hỗ trợ người lao động có đủ năng lực và kiến thức cần thiết để có thể tự bảo vệ quyền lợi của mình khi làm việc ở nước ngoài. Mọi người đi làm việc ở nước ngoài được đào tạo, bồi dưỡng về tay nghề, kiến thức pháp luật, phong tục tập quán, các ứng xử trong công việc và cuộc sống của nước sẽ đến làm việc.
- Xây dựng lộ trình sắp xếp, phát triển doanh nghiệp xuất khẩu lao động theo định hướng, tiêu chí của Luật Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đặc biệt là đầu tư phát triển cơ sở đào tạo của doanh nghiệp để chủ động tạo nguồn lao động có chất lượng theo yêu cầu của thị trường, xây dựng thương hiệu, tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Có cơ chế biện pháp cụ thể để hỗ trợ người lao động, người nghèo vay vốn, học nghề, làm thủ tục xuất khẩu lao động.
3.2.2. Định hướng chung về xuất khẩu lao động
Nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động ngày một hoàn thiện và góp phần phát triển nền kinh tế xã hội thì cần phải đưa ra những mục tiêu để phấn đấu và đưa ra những định hướng chung về tình hình xuất khẩu lao động cụ thể như sau:
- Xuất khẩu lao động là một chiến lược quan trọng, lâu dài, là một nội dung của chương trình quốc gia về việc làm, một hoạt động kinh tế - xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là một bộ phận của hợp tác quốc tế góp phần tăng cường mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa Việt Nam với các nước và củng cố cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động trước hết là trách nhiệm của Nhà nước. Các cơ quan quản lý Nhà nước từ Trung ương tới địa phương phải có sự phối hợp đồng bộ trong việc đầu tư mở rộng thị trường, đào tạo nguồn nhân lực xuất khẩu, cụ thể hoá chủ trương, chính sách và chỉ đạo để đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
- Phải có chiến lược về mở rộng thị trường xuất khẩu lao động,củng cố thị trường truyền thống, giữ và phát triển thị trường hiện có, khai thông các thị trường mới.
Mỗi khu vực cần xây dựng đề án riêng cho phù hợp với đặc điểm và tình hình của khu vực đó.
- Thực hiện việc xuất khẩu lao động theo quan hệ cung - cầu của thị trường lao động. Đa dạng hoá thị trường xuất khẩu lao động cung cấp lao động cho mọi thị trường cần lao động Việt Nam nếu ở đó phù hợp với đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, đảm bảo an ninh và quyền lợi kinh tế cho người lao động.
- Đa dạng hoá ngành nghề, trình độ lao động, cung cấp lao động với mọi ngành nghề và trình độ tay nghề khác nhau. Xuất khẩu lao động phải đảm bảo tính cạnh