Đánh giá chung về xuất khẩu của lao động Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT HÀNH CHÍNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG THỰC TRẠNG và KIẾN NGHỊ (Trang 51 - 56)

CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG XUẤT KHẤU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT

2.2. Đánh giá chung về xuất khẩu của lao động Việt Nam

Hàng năm, số người đến độ tuổi lao động ở nước ta là rất cao. Do nền sản xuất trong nước chưa phát triển và mức độ chênh lệch về phát triển kinh tế giữa các vùng tương đối lớn, tình trạng thất nghiệp ở thành thị và bán thất nghiệp ở nông thôn còn chưa có giải pháp hữu hiệu để giải quyết. Xuất khẩu lao động đã góp phần giải quyết việc làm ngoài nước cho trên 40 vạn người góp phần tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước trong đầu tư phát triển. Trong những năm gần đây chúng ta đã đưa được khoảng 25.000 - 30.000 lao động mỗi năm, mặc dù chúng ta đưa lao động đi trong tình hình kinh tế thế giới và khu vực có những bất ổn và trong một mội trường có sự cạnh tranh gay gắt với các nước trong khu vực. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong những năm trước đã ảnh hưởng xấu đến kinh tế các nước trên thế giới và tác động tiêu cực đến việc làm, đời sống của người lao động tại nhiều nước. Ở một số thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam, nhiều nhà máy, xí nghiệp phải thu hẹp sản xuất, đóng cửa dẫn đến việc lao động thiếu việc làm, giảm thu nhập hoặc mất việc làm phải về nước trước hợp đồng. Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, trước tình hình thị trường lao động ngoài nước còn có những diễn biến phức tạp, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của lao động Việt Nam được đưa đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, cũng như giảm thiểu rủi ro và những thiệt hại cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động, một số nước đã có chính sách đối với lao động nước ngoài phải chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn nên tình trạng thất nghiệp

32 Nguồn:Xuân Nghi,Xuất khẩu lao động năm 2010 khai phá thị trường nào,

(http://vneconomy.vn/20091218082859423p0c5/xuat-khau-lao-dong-2010-khai-pha-thi-truong-nao.htm)

còn rất nhiều.Nên việc tăng cường công tác xuất khẩu lao động ra nước ngoài,đặt biệt là xuất khẩu lao động ra các thị trường mới cần lao động của Việt Nam là chính sách quan trọng nhất trong giai đoạn mà nền kinh tế cạnh tranh rất gây gắt. Chính vì thị trường xuất khẩu lao động ngày cành nhiều mà số lượng lao động đi làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài củng tăng theo nên củng góp phần cân bằng lao động giữa các vùng trong nước đồng thời tạo được ngày càng nhiều việc làm cho người lao động đang thất nghiệp góp phần đưa nền kinh tế vươn lên tầm cao mới.

2.2.1.2. Đào tạo được trình độ chuyên môn về lao động

Phần lớn những người đi làm việc ở nước ngoài trong thời gian vừa qua là lao động phổ thông, lao động có tay nghề thấp, chỉ có một số lao động là chuyên gia, kỹ thuật viên. Thông qua xuất khẩu lao động, do tiếp xúc với khoa học cộng nghệ tiên tiến, lao động Việt Nam với đức tính cần cù và trí thông minh đã tiếp thu được trình độ chuyên môn, kỹ thuật tiên tiến, nâng cao trình độ ngoại ngữ và nâng cao kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp, đây cũng là điều kiện tốt để từng bước đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước khi họ trở về nước.

Điều này đặc biệt được thể hiện rõ trong thời gian gần đây ta đã đưa nhiều lao động sang một số nước dưới hình thức vừa làm vừa học hỏi kinh nghiệm của các nước cần nuồn lao động của chúng ta trong một số ngành nghề sản xuất công nghiệp. Số lao động này trong thời gian thực tập nghề ở nước ngoài đã được các chủ doanh nghiệp đánh giá rất tốt. Cho tới khi trở về nước sau thời gian hợp đồng, các lao động này thường được ngay chính các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ưu tiên thu nhận vào làm việc. Nhiều người lao động ở nước ngoài trở về nay đều đang là hàng ngũ trụ cột ở nhiều nhà máy, xí nghiệp, một bộ phận đã đầu tư mở các doanh nghiệp tạo thêm việc làm cho người lao động. Họ là một nguồn vốn quý báo cho nước ta trong việc góp phần xây dựng đất nước

2.2.1.3. Tạo mối quan hệ với các quốc gia cần nguồn lao động Việt Nam Xuất khẩu lao động của nước ta hiện nay không chỉ vì mục tiêu giải quyết việc làm cho người lao động mà còn góp phần làm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước, tăng cường giao lưu quốc tế, củng cố cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Thông qua việc tiếp xúc, giao lưu với lao động nước ta, phần lớn các nước đều có điều kiện hiểu thêm về Việt Nam, về phong tục tập quán, nền văn hoá Việt Nam, công cuộc đổi mới và mong muốn làm bạn với các nước của nhân dân Việt Nam, góp phần vào việc thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở của Đảng và Nhà nước ta. Ngoài những giá trị thiết thực mang lại cho đất nước, xuất khẩu lao động còn góp phần tích cực, quan trọng trong việc củng cố các

mối quan hệ tại những nơi lao động ta đến làm việc. Thông qua người lao động, công nhân các nước cùng làm việc và người dân bản xứ có thể tìm hiểu về đất nước, con người cũng như truyền thống văn hoá Việt Nam. Từ đó làm cho các mối quan hệ ngày càng trở nên gắn bó mật thiết hơn. Ngoài các mối quan hệ của người lao động ra thì các mối quan hệ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa nhà nước với nhà nước cũng không ngừng được cải thiện. Do vậy xuất khẩu lao động một mặt đem lại những lợi ích kinh tế, xã hội to lớn, nhưng mặt khác lại góp phần củng cố các mối quan hệ hợp tác cũng như hội nhập quốc tế.

2.2.1.4. Tạo sự phát triển trong công tác quản lý nguồn lao động trong nước và ở nước ngoài

Sau một thập kỷ thực hiện cơ chế đổi mới về xuất khẩu lao động, đồng thời với việc tổ chức thực hiện đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, chúng ta vừa rút kinh nghiệm từ thực tế và từ các nước xuất khẩu lao động truyền thống, đồng thời từng bước hoàn thiện các chính sách và quy định pháp luật về xuất khẩu lao động. Cơ chế xuất khẩu lao động của ta hiện nay đã thích nghi được với cơ chế của thị trường lao động thế giới và đạt được những kết quả bước đầu tương đối tốt, tạo đà phát triển mạnh mẽ trong những năm tới cụ thể như sau :

- Vai trò quản lý Nhà nước được tăng cường; đã ban hành được một hệ thống văn bản pháp luật tương đối đầy đủ, thủ tục hành chính đã được đơn giản hoá.

- Đã hình thành một đội ngũ doanh nghiệp xuất khẩu lao động với nhiều đơn vị biết cách làm ăn trong cơ chế mới. Ngoài các doanh nghiệp chuyên doanh của Bộ Lao động, ta còn có một đội ngũ mạnh các doanh nghiệp tại các Bộ, Ngành, đoàn thể, địa phương và doanh nghiệp tư nhân tham gia hoạt động, trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, tạo thế cạnh tranh bình đẳng, chống độc quyền trong lĩnh vực này, đem lại lợi ích thiết thực cho người lao động.

- Đã tăng cường cộng tác đào tạo, giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đilàm việc ở nước ngoài.

2.2.2. Những hạn chế cần khắc phục để phát triển 2.2.2.1. Về cơ chế và chính sách

Việt Nam được đánh giá là một nước có nguồn lao động dồi dào, đội ngũ lao động có đặc tính cần cù chịu khó, ham học hỏi. Số lao động có trÌnh độ văn hoá chiếm tỷ trọng lớn. Việt Nam lại nằm trong khu vực có nền kinh tế năng động. Tuy vậy lĩnh vực xuất khẩu lao động của ta vẫn còn ở mức độ rất khiêm tốn, chưa xứng đáng với tiềm năng nhất là nông nghiệp, điều đó có lý do ở chỗ ta chưa đánh giá đúng vai trò quan trọng của công tác xuất khẩu lao động, từ đó không xác định được tính chiến lược của nó. Đường lối, chủ trương, chính sách có nhiều nhưng chồng

chéo giữa những chính sách và cách thức thực hiện không thông thoáng và chậm được sửa đổi, dẫn tới không theo kịp, lạc hậu với sự biến động của tình hình xuất khẩu lao động. Thực tế cho thấy Từ năm 1999 đến nay, cả nước đã có trên 300.000 người đi làm việc ở nước ngoài, nâng tổng số lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài trong thời điểm hiện nay lên khoảng 400.000 người. Thu nhập của người lao động bình quân những năm gần đây khoảng 1,5 tỉ USD/năm. Chất lượng nguồn lao động đưa đi làm việc ở nước ngoài từng bước được cải thiện, đội ngũ doanh nghiệp được hình thành, trong đó có nhiều doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả…

Tuy nhiên, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phát triển còn chưa tương xứng với tiềm năng của thị trường lao động trong nước và nhu cầu việc làm ngoài nước của người lao động. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong việc khai thác thị trường còn yếu; uy tín, chất lượng lao động Việt Nam còn thấp, tình trạng lao động vi phạm hợp đồng, cư trú bất hợp pháp còn khá phổ biến, nhất là ở những thị trường có thu nhập cao. Việc tuyển chọn, dạy nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho người lao động của nhiều doanh nghiệp và địa phương còn chưa tốt.

Hoạt động lừa đảo của các tổ chức, cá nhân không có chức năng còn xảy ra ở một số địa phương, cơ sở. Công tác quản lý của nhiều doanh nghiệp còn bất cập, chưa bảo vệ tốt quyền lợi của người lao động làm việc ở nước ngoài…Chính vì thế mà chúng ta thấy cơ chế và chính sách thực hiện việc đưa người lao động Việt nam ra nước ngoài làm việc tuy có phát triển theo từng giai đoạn nhưng củng chưa hoàn thiện và còn nhiều khó khan,hạn chế phải xem xét lại.33

2.2.2.2. Tổ chức quản lý và thực hiện

Việc phân cấp quản lý trong xuất khẩu lao động cũng là vấn đề phải bàn, hiện nay ngoài một số doanh nghiệp chuyên doanh xuất khẩu lao động của Bộ Lao động còn có các doanh nghiệp của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn, địa phương, đoàn thể… dẫn đến sự phối hợp giữa các cấp,các ngành chưa đồng bộ, hoạt động của các doanh nghiệp còn thiếu sự thống nhất, thậm chí còn có sự cạnh tranh không lành mạnh, giành giật thị trường,đối tác, dưới mọi hình thức. Nhà nước còn chưa đánh giá đúng và phát huy hết sự năng động của cơ chế thị trường, chủ trương cho người lao động tự khai thác hợp đồng là hoàn toàn đúng đắn, song vấn đề tổ chức thực hiện, kiểm tra, đôn đốc còn chưa thực hiện hợp lý, gây ra sự phiền hà, sách nhiễu, cản trở rất lớn cho người lao động.Việc quản lý lao động xuất khẩu ở tỉnh ta còn rất lúng túng, đơn vị quản lý chưa nắm bắt thông tin về người lao động khi họ đã đi ra nước ngoài. Nguyên nhân chính là do thiếu

33 Nguồn:Nguyễn hiền-Phương thảo,Luật xuất khẩu lao động mới chế tài có đủ mạnh? http://vietbao.vn/Viec- lam/Luat-Xuat-khau-lao-dong-moi-Che-tai-lieu-co-du-manh/30097825/267/

tính đồng bộ trong khâu chỉ đạo và thiếu sự liên hệ giữa chính quyền địa phương và doanh nghiệp đưa lao động đi xuất khẩu. Các doanh nghiệp không báo cáo về Sở Lao Động Thương Binh Xã Hội những thông tin liên quan đến người lao động sau khi đi xuất khẩu nên hầu như sở chưa quản lý được số lao động về nước đúng hạn, vi phạm hợp đồng… để phối hợp xử lý hoặc can thiệp bảo vệ quyền lợi khi có tranh chấp xảy ra34.

2.2.2.3. Công tác nghiên cứu thị trường

Công tác nghiên cứu thị trường, tìm kiếm và áp dụng các biện pháp mở rộng thị trường còn nhiều yếu kém. Thị trường lao động quốc tế đang có những biến động theo chiều hướng không có lợi cho ta do ảnh hưỏng của cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính - tiền tệ khu vực (1997 - 1998) và tình hình nền kinh tế của khu vực và thế giới hiện nay đòi hỏi cạnh tranh rất gay gắt làm cho nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài tại các quốc gia giảm sút đáng kể. Chính vì sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước xuất khẩu lao động trong khu vực, trong khi chất lượng lao động của nước ta còn non kém chủ yếu là lao động không có nghề nghiệp nên chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động quốc tế. Các doanh nghiệp của ta chưa đầu tư nghiên cứu, khai thác các thị trường còn tiềm năng tiếp nhận lao động mà chỉ tập trung vào một vài thị trường lân cận có thu nhập cao, mặc dù Nhà nước đã có sự khảo sát, định hướng và tạo mở thông thoáng về cơ chế.35

2.2.2.4. Chất lượng nguồn lao động xuất khẩu

Đội ngũ lao động xuất khẩu của nước ta số đông đi từ khu vực nông thôn. Chất lượng nguồn lao động xuất khẩu không cao. Thể lực của người Việt Nam yếu, tay nghề chưa đáp ứng được yêu cầu của công nghệ sản xuất hiện đại, ý thức tổ chức kỷ luật còn thấp, nhận thức về quan hệ không phù hợp với cơ chế thị trường của nước ngoài, khả năng ngoại ngữ kém. Vì vậy sức cạnh tranh của lao động Việt Nam trên thị trường lao động quốc tế còn thấp ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh tế chính trị của nước ta nhất là khi đội ngủ lao động đi làm việc ở nước ngoài củng đã mang theo những phong tục văn hóa của nước mình ra nước sở tại nên củng góp phần giới thiệu về văn hóa của Việt Nam với các nước tuyển dụng nguồn lao động nước ta.

34 Nguồn:Quản lý xuất khẩu lao động còn hạn chế. http://www.baomoi.com/Quan-ly-xuat-khau-lao-dong- con-han-che/47/3036275.epi

35 Nguồn:Một số vấn dề xuất khẩu lao động ở Việt Nam (GS.TS Đặng Đ́nh Đào – Đại học Kinh tế Quốc dân Nguồn: Tạp chí Kinh tế và Phát triển số 92- Tháng 2/2005)

2.2.2.5. Thủ tục hành chính

Thủ tục, giấy phép đưa lao động ra nước ngoài làm việc còn quá rườm rà, tốn nhiều thời gian, công sức. Nhất là thủ tục nhân sự, xuất nhập cảnh chưa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đáp ứng kịp thời nhu cầu lao động của nước ngoài, nhiều khi gây khó khăn rất lớn cho người lao động. Nó là nguyên nhân phát sinh của nhiều hiện tượng tiêu cực, vị phạm pháp luật. Trên thực tế, thủ tục nhân sự để cấp hộ chiếu phải qua nhiều cơ quan khác nhau kéo dài đến hơn 1 tháng thậm chí đến vài tháng làm người lao động phải chi phí một khoản tiền khá lớn và làm nản lòng người lao động

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT HÀNH CHÍNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG THỰC TRẠNG và KIẾN NGHỊ (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)