4. Một số vấn đề pháp lý về xuất khẩu lao động
4.5. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ xuất khẩu lao động
4.5.1. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xuất khẩu lao động
4.5.2.2. Nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
* Người lao động đi làm việc ở nước ngoài có các nghĩa vụ sau đây22:
- Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, tôn trọng phong tục, tập quán của nước tiếp nhận người lao động,đoàn kết với người lao động của nước tiếp nhận người lao động và người lao động của nước khác. Trong thời gian làm việc ở nước ngoài người lao động Việt Nam phải tôn trọng phong tục tập quán của nước bạn không ngừng phấn đấu nhằm mục đích đoàn kết, và giới thiệu những giá trị tốt đẹp về bản sác dân tộc Việt Nam và tuyệt đối không làm ảnh hưởng đến những truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc đồng thời tạo mối quan hệ tốt với người lao động của các nước bạn.
- Chủ động học nghề, học ngoại ngữ, tìm hiểu các quy định của pháp luật có liên quan. Tham dự đầy đủ các khóa đào tạo, giáo dục về nghề nghiệp, ngoại ngữ, văn hóa và một số quy định của pháp luật để làm nền tảng cơ bản cho người lao động giúp ích cho bản thân và phục vụ cho mục đích kinh tế xã hội của Việt Nam khi họ trở về nước.
- Tham gia khóa bồi dưỡng kiến thức cần thiết trước khi đi làm việc ở nước ngoài;
22 Điều 45 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 72/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc Hội khoá XI, kỳ họp thứ 10
- Tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động.Khi đi làm việc ở nước ngoài tuyệt đối tuân thủ pháp luật của cả hai quốc gia một bên là nước đưa người lao động đi xuất khẩu lao động và một bên là nước tiếp nhận nguồn lao động xuất khẩu của Việt Nam.
- Làm việc đúng nơi quy định,thực hiện nội quy khi làm việc và về nước sau khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng thực tập theo quy định của nước tiếp nhận người lao động.
- Chịu trách nhiệm về những thiệt hại do vi phạm hợp đồng đã ký theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động. Trong thời hạn làm việc ở nước ngoài người lao động Việt Nam phải tuân thủ pháp luật của nước sở tại tự chịu trách nhiệm về những vi phạm phám luật do bản thân gây ra theo pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước sở tại.
- Tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật Việt Nam và các hình thức bảo hiểm theo quy định của nước tiếp nhận người lao động;
- Nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật Việt Nam,pháp luật của nước tiếp nhận người lao động. Người lao động phải tuân thủ đúng quy định pháp luật về thuế thu nhập cá nhân một cách tự nguyện không có cưởng chế trường hợp làm việc ở những nước có đăng ký hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam thì người lao động chỉ thực hiện nghĩa vụ đóng thuế theo hiệp định mà nước sở tại dã ký với Việt Nam;
- Đóng góp vào quỹ hổ trợ việc làm ngoài nước theo quy định. Khi có yêu cầu về đóng góp vào quỹ hổ trợ việc làm thì người lao động phải tham gia vì đây là nghĩa vụ phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của nước ta.
*
* *
Toàn bộ chương I đã nêu được một cách khái quát về các vấn đề lý luận chung của xuất khẩu lao động và đặc điểm của xuất khẩu lao động của Việt nam và của một số thị trường trên thế giới, đồng thời người viết củng đưa ra một số quy định cụ thể của pháp luật trong nước đối với tình hình xuất khẩu lao động hiện nay. Đây là hoạt động mang tính tất yếu khách quan. Đứng trước tình hình phát triển xuất khẩu lao động thế giới bằng các kinh nghiệm tích lũy được từ hoạt động xuất khẩu lao động, việc phát triển lĩnh vực này đã và đang trở thành một trong những mục tiêu cấp bách của nước ta. Để có thể tiến tới thành công và những bước đi chắc chắn đòi hỏi chúng ta phải nắm rõ và nghiên cứu kỹ về vấn đề này. Chương I của luận văn sẽ là tiền đề cho việc phân tích thực trạng và triển vọng hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam trong
chương II và chương III và giúp cho người đọc nắm được một cách khái quát về vấn đề xuất khẩu lao động.