Đề tài, dự án KH&CN cấp tỉnh

Một phần của tài liệu Đầu tư nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ góp phần xây dựng nông thôn mới ở tỉnh cà mau (Trang 46 - 50)

Chương 4. Thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu và ứng dụng KH&CN phục vụ xây dựng NTM ở tỉnh Cà Mau

4.1. Thực trạng nghiên cứu và ứng dụng KH&CN phục vụ xây dựng NTM ở tỉnh Cà

4.1.2. Đề tài, dự án KH&CN cấp tỉnh

- Số lượng và cơ cấu các đề tài, dự án KH&CN cấp tỉnh phân theo lĩnh vực khoa học

Hàng năm, căn cứ vào định hướng chiến lược phát triển KH&CN của tỉnh và những yêu cầu trọng tâm về hoạt động KH&CN của các ngành, các địa phương trong tỉnh, UBND tỉnh Cà Mau ra quyết định phê duyệt danh mục đề tài, dự án KH&CN cấp tỉnh thực hiện trong năm.

Bảng 4.1: Cơ cấu đề tài, dự án KH&CN cấp tỉnh phân theo lĩnh vực khoa học Lĩnh vực khoa học Số đề tài, dự án Tỷ lệ (%)

Khoa học tự nhiên 4 6,9

Khoa học kỹ thuật và công nghệ 15 25,8

Khoa học y, dược 3 5,2

Khoa học nông nghiệp 33 56,9

Khoa học xã hội và nhân văn 3 5,2

Tổng cộng 58 100,0

Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cà Mau

Trong số 81 đề tài, dự án KH&CN cấp tỉnh được triển khai thực hiện từ năm 2010-2015 đã có 58 đề tài, dự án được đánh giá nghiệm thu. Trong các đề tài, dự án được nghiệm thu, số lượng đề tài, dự án thuộc lĩnh vực khoa học nông nghiệp chiếm

tỷ lệ cao nhất (56,9%), kế đến là các đề tài, dự án thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ (25,8%). Các lĩnh vực khoa học khác có số lượng đề tài, dự án còn thấp. Cơ cấu các đề tài, dự án KH&CN cấp tỉnh phân theo lĩnh vực khoa học trong giai đoạn 2010-2015 được trình bày cụ thể ở Bảng 4.1.

- Kinh phí thực hiện các đề tài, dự án KH&CN cấp tỉnh

Trên cơ sở số liệu thu thập được từ Sở KH&CN tỉnh Cà Mau, các giá trị thống kê liên quan đến kinh phí của các đề tài, dự án KH&CN cấp tỉnh đã được tính toán và được trình bày tóm tắt ở Bảng 4.2.

Bảng 4.2: Kinh phí thực hiện các đề tài, dự án KH&CN cấp tỉnh

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu N Nhỏ nhất Trung bình Lớn nhất Độ lệch chuẩn Kính phí thực hiện các

đề tài, dự án 58 41,8 286,50 860, 04 192, 89

Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cà Mau N: Số quan sát

Kết quả thống kê được trình bày ở Bảng 4.2 cho thấy kinh phí bình quân của một đề tài, dự án KH&CN cấp tỉnh trong giai đoạn 2010-2015 là 286,5triệu đồng.

Đây là nguồn kinh phí tương đối hợp lý để triển khai một đề tài, dự án KH&CN cấp tỉnh. Tuy nhiên, kinh phí được phê duyệt để thực hiện một đề tài, dự án có sự chênh lệch rất lớn. Cụ thể là, kinh phí thấp nhất cho một đề tài, dự án là 41,8 triệu đồng, trong khi kinh phí cao nhất cho một đề tài, dự án lên đến 860, 04 triệu đồng và độ lệch chuẩn của chỉ tiêu này là 192, 89 triệu đồng.

- Thông tin về chủ nhiệm đề tài, dự án

Một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng và hiệu quả của các đề tài, dự án là năng lực chuyên môn của các chủ nhiệm đề tài, dự án. Số liệu thống kê cho thấy, trong số 58 đề tài, dự án được nghiệm thu (2010-2015) có đến 44

đề tài, dự án (chiếm 75,9%) do các nhà khoa học trong tỉnh làm chủ nhiệm. Kết quả này hàm ý rằng, tỉnh Cà Mau có đội ngũ cán bộ KH&CN khá lớn có khả năng đáp ứng việc triển khai thực hiện các đề tài, dự án KH&CN. Đây cũng là nguồn nhân lực quan trọng trong triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM của tỉnh (Bảng 4.3).

Bảng 4.3: Thống kê về chủ nhiệm đề tài, dự án KH&CN cấp tỉnh

Thông tin về chủ nhiệm đề tài, dự án Số đề tài, dự án Tỷ lệ (%) Chủ nhiệm đề tài

- Trong tỉnh 44 75,9

- Ngoài tỉnh 14 24,1

Trình độ của chủ nhiệm đề tài, dự án

- Cử nhân/kỹ sư 34 58,6

- Thạc sỹ 13 22,4

- Tiến sỹ 6 10,3

- Phó giáo sư 4 7,0

- Giáo sư 1 1,7

Tổng cộng 58 100,0

Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cà Mau

Liên quan đến trình độ chuyên môn của chủ nhiệm các đề tài, dự án, số liệu thống kê cho thấy tất cả các chủ nhiệm đề tài, dự án có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên. Cụ thể là, có 34 chủ nhiệm đề tài, dự án (chiếm 58,6%) có trình độ đại học (cử nhân/kỹ sư) và 13 chủ nhiệm đề tài, dự án (chiếm 22,4%) có trình độ thạc sỹ. Đặc biệt là, trong số 58 đề tài, dự án cấp tỉnh được nghiệm thu trong giai đoạn 2010-2015, có 11 đề tài, dự án (chiếm 19%) mà chủ nhiệm có trình độ tiến sỹ, phó giáo sư và giáo sư (Bảng 4.3).

- Xếp loại các đề tài, dự án

Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đề tài, dự án KH&CN, việc đánh giá nghiệm thu đề tài, dự án có ý nghĩa hết sức quan trọng. Theo quy định hiện hành, việc đánh giá xếp loại các đề tài, dự án được chia làm 4 mức: xuất sắc, khá, trung bình và không đạt. Kết quả thống kê cho thấy các đề tài, dự án KH&CN cấp tỉnh được nghiệm thu xếp loại xuất sắc trong giai đoạn 2010-2015 chiếm tỷ lệ rất thấp (3,4%).

Kết quả trên thể hiện sự nghiêm túc trong đánh giá xếp loại các đề tài, dự án khi nghiệm thu. Ngoài ra, kết quả thống kê được trình bày ở Bảng 4.4. còn cho thấy phần lớn các đề tài, dự án được xếp loại khá (chiếm 53,4%) và trung bình (chiếm 36,2%) khi nghiệm thu. Đặc biệt là, có đến 4 đề tài, dự án (chiếm 6,9%) được hội đồng đánh giá không đạt khi tiến hành nghiệm thu.

Bảng 4.4: Xếp loại các đề tài, dự án KH&CN cấp tỉnh

Loại Số đề tài, dự án Tỷ lệ (%)

Xuất sắc 2 3,4

Khá 31 53,4

Trung bình 21 36,2

Không đạt 4 6,9

Tổng cộng 58 100,0

Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cà Mau

- Tiến độ thực hiện và chuyển giao ứng dụng

Một trong những tiêu chí dùng để đánh giá các đề tài, dự án KH&CN khi tiến hành nghiệm thu là tiến độ thực hiện đề tài. Vì các lý do khác nhau, nhiều đề tài, dự án được nghiệm thu trong giai đoạn 2010-2015 bị trễ so với thời hạn quy định trong hợp đồng KH&CN. Cụ thể là, có đến 36 đề tài, dự án (chiếm 62,1%) bị trễ hạn, chỉ có 22 đề tài, dự án (chiếm 37,9%) đề tài được nghiệm thu đúng hạn theo hợp đồng.

Liên quan đến việc chuyển giao kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án KH&CN vào thực tiễn ở địa phương, kết quả thống kê cho thấy có đến 2/3 số đề tài, dự án đã được chuyển giao để ứng dụng vào việc phát triển KT-XH ở địa phương, mang lại hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 1/3 các đề tài, dự án chưa được ứng dụng vào thực tiễn, mặc dù đã được nghiệm và đánh giá đạt yêu cầu. Do nhiều nguyên nhân như: các đề tài nghiên cứu cơ bản chậm đưa vào ứng dụng, một số đề tài, dự án khi triển khai nghiên cứu thành công lại gặp khó khăn thị trường tiêu thụ, nên trong thời gian tới tỉnh cần có giải pháp hữu hiệu thích hợp để khắc phục các hạn chế này.

Bảng 4.5: Tiến độ thực hiện và chuyển giao ứng dụng của các đề tài, dự án KH&CN cấp tỉnh

Tiêu chí Số đề tài, dự án Tỷ lệ (%)

Tiến độ thực hiện

- Đúng tiến độ 22 37,9

- Trễ tiến độ 36 62,1

Chuyển giao để ứng dụng

- Đã chuyển giao để ứng dụng 38 65,5

- Chưa chuyển giao để ứng dụng 20 35,5

Tổng cộng 58 100,0

Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cà Mau

Một phần của tài liệu Đầu tư nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ góp phần xây dựng nông thôn mới ở tỉnh cà mau (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)