Nhóm nhân tố về cá nhân nhà khoa học

Một phần của tài liệu Đầu tư nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ góp phần xây dựng nông thôn mới ở tỉnh cà mau (Trang 63 - 66)

Chương 4. Thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu và ứng dụng KH&CN phục vụ xây dựng NTM ở tỉnh Cà Mau

4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu và ứng dụng KH&CN phục vụ xây dựng NTM ở tỉnh Cà Mau: Kết quả khảo sát từ các nhà khoa học

4.3.3. Nhóm nhân tố về cá nhân nhà khoa học

Động cơ tham gia nghiên cứu KH&CN của các nhà khoa học được đánh giá thông qua nhiều tiêu chí. Bên cạnh mục tiêu nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phát triển năng lực nghiên cứu, sự đam mê, nguồn thu nhập, nâng cao uy tín được đánh giá rất khác nhau thông qua các nhà nghiên cứu khoa học. Mức độ quan

trọng của các nhân tố về động lực nghiên cứu của nhà khoa học được trình bày ở Bảng 4.19.

Kết quả khảo sát được trình bày ở Bảng 4.18 cho thấy, đa số đánh giá tầm quan trọng nghiên cứu KH&CN của các nhà khoa học là để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực nghiên cứu và niềm đam mê (điểm trung bình lần lượt là 4.2 và 3.9). Điều này cho thấy đối với các nhà khoa học, động cơ chủ yếu ảnh hưởng đến nghiên cứu KH&CN là tri thức, là khoa học, phục vụ cho nghề nghiệp và thỏa mãn sự đam mê, còn các động cơ khác chỉ là thứ yếu (thu nhập, được phân công, công tác thi đua, xét chức danh hay công việc bắt buộc).

Bảng 4.18: Thống kê mức độ quan trọng của các nhân tố về động lực nghiên cứu KH&CN của nhà khoa học

Nhân tố N Nhỏ

nhất

Trung bình

Lớn nhất

Độ lệch chuẩn - Nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ bắt

buộc 59 2,0 3,4 5,0 0,7

- Nghiên cứu khoa học là niềm đam mê 59 2,0 3,9 5,0 0,9 - Nghiên cứu khoa học là để tăng thu nhập 59 1,0 3,3 5,0 1,0 - Nghiên cứu khoa học để nâng cao trình

độ chuyên môn, năng lực nghiên cứu 59 3,0 4,2 5,0 0,7 - Nghiên cứu khoa học để phục vụ cho

công việc đang được phân công (ví dụ như phục vụ cho việc giảng dạy nếu nhà khoa học là giảng viên)

59 1,0 3,8 5,0 0,8

- Nghiên cứu khoa học để nâng cao uy tín 59 1,0 3,4 5,0 0,9 - Nghiên cứu khoa học để phục vụ cho việc

xét thi đua, xét chức danh, chuyển ngạch 59 1,0 3,2 5,0 1,0 Nguồn: Số liệu khảo sát các nhà khoa học (02/2016)

4.3.3.2. Năng lực nghiên cứu của nhà khoa học

Để có được thành công trong nghiên cứu KH&CN, không chỉ đòi hỏi nhà nghiên cứu có động lực nghiên cứu, môi trường nghiên cứu tốt mà còn đòi hỏi phải đảm bảo được năng lực nghiên cứu khoa học. Năng lực nghiên cứu khoa học là khả năng sáng tạo, phát hiện ra tri thức mới, công nghệ mới, đưa ra các giải pháp hiệu quả và thiết thực. Do đó, tiêu chí này luôn được xem là nền tảng để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học, và mức độ quan trọng của các tiêu chí trong nhóm nhân tố này được đánh giá bởi các nhà nghiên cứu thể hiện ở Bảng 4.19.

Bảng 4.19: Thống kê mức độ quan trọng của các nhân tố về năng lực nghiên cứu của nhà khoa học

Nhân tố N Nhỏ

nhất

Trung bình

Lớn nhất

Độ lệch chuẩn - Trình độ, năng lực chuyên môn của nhà

khoa học 59 3,0 4,3 5,0 0,7

- Kinh nghiệm, kỹ năng NCKH của nhà

khoa học 59 3,0 4,2 5,0 0,7

- Trình độ tin học, ngoại ngữ của nhà khoa

học 59 2,0 3,9 5,0 0,6

- Khối lượng công việc khác của nhà khoa

học 59 1,0 3,7 5,0 0,7

Nguồn: Số liệu khảo sát các nhà khoa học (02/2016)

Qua kết quả khảo sát được trình bày ở Bảng 4.19 cho thấy, năng lực nghiên cứu của nhà khoa học bao gồm nhiều yếu tố như trình độ năng lực chuyên môn, kinh nghiệm kỹ năng nghiên cứu, trình độ tin học, ngoại ngữ và cùng lúc có đảm nhận các công việc khác hay không. Theo kết quả xử lý thống kê cho thấy trình độ năng lực chuyên môn và kinh nghiệm, kỹ năng nghiên cứu là hai nhân tố thiết yếu cần phải đáp ứng để phục vụ công tác nghiên cứu và triển khai kết quả ứng dụng nên được các nhà nghiên cứu đánh giá rất quan trọng (điểm trung bình đạt trên 4).

Nhìn chung, kết quả này rất phù hợp với thực tế trong nghiên cứu khoa học, vì nhà khoa học có năng lực chuyên môn cao sẽ có kiến thức rộng về lĩnh vực mà mình nghiên cứu. Kết hợp với những kinh nghiệm, kỹ năng tích lũy trong quá trình nghiên cứu, nhà khoa học có thể rút ngắn thời gian để định hướng đề tài, thực hiện và triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Đầu tư nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ góp phần xây dựng nông thôn mới ở tỉnh cà mau (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)