Những khó khăn, trở ngại trong hoạt động nghiên cứu và ứng dụng KH&CN phục vụ xây dựng NTM ở tỉnh Cà Mau

Một phần của tài liệu Đầu tư nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ góp phần xây dựng nông thôn mới ở tỉnh cà mau (Trang 67 - 70)

Chương 4. Thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu và ứng dụng KH&CN phục vụ xây dựng NTM ở tỉnh Cà Mau

4.4. Những khó khăn, trở ngại trong hoạt động nghiên cứu và ứng dụng KH&CN phục vụ xây dựng NTM ở tỉnh Cà Mau

Để tìm hiểu những khó khăn, trở ngại trong quá trình thực hiện các đề tài, dự án KH&CN, cũng như việc triển khai các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn, tác giả đã đề nghị các nhà khoa học (cán bộ KH&CN) đã từng tham gia chủ nhiệm các đề tài, dự án KH&CN được triển khai tại tỉnh Cà Mau liệt kê những khó khăn, trở ngại mà họ đã từng gặp phải trong quá trình thực hiện. Kết quả khảo sát các nhà khoa học về vấn đề này được trình bày tóm tắt ở Bảng 4.16.

Bảng 4.21: Những khó khăn trong thực hiện nghiên cứu và ứng dụng KH&CN

STT Khó khăn, trở ngại Tần suất Tỷ lệ

(%)

1 Kinh phí thấp 35 59,3

2 Thủ tục thanh toán còn rườm rà 22 37,3

3 Thời gian xét duyệt đề tài kéo dài 18 30,5 4 Điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế 16 27,1 5 Chưa có sự phối hợp từ chính quyền địa phương 14 23,7

6 Năng lực nghiên cứu còn hạn chế 12 20,3

7 Sản phẩm tạo ra từ các đề tài, dự án có hiệu quả

kinh tế thấp 12 20,3

8 Thiếu kinh phí đối ứng 11 18,6

9 Khả năng tiếp nhận tiến bộ KH&CN của người dân

còn thấp 8 13,6

Nguồn: Số liệu khảo sát các nhà khoa học (02/2016)

Kết quả khảo sát cho thấy có 9 khó khăn, trở ngại chính mà các nhà học gặp phải trong quá trình thực hiện các đề tài, dự án KH&CN cũng như trong quá trình chuyển giao các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. Khó khăn lớn nhất được nhiều chủ nhiệm đề tài, dự án đưa ra đó là vấn đề tài chính và các thủ tục hành chính trong quá trình xét duyệt và thanh, quyết toán kinh phí các đề tài, dự án. Cụ thể là, có đến 35 trong tổng số 59 chủ nhiệm đề tài (chiếm 59,3%) được khảo sát cho rằng kinh phí được phê duyệt cho các đề tài, dự án còn thấp. Ngoài ra, đối với các dự án khi triển khai ứng dụng các nhà khoa học còn gặp phải một trở ngại nữa là thiếu nguồn vốn để đối ứng. Cũng liên quan đến vấn đề tài chính, nhiều nhà khoa học (22 trên tổng số 59 người được khảo sát) còn cho rằng thủ tục thanh toán kinh phí thực hiện đề tài, dự án còn rườm rà và bất cập, kinh phí đôi khi được cấp chậm trễ so với hợp đồng và trễ so với nhu cầu triển khai đề tài. Về thủ tục hành chính, có 30,5%

các nhà khoa học được khảo sát cho rằng thủ tục xét duyệt đề tài khá rườm rà cũng là một khó khăn, trở ngại đối với họ, bởi vì thủ tục xét duyệt rườm rà đã dẫn đến thời gian xét duyệt kéo dài, làm mất đi tính thời sự cũng như ý nghĩa thực tiễn của các đề tài, dự án.

Ngoài các khó khăn ở trên, điều kiện cơ sở vật chất hạn chế, năng lực nghiên cứu của bản thân các nhà khoa học cũng là những trở ngại trong việc thực hiện các đề tài, dự án. Đối với các đề tài, dự án thuộc các lĩnh vực ngoài lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, máy móc, trang thiết bị phục vụ cho nghiên cứu có một vai trò hết sức quan trọng trong sự thành công của một đề tài, dự án. Vì vậy, có đến 27,1%

số nhà khoa học được khảo sát cho rằng điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế là một trở ngại trong việc thực hiện các đề tài, dự án. Bên cạnh đó, năng lực nghiên cứu cũng là một khó khăn khi thực hiện các đề tài, dự án khi có đến 12 trên 59 nhà khoa học được khảo sát xác nhận vấn đề này. Trong quá trình thực hiện đề tài, dự án, một số nhà khoa học còn cho rằng họ không nhận được sự phối hợp từ chính quyền địa phương nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện cũng như triển khai đề tài, dự án.

Trong quá trình chuyển giao các kết quả nghiên cứu cho các đối tượng có liên quan, ngoài khó khăn về kinh phí đối ứng như đã trình bày ở trên, các chủ nhiệm đề tài, dự án còn gặp phải các khó khăn như: sản phẩm tạo ra từ các đề tài, dự án chưa cao và khả năng ứng dụng của người dân còn thấp. Hiệu quả kinh tế thấp của các sản phẩm được tạo ra từ các đề tài, dự án thể hiện ở những điểm sau: (1) giá thành sản phẩm nông sản sạch còn cao nên khó cạnh trạnh trên thị trường, (2) thị trường tiêu thụ gặp khó khăn như “được mùa mất giá”... Liên quan đến khó khăn về khả năng ứng dụng các kết quả nghiên cứu từ các đề tài, dự án của người dân còn thấp, điều này có thể được lý giải là do trình độ dân trí của người dân trên địa bàn tỉnh còn thấp và khả năng tài chính của người dân còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Đầu tư nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ góp phần xây dựng nông thôn mới ở tỉnh cà mau (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)