Khái quát địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG BẢNG GIÁ ĐẤT Ở ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 3 TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 30 - 34)

PHẦN I: TỔNG QUAN I.1. Các khái niệm chung về đất đai

I.6. Khái quát địa bàn nghiên cứu

I.6.1. Vị trí địa lý 1. Vị trí địa lý

Quận 3 là quận trung tâm của Thành Phố Hồ Chí Minh, có tọa độ địa lý từ 10046’15’’ đến 10047’30’’ vĩ độ Bắc và từ 106039’45’’ đến 106041’35’’ kinh độ Đông, gồm 14 phường với tổng diện tích tự nhiên là 492,8755 ha, chiếm 0,24% tổng diện tích tự nhiên của toàn Thành Phố Hồ Chí Minh, có ranh giới như sau:

- Phía Bắc giáp Quận Phú Nhuận - Phía Đông giáp Quận 1

- Phía Nam giáp Quận 5 - Phía Tây giáp Quận 10

- Phía Tây Bắc giáp Quận Tân Bình

Với vị trí nằm ở trung tâm Thành Phố, Quận 3 có cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh nên có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc phát triển và giao lưu kinh tế - văn hóa - xã hội với các khu vục trong nước và thế giới.

2. Địa hình

Địa hình thấp, tương đối bằng phẳng, dốc theo hướng Đông – Tây, cao độ mặt đất trung bình khoảng 2 – 4m.

3. Thủy văn

Thủy văn chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ bán nhật triều của sông Sài Gòn thông qua kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè dài khoảng 3,5km chảy qua địa bàn Quận 3.

Quận 3 chia thành 2 vùng tiêu biểu:

- Vùng cao không chịu ảnh hưởng của thủy triều ( từ Phường 1-> 6) - Vùng thấp có ảnh hưởng của thủy triều ( từ phường 7 -> 14) 4.Khí hậu

Quận 3 cũng như toàn Thành Phố Hồ Chí Minh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với hai mùa mưa nắng rõ rệt.

- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11.

- Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

+ Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 27,90C + Lượng mưa trung bình khoảng 1900mm/năm.

+ Độ ẩm bình quân là 79,5%

+ Hướng gió chủ yếu là gió Tây Nam từ tháng 4 – 9, gió Đông Bắc từ tháng 11 – 2

+ Gió: hướng gió thay đổi nhiều trong năm, chủ yếu là gió Tây Nam và Đông - Đông Nam. Tốc độ gió trung bình là 3m/s, mạnh nhất là 22,6 m/s. Hầu như không có bão (nếu có chỉ có gió cấp thấp do ảnh hưởng bão từ nơi khác đến).

+ Bức xạ: tổng bức xạ mặt trời tương đối lớn là 368Kcal/cm2. + Độ bốc hơi:

 Trung bình: 3,7 mm/ngay

 Cao tuyệt đối: 13,8mm/ngay

I.6.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 1. Phát triển cơ sở hạ tầng

Quận 3 là quận nội thành trung tâm Thành Phố Hồ Chí Minh, được xác định là trung tâm hành chính, văn hóa, thể dục thể thao, thương mại dịch vụ,… Trong những năm gần đây, đô thị đã có nhiều thay đổi. Các công trình xây dựng như trụ sở làm việc của các cơ quan, công trình phúc lợi xã hội, mạng lưới điện chiếu sáng đô thị, mạng lưới thông tin, bưu điện, dịch vụ ngân hàng, thương mại, du lịch… nhà ở đang được cải tạo, nâng cấp với kiến trúc khang trang, hiện đại. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như cấp thoát nước, cây xanh, điện chiếu sáng, thu gom rác thải… đang trong thời kỳ cải tạo, xây dựng. Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, cấp điện, bưu chính viễn thông, cơ sở văn hóa xã hội phục vụ công cộng cho các khu dân cư đã có nhiều đổi mới và từng bước đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

- Hệ thống giao thông

Hệ thống giao thông của Quận 3 tương đối hoàn chỉnh, các tuyến đường bộ liên kết với nhau và nối kết với các khu vực lân cận của Thành Phố và các tỉnh khác. Quận

3 có nhà ga đường sắt đầu mối giao thông lớn cả nước, gần sân bay Tân Sơn Nhất và bến cảng Sài Gòn.

+ Giao thông đường sắt: Trên địa bàn Quận 3 có ga Hòa Hưng, đầu mối vận chuyển hành khách và hàng hóa của tuyến đường sắt Bắc – Nam, phục vụ cho việc đi lại của nhân dân khu vục phía Nam và luân chuyển hàng hóa, thúc đẩy ngành Dịch vụ - Thương mại phát triển.

+ Giao thông đường bộ: Mạng lưới giao thông đường bộ của Quận 3 có 39,34km đường, chiều rộng mặt đường bình quân là 10m, trong đó có các tuyến giao thông mang tính kết nối với khu vực như đường Nguyễn Thị Minh Khai, đường Cách Mạng Tháng Tám, đường Điện Biên Phủ, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, đường Võ Thị Sáu, đường Lê Văn Sỹ, đường Hai Bà Trưng... Những năm gần đây thực hiện chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm hẻm, một số hẻm đã được cải tạo nâng cấp bê tong và nhựa hóa tạo điều kiện cải thiện đời sống, đi lại của nhân dân. Tuy nhiên, trên địa bàn Quận vẫn còn nhiều hẻm nhỏ gây khó khăn cho việc phòng cháy, chữa cháy và việc đi lại của người dân.

+ Giao thông đường thủy: Mạng lưới giao thông đường thủy trên địa bàn Quận không đáng kể, chủ yếu là tuyến giao thông dọc theo kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè chỉ đáp ứng nhu cầu nhỏ về vận chuyển hàng hóa.

- Bưu chính viễn thông

Cùng với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội thì tốc độ phát triển mạng lưới công nghệ, dịch vụ viễn thông bùng nổ khá nhanh về chất lượng và số lượng , phủ kín trên toàn Quận, cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của nhân dân.

- Năng lượng

Mạng lưới điện được phủ khắp 100% số phường trên toàn Quận, điện năng cung cấp đủ cho nhu cầu các ngành Dịch vụ - Thương mại, sản xuất công nghiệp và các ngành khác và được bố trí dọc theo các trục lộ chính. Ngoài ra còn có mạng lưới các trạm cung cấp xăng dầu cho các phương tiện giao thông hoạt động, đáp ứng cho nhu cầu của nhân dân. Mạng lưới đường dây dẫn điện còn chưa hoàn chỉnh và đảm bảo an toàn.

- Văn hóa – xã hội:

+ Giáo dục và đào tạo

Trong năm 2006 – 2007, toàn Quận có 71 trường với 58.567 học sinh các cấp, trong đó: bậc mẫu giáo, Mầm non có 28 trường, bậc Tiểu học có 22 trường, bậc Trung học cơ sở có 17 trường, bậc Trung học phổ thông có 04 trường (trong đó có 01 trường phổ thông cấp 2 và 3). Ngoài ra, trên địa bàn Quận có 05 trường Đại học (Đại học Kinh Tế, Đại học Kiến Trúc, Đại học Mở Bán Công, Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ, Đại học Hoa Sen), 01 trường Công Nhân Kỹ Thuật, 01 trung tâm dạy nghề Quận 3.

Hàng năm đào tạo nhiều lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Quận nói riêng và cả nước nói chung.

Mạng lưới trường lớp đã xây dựng cơ bản đảm bảo yêu cầu dạy và học. Chất lượng và hiệu quả đào tạo các ngành, các cấp đều tăng. Huy động trẻ 6 tuổi đi học đúng độ tuổi đạt 100%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cuối cấp học và thi đậu vào các trường Đại hoc và Cao đẳng đều tăng hàng năm.

Tuy nhiên, diện tích quỹ đất dành cho giáo dục đào tạo còn thiếu và bố trí không phù hợp, một số trường diện tích quá nhỏ và kiến trúc xây dựng nhà phố không phù hợp với công tác giáo dục nhưng do có vị trí thuận lợi, chất lượng dạy và học trên địa bàn có chất lượng nên Quận 3 còn chịu áp lực số học sinh từ các địa bàn khác đến học tập.

+ Y tế

Đất cơ sở y tế trên địa bàn Quận 3 là 7,7385ha. Quận có 02 trung tâm y tế Quận và 14 trạm y tế Phường. Ngoài ra còn có nhiều cơ sở y tế của Trung Ương, Thành Phố và các ngành với các bệnh viện chuyên khoa như: Bệnh viện Mắt, bệnh viện Da liễu, bệnh viện Tai mũi họng, bệnh viện Bình dân, viện Pasteur …

Hoạt động của các tuyến y tế cơ sở đã từng bước đảm bảo công tác chăm lo sức khỏe, khám chữa bệnh của nhân dân trong và ngoài Quận, thực hiện đầy đủ các phong trào tiêm chủng chống dịch bệnh, điều trị, quản lý các bệnh xã hội và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

+ Văn hóa

Quận 3 có 5 di tích cách mạng thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, 02 bảo tàng, 03 đình, 03 đền, 09 miếu, 10 chùa, 08 nhà thờ. Trong đó có 03 di tích lịch sử cách mạng được xếp hạng cấp Quốc gia, 02 di tích kiến trúc nghệ thuật. Ngoài ra công trình văn hóa cấp Quận có 04 cơ sở, cấp phường có 04 cơ sở. Lĩnh vực văn hóa – xã hội của Quận có những tiến bộ mới, đời sống văn hóa tinh thần được nâng lên.

Thực hiện cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư”

thu hút trên 90% hộ dân tham gia. Đến nay có 85,73% hộ trong Quận đạt chuẩn gia đình văn hóa.

Tuy nhiên, diện tích đất và cơ sở vật chất văn hóa còn thiếu, chưa đáp ứng kịp theo yêu cầu hoạt động văn hóa – xã hội. Một số phường còn chưa có quỹ đất cho các hoạt động văn hóa .

+ Thể dục thể thao

Đất thể dục thể thao trên địa bàn Quận có diện tích là 2,3793ha. Quận có 02 nhà thi đấu, 02 sân bóng chuyền, 05 sân cầu lông, 04 hồ bơi, 17 sân tennis. Hoạt động thể dục thể thao phát triển mạnh, tập hợp được số đông lực lượng các vận động viên chuyên và không chuyên tham gia luyện tập, thông qua các giải thể thao truyền thống.

Có cơ sở vật chất tốt cộng với phong trào thể dục thể thao của Quận phát triển rất mạnh so với các Quận khác trong toàn Thành Phố, nhiều năm liền được công nhận là đơn vị có phong trào quần chúng tham gia thể thao xuất sắc.

+ An ninh quốc phòng

Là Quận trung tâm nên công tác an ninh quốc phòng luôn được Đảng bộ, chính quyền Thành Phố và Quận quan tâm. Công tác đấu tranh chống các tệ nạn xã hội đã có những hiệu quả tích cực. Qua phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, nhân dân Quận 3 đã tích cực giám sát, tố giác tội phạm và các tệ nạn cờ bạc, mại dâm, ma túy. Không để xảy ra tình trạng tội phạm hoạt động theo kiểu xã hội đen, xóa các tụ điểm tiêm chích, mua bán ma túy, gái mại dâm, tập trung các đối tượng nghiện vào trung tâm, trường trại, ngăn chặn nạn đua xe trái phép …

Những năm qua Quận đã phân bổ quỹ đất thích hợp dành cho an ninh quốc phòng. Hiện đất an ninh quốc phòng có diện tích 3,9783 ha chủ yếu là trụ sở phục vụ

cho an ninh quốc phòng các cấp. Tuy nhiên một số trụ sở công an phường diện tích còn chưa hợp lý để xây dựng trụ sở đảm bảo phục vụ chức năng nhiệm vụ, quỹ nhà đất làm trụ sở còn do UBND quản lý chưa tách ra quản lý theo đất an ninh quốc phòng.

- Dân số

Theo số liệu thống kê dân số Quận 3 năm 2006, tổng số hộ trong Quận là 42.697 hộ, tổng dân số là 198.631 người, trong đó nữ là 107.338 người, số người bình quân một hộ là 4,6 người. Mật độ dân số bình quân 40.293 người/km2. Mật độ dân số trong Quận phân bố không đồng đều, mật độ cao nhất ở phường 1 (79,79 ngươi/km2), mật độ thấp nhất ở Phường 6 (12,99 người/km2)

Về thành phần dân tộc, dân số chủ yếu là đồng bào dân tộc Kinh chiếm 95,71%, dân tộc Hoa chiếm 3,78%, còn lại là các dân tộc khác như: Khơmer, Chàm, Chăm, Tày, Nùng, Mường, …

Những năm qua lực lượng lao động trên địa bàn Quận có xu hướng tăng, tỷ lệ lao động năm 2007 chiếm 71,15%, số người trong độ tuổi lao động tăng dần, số, số lao động làm việc tăng dần trong các ngành Thương mại – Dịch vụ, số lao động có tay nghề tăng lên.

Đời sống của cán bộ công nhân viên, người lao động được cải thiện, mức sống tăng lên. Vấn đề chăm lo nhà ở cho gia đình diện chính sách và dân nghèo được Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân Quận 3 đặc biệt quan tâm. Đến nay, diện chính sách và dân nghèo được tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương.

2. Phát triển kinh tế

Mạng lưới thương mại dịch vụ phát triển mạnh đa dạng các ngành hàng, hệ thống siêu thị hiện đại, có quy mô lớn. Các hoạt động trong các ngành nghề đa dạng đã giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động trong quận và thu hút số lượng lớn khách vãng lai tham gia vào các hoạt động dịch vụ, tạo được nguồn ngân sách tương đối lớn, ổn định cho quận.

Trong thời gian qua, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội từ công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp sang thương mại dịch vụ đã làm quy hoạch chung Quận 3 thay đổi khá lớn so với trước đây

Tốc độ tăng trưởng doanh thu Dịch vụ - Thương mại tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2000 – 2006 là 22,1% (vượt 10,1% so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ đề ra). Giá trị sản xuất ngành Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2000 – 2006 là 7,1% (vượt 1,1% so với nghị quyết Đại hội Đảng bộ đề ra). Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế có sự chuyển biến tích cực theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước. Tăng nhanh tỷ trọng ngành Dịch vụ - Thương mại và giảm tỷ trọng ngành Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp. Các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn không hiệu quả đã thực hiện cổ phần hóa thành các Công ty cổ phần có vốn của Nhà nước. Kinh tế ngoài quốc doanh từng bước khai thác được vốn và trí tuệ của nhân dân đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế giỏi, nhiều doanh nghiệp làm ăn hiệu quả.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG BẢNG GIÁ ĐẤT Ở ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 3 TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)