CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.2. QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.2.1. Quy trình phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp - Bước 1:Chuẩn bị cho công tác phân tích
Xác định mục tiêu, kế hoạch phân tích. Từ đó lập kế hoạch chi tiết về:
nguồn thông tin sử dụng, thời gian tiến hành phân tích, số lƣợng nhân sự phục vụ cho công tác phân tích…Thu thập và sử lý sơ bộ các nguồn thông tin bên trong và bên ngoài DN.
- Bước 2: Tiến hành phân tích
Tính toán các chỉ tiêu, nhóm chỉ tiêu tài chính cần thiết, trên cơ sở đó tùy theo góc độ nghiên cứu khác nhau sẽ đi sâu vào phân tích các nội dung liên quan. Lập bảng biểu để phân tích các chỉ tiêu đã tính toán nhằm đánh giá và tìm hiểu nguyên nhân liên quan đến tình hình tài chính.
- Bước 3: Báo cáo kết quả phân tích
Đƣa ra những nhận xét, đánh giá về tình hình của DN. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm phát huy những điểm mạnh và hạn chế những khuyết điểm, lập kế hoạch dự báo cho năm tới.
1.2.2. Phương pháp phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp a/ Phương pháp so sánh
Là phương pháp phổ biến nhất trong phân tích tài chính nhằm nghiên cứu sự biến động và xác định mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích.
Để vận dụng phương pháp so sánh, cần quan tâm đến tiêu chuẩn so sánh, điều kiện so sánh của chỉ tiêu phân tích cũng nhƣ kỹ thuật so sánh.
- Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu gốc đƣợc chọn làm căn cứ so sánh. Khi phân tích BCTC, nhà phân tích thường sử dụng các gốc sau:
+ Sử dụng số liệu tài chính ở nhiều kỳ trước để đánh giá và dự báo xu hướng của chỉ tiêu tài chính.
+ Sử dụng số liệu trung bình ngành để đánh giá sự tiến bộ về hoạt động tài chính của DN so với mức trung bình tiên tiến của ngành.
+ Sử dụng các số kế hoạch, các số dự toán để đánh giá DN có đạt đƣợc các mục tiêu tài chính trong năm hay không.
- Điều kiện so sánh: các chỉ tiêu phân tích phải phản ánh cùng nội dung kinh tế, có cùng phương pháp tính toán và có đơn vị đo lường như nhau và phải tuân thủ theo chuẩn mực kế toán hiện hành.
Phương pháp so sánh có thể thực hiện theo 3 hình thức: so sánh ngang, so sánh dọc và so sánh xác định xu hướng, tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu.
Phương pháp này cho phép dễ dàng nhận ra sự thay đổi của các đại lượng tài chính qua các kỳ kinh doanh, hay trong xu hướng chung của toàn ngành, nhanh chóng đƣa ra đƣợc những nhận xét đánh giá cần thiết về những biến đổi đó, là cơ sở để điều chỉnh các hoạt động tài chính trong tương lai.
Để việc so sánh thực sự có hiệu quả và đạt giá trị cao thì nguồn thông tin phải đảm bảo đầy đủ, các số liệu phải đƣợc so sánh qua một chuỗi thời gian đủ dài để có thể đưa ra được xu hướng thay đổi rõ ràng, việc tính toán các chỉ tiêu trong so sánh phải đảm bảo đồng nhất tạo cơ sở để so sánh một cách chính xác và có ý nghĩa.
b/ Phương pháp phân tích nhân tố
Là phương pháp thiết lập công thức tính toán các chỉ tiêu kinh tế, tài chính trong mối quan hệ với các nhân tố ảnh hưởng. Trên cơ sở mối quan hệ giữa chỉ tiêu phân tích và các nhân tố ảnh hưởng, sử dụng các phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố và phân tích tính chất ảnh hưởng của các nhân tố tới chỉ tiêu phân tích. Có các phương pháp xác định nhân tố ảnh hưởng như sau:
Phương pháp thay thế liên hoàn: Là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố bằng số tương đối và số tuyệt đối. Thực hiện vệc
xác định ảnh hưởng của các nhân tố thông qua việc thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố để xác định trị số của các chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi.
Phương pháp này có những nguyên tắc sau:
- Thiết lập mối quan hệ toán học của các nhân tố ảnh hưởng với chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định, từ nhân tố số lƣợng đến nhân tố chất lượng; trong trường hợp có nhiều nhân tố số lượng hay chất lượng thì nhân tố chủ yếu, quan trọng được xếp trước các nhân tố thứ yếu còn lại.
- Lần lượt thay thế, nhân tố lượng được thay thế trước rồi đến nhân tố chất; nhân tố đƣợc thay thế thì lấy giá trị thực tế; nhân tố chƣa đƣợc thay thế thì giữ nguyên kỳ gốc; nhân tố đã đƣợc thay thế thì lấy giá trị thực tế; cứ mỗi lần thay thế tính ra giá trị của lần thay thế đó; lấy kết quả tính đƣợc trừ đi kết quả lần thay thế trước nó ta xác định được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó.
- Tổng đại số mức ảnh hưởng của các nhân tố phải bằng đối tượng phân tích (là số chênh lệch giữa kỳ phân tích và kỳ gốc).
Phương pháp thay thế liên hoàn có thể chỉ rõ mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, qua đó phản ánh nội dung bên trong của hiện tƣợng kinh tế.
Tuy nhiên khi xác định ảnh hưởng của nhân tố nào đó, phải giả định các nhân tố khác không đổi, nhưng thực tế, có trường hợp các nhân tố khác đều cùng thay đổi. Khi sắp xếp trình tự các nhân tố, trong nhiều trường hợp, để phân biệt nhân tố nào là số lƣợng, nhân tố nào là chất lƣợng là vấn đề không đơn giản. Nếu phân biệt sai thì việc sắp xếp và kết quả tính toán các nhân tố cho ta kết quả không còn chính xác.
Phương pháp số chênh lệch: Là hệ quả của phương pháp thay thế liên hoàn, áp dụng khi các nhân tố ảnh hưởng có quan hệ tích số với chỉ tiêu phân tích. Về mặt toán học, phương pháp số chênh lệch là hình thức rút gọn của phương pháp thay thế liên hoàn bằng cách đặt thừa số chung. Vì vậy, khi thực hiện phương pháp số chênh lệch phải tuân thủ đầy đủ nội dung, các bước
tiến hành của phương pháp thay thế liên hoàn. Phương pháp số chênh lệch chỉ khác phương pháp thay thế liên hoàn ở bước sau:
– Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a:
Δa = a1- a0).b0.c0
– Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b:
Δb = a1(b1-b0) c0
– Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c:
Δc = a1.b1(c1-c0)
Tổng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố được xác định bằng đối tượng phân tích là ΔY giống phương pháp thay thế liên hoàn):
ΔY = Δa + Δb + Δc
Phương pháp cân đối: Dựa trên cơ sở sự cân bằng về lượng giữa hai mặt của các yếu tố với quá trình kinh doanh, phương pháp này được sử dụng để tính mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố khi chúng có quan hệ tổng với chỉ tiêu phân tích. Để tính ảnh hưởng của nhân tố nào đó chỉ việc tính chênh lệch giữa thực tế với kế hoạch (kỳ gốc) của bản thân nhân tố đó mà không cần quan tâm đến các nhân tố khác.
Phương pháp xác định tính chất của các nhân tố: Việc phân tích được thực hiện thông qua việc làm rõ và giải quyết các vấn đề nhƣ: chỉ rõ mức độ ảnh hưởng, xác định tính chất chủ quan, khách quan của từng nhân tố ảnh hưởng, phương pháp đánh giá và dự đoán cụ thể, đồng thời xác định ý nghĩa của nhân tố tác động đến chỉ tiêu đang nghiên cứu, xem xét.
c/ Phương pháp phân tích tương quan
Phương pháp phân tích tương quan là phương pháp thống kê áp dụng vào việc phân tích nhằm biểu hiện và nghiên cứu mối liên hệ tương quan giữa các chỉ tiêu của hiện tƣợng kinh tế xã hội.
Mục đích của phương pháp phân tích tương quan là ước lượng mức độ
liên hệ tương quan) giữa các biến độc lập (các biến giải thích) đến biến phụ thuộc (biến được giải thích), hoặc ảnh hưởng của các biến độc lập với nhau (các yếu tố nguyên nhân).
Quá trình phân tích tương quan gồm những nội dung sau:
- Phân tích định tính về bản chất của mối quan hệ, đồng thời dùng phương pháp phân tổ hoặc đồ thị để xác định tính chất và xu thế của mối quan hệ đó. Ta cần thực hiện 4 bước như sau:
B1/ Giải thích sự tồn tại thực tế và bản chất của mối liên hệ bằng phân tích lý luận. Tùy theo mục đích nghiên cứu cụ thể mà xác định trong mối liên hệ đó, đâu là nguyên nhân, đâu là kết quả.
B2/ Thăm dò mối liên hệ bằng các phương pháp thống kê: phương pháp đồ thị, phân tổ, số bình quân, phương pháp quan sát 2 dãy số song song…
B3/ Lập phương trình hồi quy biểu hiện mối liên hệ: Xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính biểu diễn mối liên hệ giữa 2 tiêu thức số lƣợng có dạng:
̂ = b0 + b1x Trong đó:
x: Trị số của tiêu thức gây ảnh hưởng (nguyên nhân) (biến độc lập)
̂ : Trị số điều chỉnh của tiêu thức chịu ảnh hưởng (kết quả) (biến phụ thuộc) theo quan hệ với x.
b0: Hệ số tự do (hệ số chặn), là điểm xuất phát của đường hồi quy lý thuyết, nêu lên ảnh hưởng của các nhân tố khác (tiêu thức nguyên nhân khác) ngoài x tới sự biến động của y.
b1: Hệ số hồi quy (hệ số góc, độ dốc) phản ánh trực tiếp của tiêu thức nguyên nhân x đến tiêu thức kết quả y. Mỗi khi x tăng lên một đơn vị thì y sẽ thay đổi trung bình b1 đơn vị.
b1 nói lên chiều hướng của mối liên hệ: b1 > 0: mối liên hệ thuận; b1 < 0:
mối liên hệ nghịch.
B4/ Tính toán các tham số và giải thích ý nghĩa của chúng.
b0, b1 phải được xác định sao cho đường hồi quy lý thuyết mô tả gần đúng nhất mối liên hệ thực tế. Trên hình vẽ, khoảng cách từ điểm thực tế đến điểm thuộc đường hồi quy lý thuyết nhỏ nhất sẽ là tốt nhất.
Sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS- Ordinary Least Square) với nội dung: tổng bình phương các độ lệch giữa giá trị thực tế và giá trị lý thuyết của biến phụ thuộc (tiêu thức kết quả) là nhỏ nhất.
- Sau khi đã xây dựng được phương trình hồi quy biểu diễn mối liên hệ giữa các hiện tƣợng kinh tế- xã hội, nhiệm vụ thứ hai của phân tích hồi quy tương quan là đánh giá mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tương quan và sự phù hợp của mô hình thông qua hệ số tương quan tuyến tính) và tỷ số tương quan (phi tuyến tính).