Tổ chức kế toán của Công ty Cổ phần Đầu tƣ Phát triển nhà Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần đầu tư phát triển nhà đà nẵng (Trang 55 - 59)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN NHÀ ĐÀ NẴNG

2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN NHÀ ĐÀ NẴNG

2.1.3. Tổ chức kế toán của Công ty Cổ phần Đầu tƣ Phát triển nhà Đà Nẵng

a/ Tổ chức bộ máy kế toán

Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty đƣợc thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

- Kế toán thanh toán và ngân hàng: Kiểm tra tính đầy đủ chứng từ để lập phiếu thu, phiếu chi; hạch toán và theo dõi tài khoản ngân hàng. Theo dõi kiểm soát các hoạt động tăng, giảm tiền và kiểm soát tồn tiền tại quỹ tiền mặt và ngân hàng. Lập báo cáo thu chi gửi Tổng giám đốc.

- Kế toán thuế: Thu nhập các hóa đơn chứng từ đầu vào- đầu ra làm căn cứ khai thuế hàng tháng/ quý/ quyết toán thuế cuối năm; báo cáo về thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN, tình hình sử dụng hóa đơn.

Kế toán tổng hợp kiêm Kế toán trưởng:

Hướng dẫn và giám sát công nợ Phải thực hiện của các phần hành; lập BCTC và phân tích

BCTC khi có yêu cầu

Kế toán thanh toán+

ngân hàng:

Hạch toán thu -chi, theo dõi tài khoản ngân hàng

Kế toán thuế:

Báo cáo thuế+ tình

hình sử dụng hóa

đơn

Kế toán công nợ:

Theo dõi công nợ Phải thu,

Phải trả

Kế toán NVL+

giá thành:

Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm Kế toán

kho+

TSCĐ:

Theo dõi Nhập- xuất Vật

tƣ và quản lý

tài sản trong kho

Thủ quỹ:

Quản lý thu, chi+

làm sổ đỏ cho khách

hàng

- Kế toán tổng hợp: Hướng dẫn và giám sát việc thực hiện của các kế toán thành viên. Kiểm tra lại các bút toán; lập bảng kê doanh thu, giá vốn; đối chiếu các khoản tiền nội bộ với đơn vị phụ thuộc; lập các BCTC đồng thời thực hiện phân tích BCTC khi có yêu cầu của trưởng đơn vị.

- Kế toán công nợ: Theo dõi công nợ các khoản Phải thu của khách hàng, Phải trả của nhà cung cấp. Đƣa ra những kế hoạch thanh toán cho từng Nhà cung cấp, thu hồi công nợ.

- Kế toán kho và tài sản cố định: Theo dõi tình hình biến động Nhập- xuất vật tƣ, hàng hóa, kiểm kê và quản lý tài sản trong kho.

- Kế toán nguyên vật liệu và giá thành: Tập hợp và phân bổ chi phí theo từng khoản mục; Tổng hợp các khoản mục chi phí để tính giá thành sản phẩm hoàn thành.

- Thủ quỹ: Quản lý thu, chi tiền mặt; làm sổ đỏ cho khách hàng.

b/ Chế độ và chính sách kế toán áp dụng ở Công ty - Về chế độ kế toán:

+ Năm 2014, Công ty áp dụng hệ thống Kế toán đƣợc Bộ Tài Chính ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 và các thông tƣ sửa đổi bổ sung.

+ Công ty áp dụng chế độ kế toán theo Thông tƣ số 200/2014/TT-BTC và thông tƣ số 202/2014/TT-BTC trong việc lập và trình bày BCTC cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2015 và ngày 31/12/2016.

- Hình thức kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ - Về chính sách kế toán:

+ Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi không quá 3 tháng kể từ ngày đầu tƣ, có khả năng chuyển đổi thành một lƣợng tiền xác định và không có rủi ro trong việc chuyển đổi thành tiền tại thời điểm báo cáo.

+ Các khoản phải thu: Đƣợc trình bày theo giá trị ghi sổ trừ đi các khoản dự phòng phải thu khó đòi. Việc phân loại khoản phải thu là phải thu khách hàng và phải thu khác đƣợc thực hiện theo nguyên tắc:

 Phải thu của khách hàng phản ánh các khoản phải thu mang tính chất thương mại phát sinh từ giao dịch có tính chất mua- bán giữa công ty và người mua là đơn vị độc lập với công ty, bao gồm cả các khoản phải thu về tiền bán hàng xuất khẩu ủy thác cho các đơn vị khác.

 Phải thu khác phản ánh các khoản phải thu không có tính thương mại, không liên quan đến giao dịch mua- bán.

+ Dự phòng nợ phải thu khó đòi đƣợc lập cho từng khoản nợ phải thu khó đòi căn cứ vào tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ hoặc dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra.

+ Hàng tồn kho: Đƣợc ghi nhận theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá trị hàng tồn kho được tính theo phương pháp đích danh và được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.

+ Chi phí trả trước: Bao gồm các chi phí trả trước ngắn hạn hoặc chi phí trả trước dài hạn trên bảng cân đối kế toán giữa niên độ và được phân bổ trong khoảng thời gian trả trước hoặc thời gian các lợi ích kinh tế tương ứng được tạo ra từ các chi phí này. Chi phí trả trước bao gồm chi phí công cụ, dụng cụ và chi phí môi giới bất động sản.

+ Tài sản cố định đƣợc thể hiện theo nguyên giá trừ hao mòn lũy kế.

Nguyên giá tài sản cố định bao gồm: Toàn bộ các chi phí mà Công ty phải bỏ ra để có đƣợc tài sản cố định tính đến thời điểm đƣa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Chi phí phát sinh chỉ đƣợc ghi nhận vào nguyên giá nếu chắn chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó. Tài sản cố định hữu hình được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ƣớc tính.

+ Chi phí xây dựng cơ bản dở dang: Phản ánh các chi phí liên quan trực tiếp đến các tài sản trong quá trình xây dựng, máy móc thiết bị đang lắp đặt để phục vụ cho mục đích sản xuất, cho thuê và quản lý cũng nhƣ chi phí liên quan đến việc sửa chữa tài sản cố định đang thực hiện.

+ Các khoản nợ phải trả và chi phí phải trả: Đƣợc ghi nhận cho số tiền phải trả trong tương lai liên quan đến hàng hóa và dịch vụ nhận được.

+ Vốn chủ sở hữu: Vốn góp của chủ sở hữu đƣợc ghi nhận theo số vốn thực tế đã góp của các cổ đông của Công ty; Thặng dƣ vốn cổ phần đƣợc ghi nhận theo số chênh lệch giữa giá phát hành và mệnh giá cổ phiếu khi phát hành lần đầu, phát hành bổ sung, chênh lệch giữa giá tái phát hành và giá trị sổ sách của cổ phiếu quỹ và cấu phần vốn của trái phiếu chuyển đổi khi đáo hạn.

+ Ghi nhận doanh thu và thu nhập: Doanh thu đƣợc ghi nhận khi Công ty có khả năng nhận đƣợc các lợi ích kinh tế có thể xác định một cách chắc chắn.

Doanh thu đƣợc xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được sau khi trừ đi các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại.

+ Giá vốn hàng bán là tổng giá vốn của hàng hóa, bất động sản đầu tƣ, giá thành sản xuất của thành phẩm đã bán, chi phí trực tiếp của khối lƣợng dịch vụ đã cung cấp, chi phí khác đƣợc tính vào giá vốn hoặc giảm giá vốn hàng bán.

c/ Quy trình phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển nhà Đà Nẵng

Tại Công ty, tổ chức công tác phân tích chƣa đƣợc chú trọng và quan tâm đúng mức. Công ty chƣa có phòng ban riêng biệt để tổng hợp các kết quả phân tích tài chính mà đƣợc phòng tài chính kế toán thực hiện mỗi khi Công ty cần lập kế hoạch hay chiến lƣợc phát triển kinh doanh.

Quy trình phân tích tại Công ty cổ phần Đầu tƣ Phát triển nhà Đà Nẵng đƣợc tiến hành nhƣ sau:

- Chuẩn bị cho công tác phân tích tài chính: Các BCTC của Công ty đƣợc lập hàng quý, nửa năm và theo từng năm, do vậy việc phân tích BCTC được tiến hành đồng thời với việc lập báo cáo. Giám đốc điều hành là người chỉ định kế toán trưởng trực tiếp phụ trách công tác phân tích tài chính trong Công ty. Kế toán trưởng tổ chức các bộ phận thực hiện phân tích sau đó tổng hợp đƣa ra đánh giá để trình lên ban giám đốc.

- Tiến hành phân tích: Kế toán trưởng chỉ đạo phân tích một số nội dung cơ bản nhƣ: phân tích kết cấu tài sản, nguồn vốn, phân tích các chỉ tiêu tài chính trung gian trong BCKQHĐKD, phân tích một số chỉ tiêu tài chính đặc trưng, so sánh số liệu kỳ này với kỳ trước, so sánh với số liệu kế hoạch.

- Báo cáo kết quả phân tích: Kế toán trưởng tổng hợp kết quả phân tích, lập báo cáo phân tích đƣa ra nhận xét đánh giá về tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính, việc thực hiện so với kế hoạch, đây là cơ sở để Tổng giám đốc đƣa ra những quyết định về tài chính và các quyết định về hoạt động kinh doanh, dựa vào đó lập các kế hoạch trong quý tới, năm tới.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần đầu tư phát triển nhà đà nẵng (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)