0
Tải bản đầy đủ (.docx) (63 trang)

Các sai sót, gian lận thường phát hiện được khi kiểm tra thực tế hàng hóa

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TRA THỰC TẾ HÀNG HÓA TẠI CHI CỤC HẢI QUAN GIA LÂM (Trang 36 -38 )

khẩu của Chi cục Hải quan Gia Lâm, ta thấy tỉ lệ hàng hóa phân luồng xanh có xu hướng ngày càng tăng, tỷ lệ phân luồng vàng và đỏ có xu hướng giảm dần.

Nguyên nhân là Chi cục đã áp dụng hệ thống quản lý rủi ro, thủ tục hải quan vào công việc, giảm thời gian thông quan cho doanh nghiệp. Điều đó nói lên Chi cục đang đi đúng theo định hướng phát triển của Ngành. Đây là điều cần phát huy hơn nữa trong những năm tới.

2.2.2. Các sai sót, gian lận thường phát hiện được khi kiểm tra thực tế hàng hóa hàng hóa

Trong công tác kiểm tra thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Gia Lâm, trước khi kiểm tra hàng hóa, các công chức kiểm hóa đều kiểm tra chi tiết tất cả các chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan mà doanh nghiệp đã khai. Nếu phát hiện sai sót trong khai báo thì can bộ sẽ đề xuất lãnh đạo xử lý hoặc đề nghị doanh nghiệp khai, bổ sung lại hồ sơ hải quan rồi mới tiến hành công việc kiểm tra hàng hóa. Nếu trong quá trình kiểm tra hàng hóa phát hiện doanh nghiệp vi phạm sẽ đề xuất lãnh đọa có hình thức xử lý theo

đúng quy định của pháp luật. . Một số đối tượng sẽ lợi dụng sự sơ hở trong công tác kiểm tra thực tế hàng hóa của công chức hải quan để thực hiện các hành vi gian lận qua trị giá, mã số, xuất sứ…Vì vậy đòi hỏi cán bộ hải quan thực hiện công tác này phải có trình độ hiểu biết, tinh thần và trách nhiệm cao. Có những trường hợp một số doanh nghiệp nhập khẩu máy móc, thiết bị phải tháo rời từng linh kiện, máy móc, thiết bị làm thủ tục hải quan tại các chi cục. Điều này đòi hỏi trong công tác kiểm tra chi tiết mặt hàng này, cán bộ buộc phải xác định được các linh kiện, máy móc đã tháo rời đó có đồng bộ hay không, có cùng một dây chuyền hay không? Đây cũng là một khó khăn cho các cán bộ hải quan ở chi cục Hải quan Gia Lâm khi thực hiện công tác này, bởi trình độ hiểu biết về các loại máy móc, thiết bị của các cán bộ vẫn còn hạn chế.

Các sai sót mà doanh nghiệp mắc phải hoặc cố tình sai sót có thể kể ra như sau:

- Kê khai sai số lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

- Khai sai tên hàng, chủng loại hàng, mã số hàng hóa.

- Gian lận về xuất xứ hàng hóa.

- Gian lận về trị giá tính thuế.

- Giả mạo điều kiện và chứng từ để được hưởng ưu đãi thuế.

- Lợi dụng quy trình quản lý kinh doanh hàng tạm nhập,tái xuất để bán hàng vào thị trường nội địa.

- Nhập khẩu hàng nguyên chiếc nhưng tháo rời chia thành nhiều lô hàng nhỏ để được hưởng thuế suất thấp đối với linh kiện.

Lỗi hông thường chủ hàng thường vi phạm là các lỗi về sai mã số, nguyên nhân là do chưa có sự thống nhất mã số giữa chủ hàng và cơ quan Hải quan. Đây là lỗi chủ hàng không cố tình vi phạm, nên thường bị xử phạt là lập biên bản đối với hành vi khai sai mã HS lần đầu (thường do là hàng hóa mới, lần đầu tiên tiếp xúc nên nhầm lẫn mã số).

Còn lỗi khai sai số lượng và trọng lượng thì chủ hàng ít vi phạm, nếu có vi phạm thì cũng ít khi là do chủ hàng cố tình, mà nguyên nhân là do sai sót khi đánh máy. Về lỗi kiểm tra xuất xứ hàng hóa, doanh nghiệp thường vi phạm lỗi là C/O cấp chưa chuẩn form yêu cầu. Lỗi này cũng ít khi gặp trong thực tế. Các lỗi khác thường ít gặp trong công tác kiểm tra thực tế tại Chi cục Hải quan Gia Lâm.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TRA THỰC TẾ HÀNG HÓA TẠI CHI CỤC HẢI QUAN GIA LÂM (Trang 36 -38 )

×