Kiểm tra thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là công việc phức tạp đòi hỏi trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ thuật cao, tổng hợp những kiến thức, kinh nghiệm về nhiều lĩnh vực hàng hóa khác nhau. Mỗi loại mặt hàng cần kiểm tra, phân loại, phân tích, giám định sẽ liên quan đến các kiến thức, phương pháp, cách thức, phương tiện kiểm tra, phân tích, phân loại, giám định khác nhau phù hợp với từng đối tượng mặt hàng khác nhau.
Vì vậy, trong công tác kiểm tra thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, sự phối hợp giữa cơ quan Hải quan và các Bộ, các cơ quan quản lý chuyên ngành là vấn đề hết sức cần thiết và không thể tách rời. Cơ quan Hải quan có thể phối hợp với Bộ quản lý chuyên ngành, với Bộ Khoa học Công nghệ và các cơ quan kiểm tra Nhà nước về chất lượng. Cần tăng cường sự phối hợp với các cơ quan hữu quan ( Cục thuế địa phương, ban quản lý khu công nghiệp, các cơ quan chuyên ngành khác..).
Hàng hóa nhập khẩu tại Chi cục chủ yếu là các linh kiện máy móc, thiết bị viễn thông, thuốc tân dược… nên việc phối hợp với các Bộ quản lý chuyên ngành và cơ quan giám định rất cần thiết. Chi cục cũng như bộ phận kiểm tra thực tế hàng hóa có mỗi quan hệ khăng khít với các Bộ ngành như Bộ Thông tin truyền thông, Bộ Y Tế, Bộ Khoa học và Công nghệ… Nếu sau khi kiểm tra mà chưa kết luận được hàng hóa đúng như khai báo cảu chủ hàng thì chi cục sẽ phối hợp với các Bộ liên quan đến hàng hóa kiểm tra để tham vấn ý kiến, giám định, đảm bảo công việc kiểm tra chính xác, không để xảy ra sai sót.
Cơ quan Hải quan có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Nhà nước, tổ chức hữu quan, đơn vị vũ trang nhân dân. Bên cạnh đó cơ quan Nhà nước, tổ chức hữu quan, đơn vị vũ trang nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện để cơ quan hải quan hoàn thành nhiệm vụ.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KIỂM TRA THỰC TẾ HÀNG HÓA TẠI CHI CỤC HẢI QUAN GIA LÂM