Bệnh viêm tử cung thường xảy ra ở lợn nái sau đẻ, có thể xảy ra ở lợn nái sau khi phối giống và ít xảy ra ở lợn nái hậu bị. Thời gian hay xảy ra nhất là sau khi đẻ 1 - 10 ngày.
- Nguyên nhân:
Do dụng cụ thụ tinh nhân tạo cứng, gây xây xát và tạo ra các ổ viêm nhiễm trong âm đạo tử cung. Do tinh dịch bị nhiễm khuẩn và dụng cụ thụ tinh không vô trùng đã đưa vi khuẩn vào gây viêm nhiễm bộ phận sinh dục của lợn nái. Do lợn đực bị viêm niệu quản và dương vật, khi nhảy trực tiếp sẽ truyền sang lợn nái (Phạm Sỹ Lăng và cs 2003) [11].
Theo Đoàn Thị Kim Dung, Lê Thị Tài (2002) [7] cho biết, nguyên nhân gây ra bệnh viêm tử cung chủ yếu là do vi khuẩn tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus), liên cầu dung huyết (Streptococcus hemolitica) và các loại Proteus vulgais, Klebriella, E. coli,…
Theo Nguyễn Đức Lưu và Nguyễn Hữu Vũ (2004) [13], thì trong quá trình mang thai lợn ăn nhiều chất dinh dưỡng, ít vận động nên cơ thể béo dẫn đến khó đẻ.
Hoặc do thiếu chất dinh dưỡng lợn nái sẽ ốm yếu, sức đề kháng giảm nên không chống lại được vi trùng gây bệnh cũng gây nên viêm. Cũng có khi nái bị nhiễm một số bệnh truyền nhiễm như: bệnh xoắn khuẩn (Leptospirosis), sảy thai truyền nhiễm (Brucellosis), Parvovines và một số bệnh truyền nhiễm khác làm cho cơ thể lợn nái yếu dần dẫn đến việc sảy thai, đẻ non, thai chết lưu gây viêm tử cung.
Theo Lê Văn Năm (1999) [16] cho rằng, có rất nhiều nguyên nhân từ ngoại cảnh gây bệnh như: Do thức ăn nghèo dinh dưỡng, do can thiệp đỡ đẻ bằng dụng cụ hay thuốc sản khoa sai kỹ thuật dẫn đến muxin của chất nhầy các cơ quan sinh dục bị phá hủy hoặc kết tủa, kết hợp với việc chăm sóc nuôi dưỡng bất hợp lý và thiếu vận động đã làm chậm quá trình thu teo sinh lý của dạ con (trong điều kiện cai sữa bình thường, dạ con trở về khối lượng kích thước ban đầu khoảng 3 tuần sau đẻ).
Đây là điều kiện tốt để vi khuẩn xâm nhập vào tử cung gây bệnh.
18
Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Quế Côi (2005) [19] cho biết, lợn đẻ khó phải can thiệp bằng tay hoặc bằng dụng cụ trợ sản, thao tác của người trợ sản không đảm bảo kỹ thuật làm xây xát, tổn thương cổ tử cung, tạo điều kiện cho vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào gây viêm.
Lợn nái không được vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi đẻ, để nền, sàn chuồng bẩn, dây rốn lợn con và nhau thai nhiễm trùng rồi co thụt vào gây viêm tử cung, sót nhau.
- Triệu chứng:
Theo Nguyễn Văn Thanh (2007) [21], khi lợn nái bị viêm các chỉ tiêu lâm sàng như thân nhiệt, tần số hô hấp đều tăng. Lợn bị sốt theo quy luật lên xuống:
sáng sốt nhẹ 39 - 39,5°C; chiều 40 - 41°C. Con vật kém ăn, sản lượng sữa giảm, có khi con vật cong lưng rặn như rặn đái. Từ cơ quan sinh dục chảy ra niêm dịch lẫn nhiều lợn cợn, mùi hôi tanh, có màu trắng đục, hồng hay nâu đỏ. Khi nằm lượng niêm dịch chảy ra nhiều hơn. Trong trường hợp thai chết lưu âm đạo sưng tấy, đỏ, có chứa dịch tiết màu vàng sẫm, nâu và có mùi hôi thối. Xung quanh âm hộ và mép đuôi dính bết niêm dịch, có khi niêm dịch khô, đóng thành vẩy trắng, lợn nái mệt mỏi đi lại khó khăn.
Viêm tử cung ở lợn nái có các thể sau:
+ Thể nhẹ (+) gọi là viêm tử cung nhờn: thân nhiệt bình thường, có khi hơi cao 39 - 39,5°C. Lợn kém ăn, có dịch tiết ra từ âm hộ, 12 - 72 giờ sau đẻ, dịch lỏng có màu trắng đục hoặc xanh dạng sợi mùi hôi tanh. Thể viêm này ít ảnh hưởng đến sản lượng sữa của lợn mẹ.
+ Thể vừa (++) thuộc dạng viêm tử cung mủ: thân nhiệt cao 39,5 - 40°C. Lợn ăn ít hoặc bỏ ăn, hay nằm lỳ. Khi nằm có dịch từ âm hộ chảy ra màu vàng xen lẫn mủ trắng đục, mùi tanh thối.
Khi soi đường sinh dục, vùng âm đạo có dính váng mủ, niêm mạc có vùng nhạt đỏ không đều, niêm dịch chảy từ cổ tử cung ra có mùi hôi thối.
19
+ Thể nặng (+++) thuộc dạng viêm tử cung mủ: thân nhiệt của lợn nái tăng cao 39,5 - 40°C. Lợn ủ rũ, hay nằm, bỏ ăn, dịch tiết ra từ âm hộ có dạng mủ xanh vàng sệt, có khi lẫn máu, mùi tanh thối.
Niêm mạc âm đạo nhợt nhạt, nhiều mủ đặc dính lại, cổ tử cung hơi mở, có mủ trắng đục chảy ra, mùi thối khắm. Trạng thái này xuất hiện chậm 7 - 8 ngày sau khi lợn đẻ. Bệnh ảnh hưởng đến sản lượng sữa.
- Hậu quả:
Theo Lê Minh và cs (2017) [15], bệnh viêm tử cung ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sản xuất của vật nuôi như: làm cho gia súc mất sữa, chậm động dục trở lại, không thụ thai,làm giảm năng suất. Trường hợp nặng, gia súc mất khả năng sinh sản, vô sinh vĩnh viễn.
Viêm tử cung là một trong những yếu tố gây vô sinh, rối loạn chức năng của cơ quan sinh dục vì các quá trình viêm ở dạ con cản trở sự di chuyển của tinh trùng tạo độc tố spermiolysin có hại cho tinh trùng. Các loại độc tố của vi khuẩn, vi trùng và các dạng đại thực bào tích tụ gây bất lợi với tinhh trùng, nếu có thụ thai được thì phôi ở trong môi trường bất lợi cũng dễ bị chết non (Lê Văn Năm, 1999) [16].
Quá trình viêm xảy ra trong giai đoạn có chửa là do biến đổi bệnh lý trong cấu trúc của niêm mạc (teo niêm mạc, sẹo trên niêm mạc, thoái hóa niêm mạc,…) dẫn đến phá vỡ hàng rào bảo vệ giữa bào thai và dạ con, nên qua các chỗ tổn thương, vi khuẩn cũng như các độc tố do chúng tiết ra làm cho bào thai phát triển không bình thường.
- Chẩn đoán:
Dựa vào các triệu chứng lâm sàng như: lợn nái luôn ở tư thế như rặn đái.
Kiểm tra đường sinh dục lợn nái bằng mỏ vịt, thấy cổ tử cung mở, từ tử cung và âm đạo chảy ra nhiều dịch nhầy lẫn mủ màu trắng đục, mùi hôi khắm,…
Trong trường hợp lợn nái mắc bệnh ở thể ẩn, khó phát hiện có thể chẩn đoán lúc động hớn qua số lượng niêm dịch chảy ra nhiều, đôi khi có những đám mủ từ khe sinh dục ngoài chảy ra. Ngoài ra, lợn nái mắc bệnh thường khó thụ thai (A.V Trekaxova và cs, 1983) [1]
20
Ngoài ra, có thể tìm muxin trong dịch nhầy từ âm hộ chảy ra rồi cho vào 1ml dung dịch axit axetic 1% (hay dấm). Nếu cho phản ứng dương tính (+), muxin kết tủa, khi đó lợn mắc bệnh, nếu ngược lại muxin không kết tủa (-) thì lợn không mắc bệnh (Lê Văn Năm, 1999) [16].
- Điều trị
+ Điều trị cục bộ: thụt rửa tử cung bằng các loại dung dịch nước muối 0,9%;
KMnO4 0,01% hoặc rivanol 0,1%; sau đó thụt vào tử cung một trong các loại thuốc kháng sinh sau: penicillin, streptomycin, tetramyxin,…
+ Điều trị toàn thân:
Tiêm oxytocin 2 - 3 ml/con/ngày. Ngày 2 lần, tiêm trong 2 ngày.
Kháng sinh: ceftionel 10 ml/con, tiêm trong 2 - 3 ngày, kết hợp với thuốc trợ lực: VTM C, B - complex, Anagin - C,…
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2003) [11], thì sử dụng kháng sinh tổng hợp có tác dụng cao. Oxytetracylin có tác dụng rộng với cả vi khuẩn Gram (-) và vi khuẩn Gram (+), đặc biệt là có tác dụng mạnh với nhóm vi khuẩn: E. coli, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn yếm khí, xoắn khuẩn.
Ngoài oxytetracylin thì penicillin bán tổng hợp cũng có tác dụng với hầu hết các vi khuẩn Gram (-) và Gram (+).
2.2.3.2. Bệnh viêm vú - Nguyên nhân:
Theo Trần Minh Châu (1996) [4] cho biết: khi lợn nái đẻ, nếu nuôi không đúng cách, chuồng bẩn thì các vi khuẩn, Mycoplasma, các cầu khuẩn, vi khuẩn đường ruột xâm nhập gây ra bệnh viêm vú.
Một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm vú ở lợn nái là thức ăn không phù hợp, không giảm khẩu phần ăn trước khi đẻ một tuần làm cho lượng sữa tiết ra quá nhiều gây tắc sữa. Sau vài ngày đẻ, lợn con không bú hết, sữa lưu là môi trường tốt cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm như: E. coli, Streptococcus, Staphylococcus, Klebsiella spp.
21
Theo Nguyễn Hữu Ninh, Bạch Đăng Phong (2002) [18], vi khuẩn gây bệnh viêm vú thường là: Liên cầu trùng chiếm 86%; tụ cầu trùng chiếm 5,4%; trực trùng sinh mủ chiếm 2,7%; E. coli chiếm 1,2%; các loại vi khuẩn khác chiếm 3,7%. Loại gây bệnh phổ biến nhất là liên cầu trùng Aglactiac.
- Triệu chứng:
Bình thường bệnh viêm vú thường xảy ra ngay sau khi đẻ 4 - 5 giờ cho đến 7 - 10 ngày có con đến một tháng. Theo Hoàng Toàn Thắng, Cao Văn (2006) [23], viêm vú thường xuất hiện ở một vài vú, nhưng đôi khi cũng lan ra toàn bộ các vú.
Vú có màu hồng, sưng đỏ, sờ vào thấy nóng, hơi cứng, ấn vào lợn bị đau.
Lợn giảm ăn, nếu bị nặng bỏ ăn, sốt cao 40,5 - 42°C. Lượng sữa giảm, lợn nái thường úp đầu vú xuống sàn, ít cho con bú.
Lợn con thiếu sữa kêu la, chạy vòng quanh mẹ đòi bú, ỉa chảy, xù lông, gầy nhanh, tỷ lệ chết cao từ 30 - 100% (Lê Hồng Mận, 2004) [14]. Vắt sữa ở những vú bị viêm thấy sữa loãng, trong sữa có cặn hoặc cục sữa vón lại, xuất hiện các cục casein màu vàng, xanh lợn cợn có mủ đôi khi có máu.
Theo Đỗ Quốc Tuấn (1999) [27], viêm vú được chia thành các thể sau:
+ Thể thanh dịch: Tuyến vú bị xung huyết, dịch tiết ra nhiều, nước viêm thải ra thấm các nang sữa làm quá trình lưu thông mạch máu và lâm ba bị trở ngại. Lá vú sưng to, có khi cả bầu vú. Lúc đầu sữa biến đổi không rõ sau sữa loãng, chất lượng sữa giảm.
+ Thể cata: Trong nang sữa có chứa nhiều dịch rỉ viêm, tế bào biểu bì phình to ra, bị thoái hóa và bong ra. Vắt sữa có những cục màu xanh hay vàng nhạt, sờ bầu vú thấy nóng.
+ Thể Fibrin: Lúc đầu lá vú chứa nhiều nước vàng fibrinogen và tế bào chết.
Fibrinogen dưới tác dụng của men do tế bào bị tổn thương tiết ra sẽ biến thành fibrin. Khi vắt sữa có một ít dịch màu vàng chứa fibrin và cục casein bị đông vón.
Nhiệt độ cơ thể lên tới 40 - 42°C, vú viêm sung, sờ thấy đau.
+ Thể cata có mủ: Trong nang sữa và ống dẫn có hồng cầu, mủ và tế bào hoại tử. Sữa mất hẳn, thể tích vú tăng, màu đỏ. Con vật có triệu chứng toàn thân: Sốt cao, hô hấp và tuần hoàn tăng.
22
+ Thể áp xe: Trong tuyến vú xuất hiện một hay nhiều bọc áp xe to hay nhỏ nằm sát dưới da hay ở sâu bên trong. Sau đó bọc mủ phát triển to nổi rõ ở dưới da.
Con vật ngừng tiết sữa, vắt ra có đầy mủ, máu và casein.
+ Thể plegemol: Là loại viêm tích mủ dưới da và tổ chức liên kết của lá vú.
Thường do kế phát từ viêm gan cata và viêm có mủ. Lượng sữa ít, có nhiều gạch nhỏ, sờ bầu vú thấy nóng, con vật sốt, nhịp tim và mạch rối loạn.
+ Thể có màu: Là loại viêm cấp tính. Thường kế phát từ viêm thanh dịch, cata hay viêm phúc mạc. Tuyến vú bị chấn thương, các tế bào tuyến sữa bị thấm dịch và hồng cầu. Da vú có đám đỏ, vắt sữa con vật thấy đau. Sữa loãng, màu hồng hay đỏ, con vật sốt cao 40 - 41°C.
- Hậu quả:
Hậu quả của bệnh viêm vú cũng rất nặng nề. Nếu viêm vú ở thể nhẹ, điều trị kịp thời thì nái nuôi con vẫn bị giảm lượng sữa, còn nếu nặng ở dạng vú hoại tử thì phần lớn các tổ chức ở tuyến vú bị hoại tử do các loại vi khuẩn gây hoại tử xâm nhập qua vết thương, nếu bị huyết nhiễm trùng hay nhiễm mủ thì bệnh khó chữa, con vật có thể chết (Vũ Đình Vượng, 1999) [30].
Nguyễn Xuân Bình (1996) [2] cũng khẳng định: Lợn nái mất sữa sau khi đẻ con kế phát từ viêm vú, viêm tử cung do khi viêm cơ thể mẹ thường hay sốt liên tục 2 - 3 ngày, mất nước, nước trong tế bào và mô bào bị giảm, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, nhất là sự hấp thu chất dinh dưỡng trong đường tiêu hóa bị giảm, dần dần dẫn đến mất sữa. Khả năng phục hồi chức năng tiết sữa bị hạn chế thường xảy ra ở các lứa đẻ tiếp theo.
- Chẩn đoán:
Dựa vào triệu chứng lâm sàng: bằng mắt thường quan sát thấy bầu vú sưng đỏ, khi xoa bầu vú thấy có cảm giác nóng và hơi cứng, khi vắt sữa thấy đặc như bã đậu. Một số trường hợp bầu vú chuyển sang thâm đen rất nguy hiểm cho con vật, vì đó là viêm thối rữa rất khó điều trị. Lợn nái thường nằm úp vú và cho con bú ít, lợn con bú ít kêu la, gầy yếu, ỉa chảy,…
23
Kiểm tra qua kính hiển vi để tìm vi khuẩn: nếu trong sữa có nhiều liên cầu, tụ cầu trùng và các vi trùng khác có thể xác định là bệnh viêm vú cata có mủ. Chuỗi vi trùng dài hay ngắn phụ thuộc vào thời kỳ bệnh: bệnh cấp tính thì chỉ chuỗi vi trùng ngắn, bệnh mãn tính chuỗi vi trùng dài (Nguyễn Hữu Ninh, Bạch Đăng Phong, 2002) [18].
- Điều trị:
+ Điều trị cục bộ: Phong bế giảm đau bầu vú bằng cách chườm nước đá lạnh để giảm sưng, giảm đau hoặc phong bế bầu vú bằng novocain 0,25 - 0,5%, mỗi ngày vắt cạn vú viêm 4 - 5 lần tránh lây sang vú khác.
+ Điều trị toàn thân: Sử dụng một số loại kháng sinh như: pendistrep, penicillin, ampicillin, lincomycin, tetramycin,… đều đạt kết quả tốt.
2.2.3.3. Bệnh sót nhau - Nguyên nhân
Lợn nái bị viêm niêm mạc tử cung nên sau khi đẻ nhau không ra hết, can thiệp vội vàng, thô bạo, không đúng kỹ thuật nên nhau bị đứt và sót lại. Lợn nái quá già, đẻ nhiều đuối sức, tử cung co bóp kém không đẩy được nhau ra.
Trịnh Đình Thâu, Nguyễn Văn Thanh (2010) [24] cho biết, sau khi đẻ tử cung co bóp yếu trong thời gian mang thai nhất là giai đoạn cuối con vật không được vận động thỏa đáng. Trong thức ăn thiếu các chất khoáng, nhất là Ca và P.
Hoặc tử cung bị sa liệt, con vật quá gầy yếu hoặc quá béo, chửa quá nhiều thai, thai quá to, khó đẻ, nước ối quá nhiều làm tử cung giãn nở quá mức.
+ Kế phát sau các bệnh khó đẻ khác.
+ Nhau mẹ và nhau con dính lại với nhau do con vật mắc các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là bệnh sẩy thai truyền nhiễm, hoặc do cấu tạo của nhau.
- Triệu chứng
Căn cứ vào mức độ sát nhau người ta chia ra làm 2 loại:
+ Sót nhau hoàn toàn: toàn bộ nhau thai nằm lại trong tử cung. Khi mắc thường là có một phần treo lơ lửng ở mép âm môn.
24
+ Sót nhau không hoàn toàn: ở động vật đơn thai, một phần màng nhau còn dính lại trong tử cung con mẹ. Đối với động vật đa thai một số nhau ra ngoài, một số nhau còn sót lại trong tử cung con mẹ.
Con vật đứng nằm không yên, nhiệt độ hơi tăng, thích uống nước, sản dịch chảy ra màu nâu. Để dễ phát hiện có sót nhau hay không khi đỡ đẻ cho lợn người ta thường gom toàn bộ nhau lại cho đến khi lợn đẻ xong, đếm số nhau ra và số lợn con sẽ phát hiện lợn con có sót nhau hay không.
- Điều trị
Can thiệp kịp thời ngay khi nái có biểu hiện bệnh, không để quá muộn sẽ gây ra viêm tử cung, can thiệp đúng kỹ thuật, không quá mạnh tay, tránh những tổn thương. Tiêm oxytocin dưới da để kích thích co bóp tử cung cho nhau còn sót lại đẩy ra ngoài hết. Sau khi nhau thai ra dùng nước muối sinh lý 0,9% để rửa tử cung trong ba ngày liên tục (Trịnh Đình Thâu, Nguyễn Văn Thanh 2010) [24].