2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.3.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Chăn nuôi lợn là một nghề chiếm tỷ trọng khá cao trong ngành chăn nuôi ở nhiều nước trên thế giới, các nước không ngừng đầu tư cải tạo chất lượng đàn giống và áp dụng những biện pháp khoa học kĩ thuật để hạn chế dịch bệnh. Trong đó, hạn chế bệnh sinh sản là vấn đề rất quan trọng trong các trang trại lợn nái bởi có như vậy chất lượng đàn giống mới đạt kết quả tốt nhất.
Christensen R.V và cs. (2007) [31], khi nghiên cứu về mô học và vi khuẩn học từ mẫu mô bị viêm vú cho thấy, vi khuẩn chính gây bệnh viêm vú là Staphylococcus spp. và Arcanobacterium pynogenes.
27
Nhiều tác giả cho biết bệnh viêm tử cung và viêm vú thường kế phát gây mất sữa, bệnh này hiện nay được gọi với nhiều tên gọi khác nhau nhưng phổ biến nhất là hội chứng mất sữa (MMA). Theo Kemper và Gerjets (2009) [34], vi khuẩn phân lập được trong các mẫu sữa của lợn mắc bệnh viêm vú là: E. coli 38,9%;
Staphylococcus spp. 14,8%; Enterococcus spp. 33,3%; Klebsiella spp. 3,7%.
Theo Muirhead và Alexander (2010) [36], nguyên nhân gây viêm một hay nhiều vú ở lợn do nhiều loại vi khuẩn hoặc có thể do kế phát từ bệnh khác, xảy ra lác đác ở từng cá thể hoặc cả đàn. Bệnh thường xuất hiện tập trung từ khi lợn đẻ đến 12 giờ sau đó, vi khuẩn xâm nhập vào một hay nhiều bầu vú thông qua núm vú do bị trầy xước (do răng lợn con hay do nền chuồng). Nhóm vi khuẩn gây viêm vú gồm: Coliforms, Klebsiella, Staphylococcus, Streptococcus, Miscellaneous. Trong đó, vi khuẩn Staphylococcus và Streptococcus chỉ gây viêm từng vú, Klebsiella spp.
gây viêm vú cấp tính và nhóm vi khuẩn E. coli với nhiều type khác nhau đã được phân lập ở hầu hết các trường hợp viêm vú, độc tố của E. coli sinh ra là nguyên nhân gây viêm vú, mất sữa.
Herber và cs (2010) [33] đã dùng dimertridazol 1% cho lợn ăn trước khi đẻ 3 ngày và sau khi đẻ 4 ngày nhằm đánh giá sự ảnh hưởng đến bệnh viêm tử cung và viêm vú, đồng thời cho ăn trong thời gian cho con bú. Kết quả cho thấy mức tăng trọng của lợn con vào 30 ngày tuổi ở lô dùng thuốc cao hơn (223g/ngày) so với lô không dùng thuốc (208g/ngày), tỷ lệ chết ở lô thí nghiệm (9,3%) thấp hơn lô đối chứng (11,69%).
Theo Shrestha A. (2012) [37], khi lợn nái mắc hội chứng viêm tử cung, viêm vú và mất sữa sẽ gây chết khoảng 2% lợn nái nhưng tỷ lệ chết ở lợn con lên tới 80%
do đói, tiêu chảy,… Nguyên nhân do: (1) Do dinh dưỡng: cho lợn nái ăn quá nhiều trong thời gian mang thai, nái quá béo, thay đổi thức ăn đột ngột, hàm lượng VTM E và canxi trong khẩu phần ăn thấp, thiếu xơ và nước uống. (2) Do chuồng trại: chật chội, nền chuồng không bằng phẳng, nhiệt độ môi trường cao, bầu vú lợn quá nóng do đặt đèn sưởi không thích hợp. (3) Do quản lý, chăm sóc: nái ít được vận động trong thời gian mang thai, lợn nái không được vệ sinh, vô trùng trước khi
28
đẻ, không được quan tâm khi đẻ, thời gian đẻ kéo dài, thao tác can thiệp khi đẻ khó không đúng kỹ thuật. (4) Do bản thân lợn nái: đẻ nhiều con, dạ con lớn và nhão.
Kemper và cs (2013) [35] cho biết: khi tiến hành phân lập vi khuẩn từ 1026 mẫu sữa của lợn nái bị mắc bệnh viêm vú và 972 mẫu sữa từ lợn nái khỏe tại Berlim và Munich kết quả cho thấy, có đến 78% mẫu sữa từ bệnh viêm vú có vi khuẩn E. coli và 70,4% từ sữa cửa lợn khỏe, điều này cho thấy trong sữa luôn thấy vi khuẩn E. coli có trong sữa lợn.
29
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Trên đàn lợn nái sinh sản nuôi tại cơ sở thực tập.
- Phạm vi: Trên đàn lợn nái sinh sản nuôi tại cơ sở thực tập.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: Tại trại lợn nái công ty CP Thiên Thuận Tường, phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
- Thời gian: Từ 18/11/2016 đến 18/05/2017.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá tình hình chăn nuôi tại công ty CP Thiên Thuận Tường, phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
- Áp dụng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái sinh sản.
- Áp dụng biện pháp phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản.
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện 3.4.1. Các chỉ tiêu thực hiện
- Cơ cấu đàn lợn nái tại trại trong 3 năm gần đây.
- Tình hình chăn nuôi lợn tại trại lợn công ty CP Thiên Thuận Tường - Cẩm Phả - Quảng Ninh trong 3 năm (2015 - 5/2017).
- Cơ cấu của đàn nái sinh sản tại trại.
- Một số chỉ tiêu về số lượng lợn con của lợn nái sinh sản - Tình hình sinh sản của lợn nái tại trại.
- Biện pháp vệ sinh phòng bệnh.
- Tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn nái tại trại.
- Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái của trại.
- Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn lợn nái của trại.
30
3.4.2. Phương pháp thực hiện
3.4.2.1. Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi tại công ty CP Thiên Thuận Tường - Cẩm Phả - Quảng Ninh
Để đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại, tôi tiến hành thu thập thông tin từ trại, kết hợp với kết quả theo dõi tình hình thực tế tại trang trại.
3.4.2.2. Phương pháp xác định tình hình nhiễm bệnh và áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho lợn nái sinh sản tại công ty CP Thiên Thuận Tường - Cẩm Phả - Quảng Ninh
- Phương pháp xác định tình hình nhiễm bệnh: Để xác định tình hình nhiễm bệnh trên đàn lợn, tôi tiến hành theo dõi hàng ngày, thông qua phương pháp chẩn đoán lâm sàng. Quan sát các biểu hiện như: trạng thái cơ thể, bộ phận sinh dục ngoài, dịch viêm, phân,.... Ghi chép vào nhật ký thực tập hàng ngày.
Từ các triệu chứng thu thập được tiến hành chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn dưới sự hướng dẫn của kỹ sư trại.
- Phương pháp áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại: Thực hiện các quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn mà trang trại đang thực hiện.
3.4.2.3. Phương pháp thực hiện quy trình vệ sinh phòng bệnh
Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một trong những khâu rất quan trọng.
Nếu công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc ít mắc bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn. Cùng với việc vệ sinh ăn uống, vệ sinh thân thể, vệ sinh sinh sản,… thì việc vệ sinh chuồng trại, cải tạo tiểu khí hậu chuồng nuôi được công ty rất quan tâm.
Trước khi khách tham quan cũng như c ông nhân vào chuồng nuôi đều phải thay quần áo bảo hộ lao động và phun thuốc sát trùng . Đối với những người không nhiệm vụ thì miễn vào. Các xe ô tô trước khi vào khu chăn nuôi đều phải dừng lại ở cổng trại để phun sát trùng. Ngoài ra, tại cửa mỗi chuồng nuôi đều có khay vôi sát trùng để trước khi vào chuồng, tất cả kỹ sư, công nhân và sinh viên thực tập đều phải dẫm qua.
31
Công tác vệ sinh tại chuồng nái đẻ được thực hiện rất nghiêm ngặt. Hàng ngày, tôi cũng như các công nhân đều thực hiện vệ sinh theo lịch vệ sinh mà trại và kỹ sư đưa ra.
- Việc đầu tiên khi vào chuồng là dọn phân và thực hiện thu gom phân trong suốt ngày làm việc để tránh lợn mẹ đè lên phân.
- Hàng ngày, trước khi cho lợn ăn phải cọ rửa máng sạch sẽ.
- Gần trưa hoặc đầu giờ chiều xịt rửa gầm chuồng.
- Bắt nhốt lợn con vào ô úm rồi lau sàn nhựa. Thường xuyên thay thảm lót trong ổ úm cho lợn con nằm.
- Rắc vôi lối đi giữa, xung quanh chuồng và dưới gầm chuồng.
- Thu phân vào bao và quét dọn sạch sẽ quanh chuồng.
Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ và được tiêu độc bằng thuốc sát trùng Omicide 2 lần hàng ngày, pha với tỷ lệ 1/3200.
Ở các chuồng nái đẻ sau khi cai sữa, lợn mẹ được chuyển lên chuồng nái chửa 1 (khu vực cai sữa). Sau khi xuất lợn con, các tấm đan chuồng này được tháo và ra mang ngâm ở hố sát trùng bằng dung dịch NaOH 10% trong 1 ngày sau đó được cọ sạch, phơi khô. Khung chuồng cũng được cọ sạch, xịt bằng dung dịch NaOH pha với nồng độ loãng, sau đó xịt lại bằng dung dịch vôi xút. Gầm chuồng cũng được vệ sinh sạch sẽ tiêu độc khử trùng kỹ sau đó rắc vôi bột. Để khô 1 ngày tiến hành lắp đan vào, sau đó đuổi lợn chờ đẻ từ chuồng nái chửa 2 xuống.
Cùng với việc thường xuyên quét dọn, tiêu độc chuồng, trang trại lập kế hoạch tiêu độc và phát quang bụi rậm xung quanh chuồng trại cũng như tiêu diệt chuột. Việc vệ sinh chuồng trại được thực hiện theo một lịch cụ thể do trang trại quy định nhưng vẫn có những thay đổi cho phù hợp tuỳ vào điều kiện thời tiết. Lịch sát trùng của trại được trình bày tại bảng 3.1.
32
Bảng 3.1. Lịch sát trùng trại công ty CP Thiên Thuận Tường - Cẩm Phả - Quảng Ninh
Thứ Trong chuồng
Ngoài Chuồng
Ngoài khu vực chăn
nuôi Chuồng nái
chửa Chuồng đẻ Chuồng
cách ly 2 Phun sát trùng
Phun sát trùng
Rắc vôi Phun sát trùng
Phun sát trùng toàn
khu vực 3 Rắc vôi Phun thuốc khử mùi
Xả vôi, sút gầm Rắc vôi
Phun sát trùng toàn bộ
khu vực 4
Phun sát trùng Xả vôi xút
gầm
Phun sát trùng Rắc vôi
Phun sát trùng Rắc vôi 5 Rắc vôi
Phun ghẻ Phun thuốc diệt ruồi Phun thuốc khử mùi
Phun ghẻ Rắc vôi
6
Phun sát Trùng Phun thuốc
khử mùi
Phun sát trùng Rắc vôi
Phun sát Trùng
Phun sát trùng 7 Vệ sinh
tổng chuồng Phun thuốc khử mùi
Vệ sinh tổng chuồng Vệ sinh tổng
chuồng Vệ sinh tổng khu
Phun sát trùng CN Phun sát trùng Phun sát trùng Phun sát
trùng
Phun sát trùng
Từ bảng 3.1 có thể thấy việc áp dụng quy trình vệ sinh, sát trùng chuồng trại là rất quan trọng, luôn được trại quan tâm và thực hiện thường xuyên, hàng ngày.
Đối với chuồng nái chửa, lịch sát trùng là 4 ngày phun sát trùng, 2 ngày rắc vôi hành lang liên kết, 1 ngày xả vôi, xút gầm, 1 ngày phun ghẻ, 1 ngày phun thuốc khử mùi, 1 ngày vệ sinh tổng chuồng. Chuồng nái đẻ, lịch sát trùng là 4 ngày phun sát trùng, 3 ngày rắc vôi hành lang liên kết, 1 ngày xả vôi, xút gầm, 3 ngày phun thuốc khử mùi, 1 ngày vệ sinh tổng chuồng. Chuồng cách ly, lịch sát trùng là 3 ngày phun sát trùng, 1 ngày rắc vôi, 1 ngày phun ghẻ, 1 ngày vệ sinh tổng chuồng. ở khu vực ngoài chuồng, lịch sát trùng là 4 ngày phun sát trùng, 1 ngày rắc vôi, 1 ngày vệ sinh tổng khu. Ngoài khu vực chăn nuôi, lịch sát trùng là 2 ngày phun sát trùng và 1 ngày rắc vôi.
33
Qua việc thực hiện nghiêm ngặt quy trình vệ sinh sát trùng chuồng trại, và vệ sinh sát trùng đối với người chăn nuôi trước khi vào chuồng lợn, tôi nhận thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh sát trùng chuồng trại. Nếu người chăn nuôi thực hiện tốt công việc này sẽ hạn chế được dịch bệnh cũng như nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi, đồng thời bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng. Tuy nhiên, hiệu quả của việc vệ sinh sát trùng chuồng trại đạt hiệu quả hay không, còn phụ thuộc rất nhiều vào ý thức của người thực hiện, cũng như việc lựa chọn phương pháp, cách thức thực hiện.
3.4.3. Phương pháp tính toán các chỉ tiêu - Tỉ lệ lợn mắc bệnh:
Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) = x 100
- Tỷ lệ lợn khỏi:
Tỷ lệ khỏi (%) = x 100
- Tỷ lệ tiêm phòng:
Tỷ lệ tiêm phòng (%) = x x 100
- Tỷ lệ lợn con được thực hiện thao tác phẫu thuật:
Tỷ lệ thực hiện (%) = x100
3.5. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được xử lý trên phần mềm Microsoft Excel 2010.
∑ số lợn mắc bệnh
∑ số lợn theo dõi
∑ số con khỏi bệnh
∑ số con điều trị
∑ số con được tiêm phòng
∑ số con lợn
∑ số con thực hiện phẫu thuật
∑ lợn con
34
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại lợn công ty CP Thiên Thuận Tường - Cẩm Phả - Quảng Ninh qua 3 năm từ 2015 – 5/2017
Trong quá trình thực tập tốt nghiệp tại trang trại, tôi đã tiến hành theo dõi tình hình chăn nuôi của trại trong 3 năm (2015 - 5/2017) qua số liệu trực tiếp tại thời điểm thực tập và hệ thống sổ sách của trại. Kết quả được trình bày qua bảng 4.1
Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại lợn công ty CP Thiên Thuận Tường qua 3 năm 2015 – 5/2017
STT Loại lợn 2015
(con)
2016 (con)
5/2017 (con)
1 Lợn đực hậu bị 6 8 5
2 Lợn đực giống làm việc 15 20 16
3 Lợn nái hậu bị 33 37 30
4 Lợn nái sinh sản 424 450 435
5 Lợn con 9840 10440 4914
6 Tính chung 10318 10955 5400
(Nguồn: Bộ phận thống kê của công ty CP Thiên Thuận Tường) Qua bảng 4.1 cho thấy: cơ cấu đàn lợn tại trang trại của công ty qua các năm có sự biến động rõ rệt, năm 2016 tăng 637 con so với năm 2015. Số lượng các loại lợn của trại là khác nhau, và có sự chênh lệch rất rõ rệt.
Số lợn con và lợn nái sinh sản là cao nhất, vì do trang trại chỉ sản xuất lợn giống, do đó cơ cấu của trại chủ yếu là lợn nái và lợn con theo mẹ. Do nhu cầu của ngành chăn nuôi ngày càng phát triển, trong thời gian từ năm 2015 - 2016 số lượng lợn nái hậu bị, lợn nái sinh sản, lợn con đều tăng nhẹ: lợn nái hậu bị tăng từ 33 lên 37 con (tăng 4 con), lợn nái sinh sản tăng từ 424 lên 450 con (tăng 26 con), số lượng con tăng từ 9840 lên 10440 con (tăng 600 con); kèm theo đó số lượng lợn đực hậu bị và lợn đực giống làm việc cũng tăng lên để đáp ứng nhu cầu khai thác
35
tinh trùng và sử dụng đực giống hiệu quả: lợn đực hậu bị tăng 2 con, lợn đực giống làm việc tăng 5 con.
Tính đến tháng 5 năm 2017 số lượng lợn nái sinh sản và lợn con có xu hướng giảm nhẹ so với năm 2016: nái sinh sản giảm từ 450 con xuống 435 con (giảm 15 con), số lợn nái hậu bị cũng giảm theo từ 37 con xuống 30 con (giảm 7 con), do những tháng đầu năm 2017 chăn nuôi lợn gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ dẫn đến giá thịt lợn hơi giảm mạnh. So với năm 2016, số lợn đực giống cũng giảm từ 20 xuống 16 con là do số lợn nái giảm khiến nhu cầu về khai thác tinh dịch để phối giống cho lợn nái của trại cũng giảm xuống, bên cạnh đó là việc phải loại thải những con đực giống đã già, kém chất lượng.
Mặt khác, tuy bị thua lỗ nhưng trang trại vẫn cố gắng duy trì hoặc giảm nhẹ quy mô đàn do chuồng trại và con giống có sẵn, đặc biệt là duy trì số đầu nái sinh sản trong tình hình chăn nuôi lợn đang còn khó khăn như hiện nay.
4.2. Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dƣỡng đàn lợn nái sinh sản
Trong chăn nuôi, con giống có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng của sản phẩm, nhưng con giống tốt mà công tác chăm sóc, nuôi dưỡng không tốt thì sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến số lượng và chất lượng của đàn lợn. Hiểu được điều này nên việc thực hiện thật tốt các biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng ở trại rất được chú ý. Trong sáu tháng thực tập vừa qua, tôi đã trực tiếp tham gia vào quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái sinh sản từ vệ sinh, cho ăn, và điều trị một số bệnh. Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái sinh sản được áp dụng theo đúng quy trình của công ty Green Feed.
4.2.1. Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái chửa
Lợn nái chửa được ăn loại thức ăn GF07, GF08 với khẩu phần ăn phân theo tuần chửa, thể trạng, lứa đẻ như sau:
Đối với nái chửa từ tuần 1 đến tuần chửa 12 ăn thức ăn GF07 với tiêu chuẩn 1,5 - 2 kg/con/ngày, cho ăn 2 lần trong ngày.
Đối với nái chửa từ tuần 13 đến tuần chửa 14 ăn thức ăn GF07 với tiêu chuẩn 2,5 - 3 kg/con/ngày, cho ăn 2 lần trong ngày.
36
Đối với nái chửa từ tuần 15 trở đi ăn thức ăn GF08 với tiêu chuẩn 3,5 - 4 kg/con/ngày, cho ăn 2 lần trong ngày.
Tuy nhiên, trong thực tế cho thấy, mức ăn cho nái chửa còn tùy thuộc vào thể trạng của nái: nái quá gầy thì phải cho ăn thêm thức ăn tinh, còn những nái quá béo phải giảm thức ăn tinh. Và điều quan trọng là thức ăn của lợn nái phải đảm bảo, không được mốc, không nhiễm độc tố,… và phải cho lợn uống nước tự do.
Việc chăm sóc lợn nái mang thai rất quan trọng đối với sự thành công của người chăn nuôi. Đối với lợn nái đã kiểm tra và xác định mang thai, cần nhốt lợn ở khu chuồng yên tĩnh. Hàng ngày, tôi vệ sinh cho lợn nái chửa, dọn phân, thu gom phân vào bao, tắm cho lợn, cọ máng ăn, cho lợn ăn, xịt gầm, vệ sinh chuồng. Bên cạnh đó, phải thường xuyên quan sát lợn mẹ, đặc biệt quan sát sự biến đổi bầu vú của lợn mẹ những ngày sắp đẻ để phát hiện những lợn nái nào sắp đẻ, có kế hoạch trực đỡ đẻ cho lợn, những lợn nào khó đẻ phải có biện pháp xử lý kịp thời. Ở giai đoạn này, không nên tiêm phòng, tẩy giun sán cho lợn vì dễ gây sảy thai hoặc đẻ non.
Việc xác định được thời điểm lợn nái sắp đẻ cũng giúp cho người chăn nuôi chủ động được công tác chuẩn bị đỡ đẻ cho lợn con và lợn mẹ được chu đáo và cẩn thận, đem lại hiệu quả cao, nâng cao được tỷ lệ nuôi sống của lợn con sau khi sinh.
4.2.2. Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái đẻ và nuôi con
Đối với lợn nái có chửa, trước khi đẻ khoảng 7 ngày được chuyển lên chuồng lợn đẻ, trước khi chuyển lên phải được tắm rửa sạch sẽ và được ghi đầy đủ thông tin lên bảng ở đầu mỗi ô, chuồng phải được dọn dẹp, sát trùng và cọ rửa sạch sẽ. Hàng ngày, sau khi cào phân, thu gom phân vào bao, cọ máng ăn, cho lợn ăn, xịt gầm, rắc vôi hành lang, cần vệ sinh cho lợn nái sạch sẽ, lau rửa bầu vú, âm hộ, nhằm hạn chế nguy cơ lợn con khi sinh ra bị nhiễm khuẩn và lợn nái sẽ hạn chế được bệnh sinh sản. Bên cạnh đó, thường xuyên quan sát những biểu hiện bất thường xảy ra với lợn mẹ như bỏ ăn, sốt, bại liệt, viêm tử cung, viêm vú,… với lợn con như tiêu chảy, nôn, ho kéo dài, chết, để điều chỉnh can và thiệp kịp thời. Lợn mẹ sau khi sinh thường hay bị stress nên phải luôn chú ý quan sát để tránh lợn mẹ cắn con, lợn mẹ đè con.