Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3. Các công tác khác đã thực hiện tại trại
Trong thời gian thực tập tại trại, ngoài những công việc cơ bản hàng ngày về chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái sinh sản, tôi được tham gia đỡ đẻ, mài nanh, cắt đuôi, bấm số tai, thiến lợn đực, mổ hecni.
* Công tác đỡ đẻ cho lợn con:
- Chuẩn bị trước khi đỡ đẻ: căn cứ vào lịch phối giống để dự kiến ngày đẻ của lợn một cách chính xác, để phân công người trực đẻ, theo dõi đỡ đẻ cho lợn và can thiệp kịp thời khi cần thiết, tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.
+ Chuẩn bị chuồng cho lợn nái đẻ: trước khi lợn đẻ 10 - 15 ngày, cần chuẩn bị đầy đủ chuồng đẻ, tẩy rửa vệ sinh khử trùng toàn bộ chuồng, nền chuồng, sàn chuồng dùng cho lợn con và lợn mẹ. Yêu cầu chuồng phải khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, có đầy đủ ánh sáng. Sau khi vệ sinh và tiêu độc để trống chuồng từ 3 - 5 ngày trước khi cho lợn nái vào đẻ.
Dựa vào ngày đẻ dự kiến ghi trên mỗi thẻ nái để chuẩn bị ô úm và dụng cụ đỡ đẻ.
+ Chuẩn bị ô úm lợn con: ô úm có ý nghĩa rất quan trọng đối với lợn con, có tác dụng phòng ngừa lợn mẹ đè chết con, đặc biệt là những ngày mới sinh lợn con còn yếu, mà lợn mẹ mới đẻ xong sức khỏe chưa hồi phục. Ô úm tạo điều kiện để khống chế nhiệt thích hợp.
Vào những ngày dự kiến đẻ cần chuẩn bị xong ô úm của lợn con, kích thước ô úm: 1,2 - 1,5 m. Ô úm được cọ rửa sạch, phun khử trùng và để trống từ 3 - 5 ngày trước khi đón lợn con sơ sinh.
+ Chuẩn bị dụng cụ: cần chuẩn bị đầy đủ các loại dụng cụ sau: kéo, kim, chỉ, cồn sát trùng, cân để cân khối lượng sơ sinh, khăn mặt hoặc vải màn, đèn thắp sáng, khay dựng dụng cụ, xô chậu đựng nước, sổ sách, các loại thuốc như thuốc trợ đẻ, thuốc trợ sức, thuốc kháng sinh,...
- Trực và đỡ đẻ: đây là công việc rất quan trọng để đảm bảo tỷ lệ sống của lợn con và kịp thời can thiệp hỗ trợ lợn nái trong những trường hợp bất thường.
39
Công tác trực, đỡ đẻ dựa vào việc theo dõi ngày đẻ dự kiến để có kế hoạch trực đẻ và đỡ đẻ cho lợn nái.
Qua thời gian thực tế làm tại chuồng lợn đẻ, đề tài được ghi chép lại những biểu hiện của lợn nái sắp đẻ theo ngày. Cụ thể được trình bày ở bảng 4.3.
Bảng 4.3. Những biểu hiện khi lợn sắp đẻ
Trước khi đẻ Dấu hiệu
0 - 10 ngày Vú căng lên và cứng, âm hộ trương mộng
2 ngày Bầu vú cương cứng hơn và tiết ra chất lỏng trong 12 - 14 giờ Lợn nái bồn chồn, tuyến vú bắt đầu tiết sữa 6 giờ Sữa tiết ra nhiều hơn qua 2 lỗ tia sữa
2 - 4 giờ Các vú đều có sữa non vọt thành tia dài 30 phút - 2 giờ Tăng nhịp thở, đi lại không yên
15 - 30 phút Âm hộ tiết ra dịch nhờn màu hồng có lẫn phân su 15 giây - 5 phút Nái nằm nghiêng 1 bên, hơi thở đứt quãng, ép bụng, ép
đùi, quẫy đuôi rặn đẻ - Kỹ thuật đỡ đẻ:
+ Sau khi lợn mẹ đẻ, lấy lợn con từ trong chuồng ra, vuốt hết dịch vùng đầu và mặt, vuốt hết màng bọc và nhớt ở phần thân và chân lợn, dùng khăn lau khô người lợn, lợn con phải khô và sạch trước khi cắt dây rốn. Việc làm này vừa giúp lợn sạch sẽ lại vừa giúp lưu thông máu cho lợn, đồng thời khi lau ta chú ý bóp các dịch nhầy trong mũi, miệng ra để cho lợn con có thể thở được.
+ Trong nhiều trường hợp, người ta dùng bột lăn để lăn cho lợn con. Nó có tác dụng làm sạch, ngoài ra, 1 số loại bột lăn còn giúp lợn con giữ ấm và chống lại một số mầm bệnh ngoài môi trường.
+ Cầm lợn con và dây buộc rốn, thắt dây rốn ở vị trí cách cuống rốn 2,5cm, dùng kéo cắt phần bên ngoài nút thắt một đoạn bằng 1/2 bên trong nút buộc khoảng 1,5 cm. Sát trùng dây rốn, vùng cuống rốn bằng cồn iod.
+ Cho lợn con vào lồng úm, nhiệt độ lồng úm phải để ở mức 33 - 35 0C
+ Trước khi cho lợn con ra bú cần lau sạch vú lợn mẹ, lót thảm cho lợn con ra bú.
40
+ Phải trực liên tục cho đến khi lợn nái đẻ xong hoàn toàn, nhau ra hết, lợn nái trở về trạng thái yên tĩnh và cho con bú.
* Kỹ thuật ngoại khoa:
- Công tác mài nanh, cắt đuôi: lợn con sau khi bú mẹ sức khỏe tốt hơn, cứng cáp hơn sau một ngày có thể mài nanh và cắt đuôi đồng thời cho uống baytril (1 ml/con) và tiêm kháng sinh (0,3 ml/con).
+ Mài nanh: dùng tay trái mở miệng lợn con ra, tay phải đưa máy mài nanh vào mài 1/3 răng.
+ Cắt đuôi: trước lúc cắt đuôi 15 phút hơ kéo sắt cho nóng già rồi tiến hành dùng tay trái nắm hai chân sau đồng thời cầm đuôi, đầu lợn con hướng xuống dưới, tay phải cầm kéo cắt cách gốc đuôi 2cm tính từ gốc đuôi. Sau khi cắt đuôi song dùng bông thấm cồn iot chấm vào vết thương.
- Công tác bấm số tai, thiến lợn con: sau 3 - 5 ngày có thể tiến hành bấm số tai và thiến lợn con đồng thời cho uống baycox 5% (1 ml/con), tiêm chế phẩm Intrafer - 200 B12 (2 ml/con), và tiêm kháng sinh (0,3 ml/con).
+ Bấm số tai theo quy định mã trại, tuần lợn đẻ. Sát trùng vết bấm bằng cồn iod, thả lợn con vào lồng úm.
+ Thiến lợn con:
Chuẩn bị dụng cụ: dao thiến, cồn sát trùng, panh kẹp, bông gòn, khăn vải sạch, xi - lanh tiêm và thuốc kháng sinh.
Thao tác: đầu tiên, tiêm cho lợn con 1 ml/con kháng sinh (amcoli, amistin).
Sau đó người thiến ngồi trên ghế cao và kẹp lợn con vào giữa 2 đùi sao cho đầu của lợn con hướng xuống dưới, lưng lợn con quay về phía ta, bụng hướng ra ngoài. Một tay nặn sao cho dịch hoàn nổi rõ, tay còn lại cầm dao rạch hai vết đứt vào chính giữa của mỗi bên dịch hoàn. Dùng 2 tay nặn dịch hoàn ra ngoài rồi lấy panh kẹp thừng dịch hoàn vào giật dịch hoàn ra, dùng khăn sạch lau vùng dịch hoàn, bôi cồn vào vị trí thiến.
- Công tác mổ hecni: lợn phải cho nhịn đói 6 - 12 giờ trước khi phẫu thuật, khi mổ cố định trên giá đứng.
+ Chuẩn bị dụng cụ: dao mổ, kim, chỉ, thuốc kháng sinh, cồn sát trùng.
41
+ Thao tác: lợn bị hecni bên nào thì tiến hành mổ hecni bên đấy, rạch một đường khoảng 1,5 cm ở vị trí giữa núm vú thứ nhất và núm vú thứ hai từ dưới lên, lệch về phía ngoài khoảng 1cm, dùng ngón tay cái móc bọc hecni ra, lấy tay nắn nhẹ đưa những chất trong bao hecni trở vào xoang bụng, dùng 2 ngón tay đặt vào lỗ hecni ngăn không cho ruột chảy ra ngoài bao hecni, tiến hành khâu lại và bôi thuốc sát trùng vào chỗ khâu sau đó tiêm kháng sinh cho lợn con.
Kết quả được trình bày qua bảng 4.4.
Bảng 4.4. Kết quả các công tác khác đã thực hiện tại trại
STT Công việc thực hiện
Tổng số lợn (con)
Số lợn con trực tiếp thực hiện
(con)
Tỷ lệ (%)
1 Đỡ đẻ cho lợn 3084 1775 57,75
3 Mài nanh, bấm số tai, cắt đuôi 3084 1642 53,24
4 Thiến lợn đực 1721 955 55,49
5 Mổ hecni 63 9 14,28
Qua bảng 4.4 cho thấy, trong thời gian thực tập, tôi đã được trực tiếp đỡ đẻ cho 1775 trong số 3084 con, đạt tỷ lệ 57,75%; mài nanh, bấm số tai, cắt đuôi cho 1642 trong tổng số 3084 con, đạt tỷ lệ 53,24%; thiến lợn đực 955 trong tổng số 1721 con, đạt tỷ lệ 55,49%; mổ hecni 9 trong tổng số 63 con, đạt tỷ lệ 14,28%. Do tay nghề chưa được thành thạo nên công việc mổ hecni chủ yếu là do cán bộ kỹ thuật và anh, chị công nhân đảm nhiệm. Khi thực hiện các công việc đỡ lợn đẻ, mài nanh, cắt đuôi, bấm số tai, thiến lợn đực tôi được sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh, chị trưởng chuồng, công nhân và các bạn sinh viên thực tập.