PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện
- Cơ cấu đàn lợn nái tại trại trong 3 năm gần đây.
- Tình hình chăn nuôi lợn tại trại lợn công ty CP Thiên Thuận Tường - Cẩm Phả - Quảng Ninh trong 3 năm (2015 - 5/2017).
- Cơ cấu của đàn nái sinh sản tại trại.
- Một số chỉ tiêu về số lượng lợn con của lợn nái sinh sản - Tình hình sinh sản của lợn nái tại trại.
- Biện pháp vệ sinh phòng bệnh.
- Tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn nái tại trại.
- Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái của trại.
- Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn lợn nái của trại.
30
3.4.2. Phương pháp thực hiện
3.4.2.1. Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi tại công ty CP Thiên Thuận Tường - Cẩm Phả - Quảng Ninh
Để đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại, tôi tiến hành thu thập thông tin từ trại, kết hợp với kết quả theo dõi tình hình thực tế tại trang trại.
3.4.2.2. Phương pháp xác định tình hình nhiễm bệnh và áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho lợn nái sinh sản tại công ty CP Thiên Thuận Tường - Cẩm Phả - Quảng Ninh
- Phương pháp xác định tình hình nhiễm bệnh: Để xác định tình hình nhiễm bệnh trên đàn lợn, tôi tiến hành theo dõi hàng ngày, thông qua phương pháp chẩn đoán lâm sàng. Quan sát các biểu hiện như: trạng thái cơ thể, bộ phận sinh dục ngoài, dịch viêm, phân,.... Ghi chép vào nhật ký thực tập hàng ngày.
Từ các triệu chứng thu thập được tiến hành chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn dưới sự hướng dẫn của kỹ sư trại.
- Phương pháp áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại: Thực hiện các quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn mà trang trại đang thực hiện.
3.4.2.3. Phương pháp thực hiện quy trình vệ sinh phòng bệnh
Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một trong những khâu rất quan trọng.
Nếu công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc ít mắc bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn. Cùng với việc vệ sinh ăn uống, vệ sinh thân thể, vệ sinh sinh sản,… thì việc vệ sinh chuồng trại, cải tạo tiểu khí hậu chuồng nuôi được công ty rất quan tâm.
Trước khi khách tham quan cũng như c ông nhân vào chuồng nuôi đều phải thay quần áo bảo hộ lao động và phun thuốc sát trùng . Đối với những người không nhiệm vụ thì miễn vào. Các xe ô tô trước khi vào khu chăn nuôi đều phải dừng lại ở cổng trại để phun sát trùng. Ngoài ra, tại cửa mỗi chuồng nuôi đều có khay vôi sát trùng để trước khi vào chuồng, tất cả kỹ sư, công nhân và sinh viên thực tập đều phải dẫm qua.
31
Công tác vệ sinh tại chuồng nái đẻ được thực hiện rất nghiêm ngặt. Hàng ngày, tôi cũng như các công nhân đều thực hiện vệ sinh theo lịch vệ sinh mà trại và kỹ sư đưa ra.
- Việc đầu tiên khi vào chuồng là dọn phân và thực hiện thu gom phân trong suốt ngày làm việc để tránh lợn mẹ đè lên phân.
- Hàng ngày, trước khi cho lợn ăn phải cọ rửa máng sạch sẽ.
- Gần trưa hoặc đầu giờ chiều xịt rửa gầm chuồng.
- Bắt nhốt lợn con vào ô úm rồi lau sàn nhựa. Thường xuyên thay thảm lót trong ổ úm cho lợn con nằm.
- Rắc vôi lối đi giữa, xung quanh chuồng và dưới gầm chuồng.
- Thu phân vào bao và quét dọn sạch sẽ quanh chuồng.
Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ và được tiêu độc bằng thuốc sát trùng Omicide 2 lần hàng ngày, pha với tỷ lệ 1/3200.
Ở các chuồng nái đẻ sau khi cai sữa, lợn mẹ được chuyển lên chuồng nái chửa 1 (khu vực cai sữa). Sau khi xuất lợn con, các tấm đan chuồng này được tháo và ra mang ngâm ở hố sát trùng bằng dung dịch NaOH 10% trong 1 ngày sau đó được cọ sạch, phơi khô. Khung chuồng cũng được cọ sạch, xịt bằng dung dịch NaOH pha với nồng độ loãng, sau đó xịt lại bằng dung dịch vôi xút. Gầm chuồng cũng được vệ sinh sạch sẽ tiêu độc khử trùng kỹ sau đó rắc vôi bột. Để khô 1 ngày tiến hành lắp đan vào, sau đó đuổi lợn chờ đẻ từ chuồng nái chửa 2 xuống.
Cùng với việc thường xuyên quét dọn, tiêu độc chuồng, trang trại lập kế hoạch tiêu độc và phát quang bụi rậm xung quanh chuồng trại cũng như tiêu diệt chuột. Việc vệ sinh chuồng trại được thực hiện theo một lịch cụ thể do trang trại quy định nhưng vẫn có những thay đổi cho phù hợp tuỳ vào điều kiện thời tiết. Lịch sát trùng của trại được trình bày tại bảng 3.1.
32
Bảng 3.1. Lịch sát trùng trại công ty CP Thiên Thuận Tường - Cẩm Phả - Quảng Ninh
Thứ Trong chuồng
Ngoài Chuồng
Ngoài khu vực chăn
nuôi Chuồng nái
chửa Chuồng đẻ Chuồng
cách ly 2 Phun sát trùng
Phun sát trùng
Rắc vôi Phun sát trùng
Phun sát trùng toàn
khu vực 3 Rắc vôi Phun thuốc khử mùi
Xả vôi, sút gầm Rắc vôi
Phun sát trùng toàn bộ
khu vực 4
Phun sát trùng Xả vôi xút
gầm
Phun sát trùng Rắc vôi
Phun sát trùng Rắc vôi 5 Rắc vôi
Phun ghẻ Phun thuốc diệt ruồi Phun thuốc khử mùi
Phun ghẻ Rắc vôi
6
Phun sát Trùng Phun thuốc
khử mùi
Phun sát trùng Rắc vôi
Phun sát Trùng
Phun sát trùng 7 Vệ sinh
tổng chuồng Phun thuốc khử mùi
Vệ sinh tổng chuồng Vệ sinh tổng
chuồng Vệ sinh tổng khu
Phun sát trùng CN Phun sát trùng Phun sát trùng Phun sát
trùng
Phun sát trùng
Từ bảng 3.1 có thể thấy việc áp dụng quy trình vệ sinh, sát trùng chuồng trại là rất quan trọng, luôn được trại quan tâm và thực hiện thường xuyên, hàng ngày.
Đối với chuồng nái chửa, lịch sát trùng là 4 ngày phun sát trùng, 2 ngày rắc vôi hành lang liên kết, 1 ngày xả vôi, xút gầm, 1 ngày phun ghẻ, 1 ngày phun thuốc khử mùi, 1 ngày vệ sinh tổng chuồng. Chuồng nái đẻ, lịch sát trùng là 4 ngày phun sát trùng, 3 ngày rắc vôi hành lang liên kết, 1 ngày xả vôi, xút gầm, 3 ngày phun thuốc khử mùi, 1 ngày vệ sinh tổng chuồng. Chuồng cách ly, lịch sát trùng là 3 ngày phun sát trùng, 1 ngày rắc vôi, 1 ngày phun ghẻ, 1 ngày vệ sinh tổng chuồng. ở khu vực ngoài chuồng, lịch sát trùng là 4 ngày phun sát trùng, 1 ngày rắc vôi, 1 ngày vệ sinh tổng khu. Ngoài khu vực chăn nuôi, lịch sát trùng là 2 ngày phun sát trùng và 1 ngày rắc vôi.
33
Qua việc thực hiện nghiêm ngặt quy trình vệ sinh sát trùng chuồng trại, và vệ sinh sát trùng đối với người chăn nuôi trước khi vào chuồng lợn, tôi nhận thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh sát trùng chuồng trại. Nếu người chăn nuôi thực hiện tốt công việc này sẽ hạn chế được dịch bệnh cũng như nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi, đồng thời bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng. Tuy nhiên, hiệu quả của việc vệ sinh sát trùng chuồng trại đạt hiệu quả hay không, còn phụ thuộc rất nhiều vào ý thức của người thực hiện, cũng như việc lựa chọn phương pháp, cách thức thực hiện.
3.4.3. Phương pháp tính toán các chỉ tiêu - Tỉ lệ lợn mắc bệnh:
Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) = x 100
- Tỷ lệ lợn khỏi:
Tỷ lệ khỏi (%) = x 100
- Tỷ lệ tiêm phòng:
Tỷ lệ tiêm phòng (%) = x x 100
- Tỷ lệ lợn con được thực hiện thao tác phẫu thuật:
Tỷ lệ thực hiện (%) = x100