Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn công ty CP Thiên Thuận Tường - Cẩm Phả - Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại công ty CP Thiên Thuận Tường, phường Cửa Ông thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh (Khóa luận tốt nghiệp) (Trang 54 - 58)

Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.7. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn công ty CP Thiên Thuận Tường - Cẩm Phả - Quảng Ninh

4.7.1. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn nái sinh sản tại trại lợn công ty CP Thiên Thuận Tường - Cẩm Phả - Quảng Ninh.

Trong thời gian 6 tháng thực tập tại trại tôi đã được tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái cùng với kỹ sư của trại. Qua đó, học được thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số bệnh thường gặp, nguyên nhân gây ra bệnh và cách khắc phục, điều trị bệnh. Sau đây là kết quả của công tác chẩn đoán bệnh trên đàn lợn nái tại trại.

* Bệnh sót nhau

- Triệu chứng khi lợn nái bị sót nhau: con vật đứng nằm không yên, nhiệt độ hơi tăng, thích uống nước, sản dịch chảy ra màu nâu.

* Bệnh viêm tử cung

- Triệu chứng: lợn đẻ 2 - 3 ngày, sốt nhẹ, giảm ăn hay bỏ ăn, có dịch nhầy chảy ra từ âm hộ, màu trắng đục hoặc màu phớt vàng. Lợn nái bỏ ăn, mệt mỏi, sốt 40,5 - 42ºC.

* Bệnh viêm vú

- Triệu chứng: bệnh xảy ra sau khi đẻ 4 - 5 giờ cho đến 7 - 10 ngày, có con đến một tháng. Viêm vú thường xuất hiện ở một vài vú nhưng đôi khi cũng lan ra toàn bộ các vú, vú có màu hồng, sưng đỏ, sờ vào thấy hơi nóng, hơi cứng, ấn vào lợn nái có phản ứng đau.

Lợn nái giảm ăn, nếu bị nặng thì bỏ ăn, nằm một chỗ, sốt cao 40,5ºC - 42ºC kéo dài trong suốt thời gian viêm. Sản lượng sữa giảm, lợn nái thường nằm úp đầu vú xuống sàn, ít cho con bú.

Vắt sữa ở những vú bị viêm thấy sữa loãng, trong sữa có cặn hoặc cục sữa vón lại, xuất hiện các cục casein màu vàng, xanh lợn cợn có mủ đôi khi có máu.

Lợn con thiếu sữa kêu la, chạy vòng quanh mẹ đòi bú, lợn con ỉa chảy, xù lông, gầy nhanh, tỷ lệ chết cao từ 30% đến 100%.

Kết quả theo dõi được thể hiện ở bảng 4.8.

47

Bảng 4.8. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn nái sinh sản tại trại Chỉ tiêu

Tên bệnh Số nái

theo dõi (con)

Số nái mắc bệnh (con)

Tỷ lệ (%)

Bệnh sót nhau 256 13 5,07

Bệnh viêm vú 256 6 2,34

Bệnh viêm tử cung 256 31 12,01

Bảng 4.8 cho thấy, tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái nuôi tại trại cao nhất, chiếm 12,01% là do đàn lợn nái ở đây thuộc các dòng nái giống ngoại có năng suất sinh sản cao, nhưng lại chưa thích nghi với điều kiện như nuôi dưỡng, chăm sóc và thời tiết không thuận lợi. Mặt khác, do trong quá trình phối giống cho lợn nái bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo không đúng kỹ thuật đã làm xây xát niêm mạc tử cung, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập phát triển và gây bệnh. Do quá trình can thiệp khi lợn đẻ khó phải sử dụng thủ thuật để móc lấy thai, làm cho vi khuẩn từ bên ngoài dễ dàng xâm nhập vào gây viêm.

Số lợn nái mắc bệnh viêm vú là 6 con, chiếm tỷ lệ 2,34%. Lợn mắc viêm vú có thể do kế phát từ bệnh viêm tử cung, do nền chuồng bẩn, vú bị tổn thương.

Số lợn nái mắc bệnh sót nhau là 13 con chiếm 5,07%; nguyên nhân gây nên bệnh này có thể do kế phát từ các ca lợn nái mắc bệnh viêm tử cung ở thể nặng, do cho ăn quá nhiều ở giai đoạn chửa kỳ 2 làm thai to, khó đẻ, do các thao tác đỡ đẻ không đúng làm đứt nhau, sót nhau.

4.7.2. Kết quả điều trị bệnh ở đàn lợn nái sinh sản tại trại lợn công ty CP Thiên Thuận Tường - Cẩm Phả - Quảng Ninh.

Quá trình thực tập tại trại, dưới sự hướng dẫn của kỹ sư trại tôi đã tham gia điều trị cho lợn nái mắc bệnh, kết quả được trình bày qua bảng 4.9.

48

Bảng 4.9: Kết quả điều trị bệnh trên đàn nái sinh sản tại trại Chỉ

tiêu

Tên bệnh

Thuốc và Liều lượng Đường sử dụng

Thời gian dùng thuốc (ngày)

Kết quả Số

nái điều

trị (con)

Số nái khỏi (con)

Tỷ lệ (%)

Bệnh sót nhau

Oxytocin 2 ml/con + thụt rửa bằng nước

muối 0,9 %

Oxytocin tiêm dưới

da

3 - 5

ngày 13 13 100

Bệnh viêm vú

Chườm đá lạnh + vắt cạn vú viêm + vệ sinh bầu vú, sát trùng bằng cồn iot

5% + pendistrep L.A 10 ml/con

Kháng sinh

tiêm bắp 3 - 5

ngày 6 5 83,33

Bệnh viêm

tử cung

Oxytocin 2 - 3 ml/con + thụt rửa bằng nước muối 0,9% + ceftionel

10 ml/con

Kháng sinh tiêm bắp,

oxytocin tiêm dưới

da

3 - 5

ngày 31 29 93,54

Qua bảng 4.9 cho thấy, số lợn nái mắc bệnh viêm tử cung là cao nhất, cao hơn số lợn mắc bệnh sót nhau và viêm vú.

- Viêm tử cung: trong tổng số 31 nái bị viêm tử cung thì chỉ điều trị khỏi được 29 nái; đạt 93,54 %. Kết quả điều trị tương đối cao, duy chỉ 1 số trường hợp nái quá già và bị viêm nhiều lần nên không chữa khỏi hoặc nái bị viêm lại sau quá

49

trình chăm sóc. Biện pháp điều trị: điều trị bằng cách đẩy hết dịch mủ ra ngoài và sát trùng cơ quan sinh dục rồi tiến hành điều trị bằng kháng sinh. Đầu tiên dùng oxytocin để tử cung co bóp đấy các chất ra bên ngoài, sau đó tiến hành thụt rửa nhiều lần bằng nước muối 0,9% để làm sạch tử cung đồng thời tiêm kháng sinh ceftionel có tác dụng chống viêm. Tuy số con điều trị khỏi cao nhưng trong quá trình theo dõi, tôi thấy có những con bị bệnh khi điều trị khỏi thường không động dục trở lại hoặc có chửa trở lại thì rất hay đẻ non và sảy thai, những con này thường bị loại thải.

- Viêm vú: trong tổng số 6 nái bị viêm vú, tôi đã tham gia điều trị khỏi 5 nái, đạt 83,33%. Biện pháp điều trị được áp dụng: phong bế giảm đau bầu vú bằng cách chườm nước đá lạnh, vắt cạn nước viêm trong bầu vú, vệ sinh và sát trùng bầu vú bằng cồn iot 5%, sau đó tiêm kháng sinh pendistrep L.A. Kết quả điều trị như trên là do có trường hợp lợn nái bị viêm vú quá lâu hoặc nái đẻ quá nhiều lứa nên điều trị không khỏi.

- Sót nhau: trong tổng số 13 nái bị sót nhau, tôi đã tham gia điều trị khỏi hoàn toàn, đạt tỷ lệ 100%. Biện pháp điều trị: dùng oxytocin để tử cung co bóp đẩy hết các sản dịch trung gian ra bên ngoài, sau đó thụt rửa bằng nước muối 0,9%. Nên can thiệp kịp thời ngay khi nái có biểu hiện bệnh, không để quá muộn sẽ gây ra viêm tử cung.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại công ty CP Thiên Thuận Tường, phường Cửa Ông thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh (Khóa luận tốt nghiệp) (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)