NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.3 Phương pháp bố trí thí nghiệm
3.2.3.1 Sự thích nghi của vọp trong ao tôm
Vọp thí nghiệm được mua từ điểm thu mua tại xã Bình Khánh huyện Cần Giờ.
Thí nghiệm gồm 2 nghiệm thức, nhằm so sánh khả năng thích ứng của vọp với điều kiện khác nhau:
− Nghiệm thức 1: vọp thả trong lồng lưới đặt trong ao nuôi tôm sú bán thâm canh (kí hiệu T)
− Nghiệm thức 2: vọp thả trong lồng lưới đặt trong ao nước ra vô tự nhiên (kí hiệu V).
Nghiệm thức 1: vọp thả trong ao nuôi tôm sú (kí hiệu T)
Ao tôm được chọn làm thí nghiệm đã nuôi hơn 1 tháng, độ sâu trung bình là 1,3 m, độ dày lớp bùn đáy là 15 cm, diện tích 10.000 m2, mật độ tôm thả là 20 con/m2. Cho vọp vào 3 lồng lưới sắt, lồng được đặt sâu xuống bùn 5 cm. Mỗi lồng có gắn một
chai nhựa và được ghi nhớ bằng cách cho giấy ghi tên nghiệm thức vào trong chai nhựa.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm trong ao tôm:
Nghiệm thức 2 (ao đối chứng): vọp thả trong ao nước ra vô tự nhiên (kí hiệu V)
Ao đối chứng có diện tích 200m2, độ dày lớp bùn đáy là 25cm, nước ra vô tự nhiên, quanh ao có tán đước, các điều kiện trong ao giống với điều kiện tự nhiên nơi vọp sống.
Trong ao đối chứng lồng đựng vọp được vùi xuống bùn 5cm như nghiệm thức 1.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm ao đối chứng:
Ở 2 nghiệm thức mỗi lồng đựng 10 con vọp, kích thước lồng 0,64m2, mỗi nghiệm thức lập lại 3 lần.
Các chỉ tiêu chất lượng nước theo dõi: độ mặn, hàm lượng oxy hòa tan, nhiệt độ, pH, độ trong, mỗi tuần đo 1 lần.
Cách đo các chỉ tiêu chất lượng nước như sau:
Độ mặn đo bằng khúc xạ kế.
DO đo bằng test – sera, gồm 2 lọ dung dịch 1 và 2, sau khi lấy mẫu cho 6 giọt lọ 1 vào sau đó cho 6 giọt lọ 2 vào, đậy nắp, lắc đều, để yên khoảng 5 sau đó đem so màu.
Nhiệt độ đo bằng nhiệt kế rượu etylic.
pH đo bằng test bảng so màu lá lúa, lấy 10mml nước vào lọ lấy mẫu, nhỏ 2 giọt dung dịch thuốc thử, lắc đều để yên vài giây sâu đó tiến hành so màu.
Độ trong đo bằng đĩa secchi.
Nghiệm thức 1 mỗi chỉ tiêu chất lượng nước được đo tại 5 điểm trong ao sau đó lấy trung bình, nghiệm thức 2 mỗi chỉ tiêu được đo tại 3 điểm trong ao sau đó lấy trung bình.
T1 T2 T3
V2
V1 V3
Hàng tuần kiểm tra tỉ lệ sống, đo các chỉ tiêu kích thước:
Cách đo các chỉ tiêu kích thước:
Chiều dài (mm) (kí hiệu D): là khoảng từ mép trước đến mép sau.
Chiều rộng (mm) (kí hiệu R): là khoảng từ đỉnh vỏ đến mép trước.
Chiều cao (mm) (kí hiệu C): là khoảng cách giữa phần lồi nhất giữa hai vỏ.
Đo chiều dài (D) Đo chiều rộng (R) Đo chiều cao (C)
Công thức và phương pháp xử lý số liệu Công thức
Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về trọng lượng (g/tuần) ΔW=(Wt – W0)/(t – t0)
Trong đó: ΔW: tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về trọng lượng (g/tuần)
Wt, W0: trọng lượng tại thời điểm t (g), trọng lượng tại thời điểm đầu (g) t, t0: thời điểm t, thời điểm t0
Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài (mm/tuần) ΔD = (Dt-D0)/(t-t0)
Trong đó: ΔD: tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài (mm/tuần) Dt, D0: chiều dài tại thời điểm t (mm), chiều dài lúc đầu (mm) t, t0: thời điểm t, thời điểm t0
Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều rộng (mm/tuần) ΔR = (Rt-R0)/(t-t0)
Trong đó: ΔR: tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều rộng (mm/tuần)
Rt, R0: chiều rộng tại thời điểm t (mm), chiều rộng lúc đầu (mm) Hình 3.1: Cách đo các chỉ tiêu kích thước
t, t0: thời điểm t, thời điểm t0
Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều cao (mm/tuần) ΔC = (Ct-C0)/(t-t0)
Trong đó: ΔC: tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều cao (mm/tuần) Ct, C0: chiều cao tại thời điểm t (mm), chiều cao lúc đầu (mm) t, t0: thời điểm t, thời điểm t0
Tỉ lệ sống:
N(%) = (Ns/Nd)*100
Trong đó: Ns, Nd: số lượng vọp sau, số lượng vọp lúc đầu Phần trăm tăng trưởng chiều dài
D(%) = [(Dc-Dd)/Dc]*100
Trong đó: D(%):Phần trăm tăng trưởng chiều dài Dc: chiều dài cuối (mm)
Dd: chiều dài đầu (mm)
Phần trăm tăng trưởng trọng lượng toàn thân W(%) = [(Wc -Wd)/Wc]*100
Trong đó: W(%): Phần trăm tăng trưởng trọng lượng toàn thân Wc: trọng lượng toàn thân cuối (g)
Wd: trọng lượng toàn thân đầu (g) Phần trăm tăng trưởng trọng lượng vỏ
Wv(%) = [(Wvc-Wvd)/Wvc]*100
Trong đó: Wv(%): Phần trăm tăng trưởng trọng lượng vỏ Wvc: trọng lượng vỏ cuối (g)
Wvd: trọng lượng vỏ đầu (g)
Hệ số độ béo tính theo công thức của Lê Huy Toàn, 1999 IC=Wm/(Wv + Wm)
Trong đó: IC: hệ số độ béo
Wv, Wm: trọng lượng vỏ (g), trọng lượng phần mềm (g)
Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm thống kê Minitab 13.0, Excel… Tất cả các số liệu được kiểm tra tính đồng nhất và phân phối chuẩn trước khi xử lý. Sự khác biệt giữa hai nghiệm thức được kiểm tra bằng trắc nghiệm t (t-test).