Hiệu quả kinh tế của nghề nuôi vọp

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI VỌP SÔNG (Geloina coaxans Gmelin, 1791) TẠI HUYỆN CẦN GIỜ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 70 - 78)

4.2 Đánh giá tiềm năng phát triển nghề nuôi vọp tại huyện Cần Giờ Tp.HCM .1 Phân vùng khảo sát

4.2.6. Hiệu quả kinh tế của nghề nuôi vọp

Do vọp là đối tượng nuôi mới, chưa được nuôi rộng rãi, chủ yếu chỉ dừng ở các mô hình trình diễn, hoặc các thí nghiệm của Phòng NN-PTNT huyện, chúng tôi đã sử dụng kết quả từ mô hình nuôi vọp của Phòng NN-PTNT để đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề nuôi vọp.

Dựa vào bảng chiết tính nuôi vọp cho 4000m2 chúng tôi giả sử trên diện tích nuôi 1ha.

Bảng 4.17: Chiết tính nuôi vọp trên diện tích nuôi 1ha

Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền (đồng) (đồng) Hạng mục

Chi phí đầu tư 41.800.000

Con giống con 100.000 350 35.000.000 Nhân công tháng 6 800.000 4.800.000

Khấu hao 2.000.000

Thu hoạch 99.000.000

Hiệu quả kinh tế

Tỷ lệ sống (90%) con 90.000 Kích cỡ thu con/kg 10

Sản lượng kg 9.000

Giá bán đ/kg 11.000

Tổng thu đồng 9.000 11.000 99.000.000 Hiệu quả kinh tế tính trên 1ha (đơn vị tính là đồng)

Chi phí lưu động Giả sử:

Tiền tu bổ, chuẩn bị ao nuôi là 2.100.000 đồng/ha Con giống: 35.000.000 đồng

Lãi suất trên vốn điều hành = (35.000.000 + 2.100.000) * 1,2% * 6 = 2.671.200 Chí phí lưu động = 35.000.000 + 2.100.000 + 2.671.200 = 39.771.200

Chi phí cố định

Giả sử ao có chiều dài ao 100m, rộng 100m, lưới cao 2m giá 7000 đồng/1m dài, lưới cao 2m nên chỉ mua 200m sau đó cắt lưới ra làm đôi cao để được lưới cao 1m.

Trang thiết bị:

Lưới: 200 * 7000 = 1.400.000

Lưới sử dụng được 2 năm, 1 năm nuôi 1 vụ, khấu hao trong 2 năm là 700.000, Chi phí cố định = 700.000

Lãi trên vốn cố định = 700.000 * 1,2% * 6 = 50.400 Chi phí cơ hội

Tiền lương nhân công = 4.800.000 Chi phí sử dụng đất = 5.000.000/năm

Chi phí cơ hội = 4.800.000 + 5.000.000 + 50.400 = 9.850.400 Tổng chi phí = 39.771.200 + 700.000 + 9.850.400 = 50.321.600 Lợi nhuận kinh doanh = tổng thu - chi phí lưu động = 59.228.800

(99.000.000) (39.771.200)

Lợi tức thuần = Lợi nhuận kinh doanh - Chi phí cố định = 58.528.800 (59.228.800) (700.000 )

Lợi nhuận thuần = tổng thu – tổng chi = 48.678.400 (99.000.000) (50.321.600)

Hiệu quả đồng vốn chi = tổng thu / tổng chi = 99.000.000 / 50.321.600 = 1,97 Tỷ suất lợi nhuận / tổng chi phí = lợi nhuận thuần / tổng chi phí

= 48.678.400 / 50.321.600 = 0,97 Đánh giá

Qua tính hiệu quả đồng vốn, chúng tôi nhận thấy nếu bỏ ra 1 đồng thì người nông dân sẽ thu về 1,97 đồng, như vậy nông hộ lời được 0,97 đồng, trong trường hợp chi phí đào ao chúng tôi đã bỏ qua. Khi nuôi vọp nên tận dụng những ao tôm bỏ hoang, hoặc sau khi kết thúc vụ nuôi tôm, mô hình được xét đến là mô hình nuôi vọp nước ra vô tự nhiên không bổ sung thêm phân chuồng. Nuôi vọp tạo thêm việc làm cho nông hộ, cải thiện thu nhập. Trong tương lai cần có những thí nghiệm nuôi vọp kết hợp với tôm, cá…, góp phần hạn chế sự ô nhiễm hữu cơ ở các vùng nuôi tôm, cá tập trung.

4.2.7. Tiềm năng phát triển nghề nuôi vọp tại huyện Cần Giờ - Tp.HCM 4.2.7.1 Tiềm năng về kinh tế - xã hội

Qua kết quả điều tra, quan sát thực tế và kết quả đạt được, chúng tôi đã tiến hành cho điểm và xếp hạng các yếu tố tiềm năng về điều kiện kinh tế xã hội của các khu vực khảo sát, điểm càng cao thể hiện tiềm năng càng lớn hơn.

Bảng 4.18: Bảng xếp hạng các yếu tố tiềm năng về điều kiện kinh tế - xã hội của các vùng nuôi thủy sản của huyện Cần Giờ

STT Các yếu tố tiềm năng Điểm Vùng A Vùng B Vùng C về điều kiện KT-XH tối đa

1 Phân bố tuổi 2 1,5 2 1

2 Trình độ học vấn 3 3 1 2,5

3 Số nhân khẩu 2 1,5 1 2

4 Lực lượng lao động 3 3 2 3

5 Thu nhập chính 4 3,5 2 2,5

của nông hộ

6 Diện tích đất 4 3 2,5 4

sử dụng nuôi tôm

7 Diện tích đất 2 0,5 1,5 1

trồng rừng

8 An ninh khu vực nuôi 2 2 2 2

Tổng cộng 22 18 14 18

Chúng tôi xét trên mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tiềm năng về điều kiện kinh tế - xã hội đến việc phát triển nghề nuôi vọp để cho điểm từng vùng, yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến việc phát triển nghề nuôi vọp thì cho điểm cao. Các yếu tố có mức độ ảnh hưởng thấp thì cho điểm thấp.

Các yếu tố có mức độ ảnh hưởng lớn như: diện tích đất sử dụng nuôi tôm, để nuôi vọp đầu tiên phải có đất, có thể tận dụng những ao tôm sau vụ nuôi, làm giảm chi phí đào ao, thu nhập chính của nông hộ cho thấy khả năng về kinh tế, nguồn thu nhập cao, ổn định nông hộ sẽ có điều kiện đầu tư nhiều hơn cho nuôi thủy sản, trình độ học vấn của chủ hộ cũng rất quan trọng, quyết định mức độ tiếp thu và ứng dụng kĩ thuật mới

vào sản xuất… Các yếu tố này có mức độ ảnh hưởng lớn đến việc phát triển nghề nuôi vọp trong tương lai.

Các yếu tố có mức độ ảnh hưởng thấp hơn như: số nhân khẩu trong nông hộ, độ tuổi, an ninh của khu vực nuôi… Các yếu tố này ảnh hưởng thấp đến việc phát triển nghề nuôi vọp.

Qua bảng 4.18 thì vùng A và vùng C là hai vùng có tiềm năng về kinh tế - xã hội cao, vùng B có tiềm năng thấp hơn, qua kết quả điều tra thì đa số nông hộ ở vùng B sống nhờ vào nuôi tôm và khai thác thủy sản là chính, tuy nhiên diện tích nuôi tôm từng nông hộ còn ít, năng suất nuôi tôm và khai thác thủy sản không cao. Vùng A, C đa số các nông hộ đều có nghề phụ, thu nhập ổn định hơn.

4.2.7.2 Tiềm năng về nguồn nước

Qua kết quả điều tra, quan sát thực tế và kết quả đạt được, chúng tôi cho điểm và xếp hạng các vùng có tiềm năng về nguồn nước sử dụng cho nghề nuôi vọp tại huyện Cần Giờ Tp.HCM, điểm càng cao tiềm năng càng cao hơn.

Bảng 4.19: Bảng xếp hạng các vùng có tiềm năng về nguồn nước sử dụng cho hoạt động nuôi thủy sản ở huyện Cần Giờ nói chung và nuôi vọp nói riêng.

STT Các yếu tố tiềm năng Điểm Vùng A Vùng B Vùng C về nguồn nước tối đa

1 Chất lượng nước 4 2,5 2 3

2 Tình trạng ô nhiễm 3 2,5 2 2,5

3 Mức độ ô nhiễm 2 1,5 1 2

4 Tình trạng nhiễm phèn 2 1,5 1 1,5

5 Mức độ nhiễm phèn 1 2,5 1 1,5

6 Khả năng tự 1 0,5 0,5 1

làm sạch của nước

7 Mức độ quản lý 2 1 1 1,5

của nhà nước

8 Nguy cơ ô nhiễm 2 0,5 0,5 2

nguồn nước

Tổng cộng 17 12,5 9 15

Trong các yếu tố tiềm năng về nguồn nước sử dụng cho nghề nuôi vọp, thì những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng cao đến việc phát triển, tỷ lệ sống của vọp thì sẽ được cho điểm cao, các yếu tố có mức độ ảnh hưởng thấp thì cho điểm nhỏ hơn.

Các yếu tố có mức độ ảnh hưởng cao như: chất lượng nước là yếu tố rất quan trọng cho sự sống và phát triển của vọp, nguồn nước ô nhiễm nặng thì không thể thả nuôi vọp, nguy cơ ô nhiễm cũng là yếu tố quan trọng, đặc biệt là ô nhiễm hóa chất từ khu công nghiệp nhà máy, để phát triển nghề nuôi vọp ổn định thì nguồn nước phải được đảm bảo.

Kết quả bảng 4.19 cho thấy vùng C có tiềm năng nguồn nước nhất, kế đến là vùng A, thấp nhất là vùng B. Do vùng B có nhiều bất lợi về tiềm năng nguồn nước nên điểm tiềm năng này khá thấp so với vùng C, vùng A. Vùng C do được bao bọc bởi khu rừng đước nên tiềm năng về nguồn nước rất lớn.

4.2.7.3 Tiềm năng về kỹ thuật nuôi

Qua thực tế, tham quan mô hình nuôi trình diễn nuôi vọp, và thông tin từ các cán bộ Phòng NN-PTNT huyện, cùng với kết quả đạt được, chúng tôi cho điểm và xếp hạng các vùng về tiềm năng kỹ thuật nuôi vọp ở huyện Cần Giờ Tp.HCM, điểm càng cao thì tiềm năng càng lớn hơn.

Bảng 4.20: Bảng xếp hạng tiềm năng kỹ thuật nuôi vọp của các vùng khảo sát ở huyện Cần Giờ

STT Các yếu tố tiềm năng Điểm Vùng A Vùng B Vùng C về kỹ thuật nuôi tối đa

1 Cống điều tiết nước 2 2 2 2

2 Ao nước ra vô 2 2 2 2

tự nhiên được

3 Ao tháo cạn 1 1 1 1

4 Tính chất nền đáy ao 3 1,5 3 2,5

5 Độ dày lớp bùn đáy 2 0,5 1,5 1

6 Được tập huấn 2 1 0,5 1

7 Tiếp nhận thông tin 2 1,5 1 1

kỹ thuật

8 Mức độ hiện diện của 1 1 0,5 1

vọp tự nhiên

9 Số vụ nuôi tôm/năm 1 0,5 1 0,5

Tổng cộng 16 11 12,5 12

Trong các yếu tố tiềm năng về kỹ thuật nuôi thì yếu tố nào quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến việc phát triển nghề nuôi vọp ở các vùng khảo sát thì sẽ được cho điểm cao.

Các yếu tố có mức độ ảnh hưởng thấp sẽ cho điểm nhỏ hơn.

Các yếu tố kỹ thuật có mức độ ảnh hưởng cao như: tính chất nền đáy ao, do vọp sống vùi nên đất nền đáy ao rất quan trọng, vọp là loài ăn lọc nên cống điều tiết nước cũng rất quan trọng… để phổ biến kỹ thuật nuôi mới, đối tượng mới thì khả năng tiếp nhận thông tin kỹ thuật của nông hộ cũng rất quan trọng…

Các yếu tố có mức độ ảnh hưởng thấp hơn như: ao tháo cạn được hay không, mức độ hiện diện của vọp tự nhiên quanh khu vực nuôi tôm, số vụ nuôi tôm trong năm của nông hộ… Các yếu tố này do ít ảnh hưởng đến nghề nuôi vọp nên được cho điểm thấp.

Kết quả bảng 4.20 cho thấy vùng B có tiềm năng kỹ thuật nhất, tiếp đến là vùng C, thấp nhất là vùng A, do vùng A có nhiều bất lợi về tiềm năng kỹ thuật nên có điểm thấp.

4.2.7.4 Tiềm năng đầu vào - đầu ra

Qua quan sát thực tế tại các vùng điều tra, và kết quả đạt được, chúng tối tiến hành cho điểm và xếp hạng các vùng có tiềm năng về đầu vào - đầu ra của việc phát triển nghề nuôi vọp tại 3 vùng khảo sát tại huyện Cần Giờ Tp.HCM, điểm càng cao tiềm năng càng lớn hơn.

Bảng 4.21: Bảng xếp hạng tiềm năng đầu vào - đầu ra của nghề nuôi vọp tại 3 vùng khảo sát tại huyện Cần Giờ

STT Các yếu tố tiềm năng Điểm Vùng A Vùng B Vùng C về đầu vào – đầu ra tối đa

1 Con giống 6 5 2 4

2 Nguồn vốn 4 3 1 2

3 Vật tư thủy sản 2 2 1,5 1

4 Tình hình tiêu thụ 5 4 2 3

5 Giá cả 5 4 2 3

6 Hoạt động thương lái 3 2 0,5 1

Tổng cộng 25 20 9 14

Trong các yếu tố tiềm năng về đầu vào đầu ra của nghề nuôi vọp thì những yếu tố quan trọng, mức độ ảnh hưởng cao đến việc phát triển nghề nuôi vọp thì cho điểm cao.

Các yếu tố có mức độ ảnh hưởng thấp thì cho điểm thấp.

Các yếu tố tiềm năng về đầu vào đầu ra có mức độ ảnh hưởng cao như: con giống, để phát triển nghề nuôi vọp phải có đủ con giống cung cấp cho các vùng nuôi, tình hình tiêu thụ, cũng như giá cả thị trưởng tác động rất lớn đến khả năng phát triển nghề nuôi vọp tại huyện Cần Giờ.

Các yếu tố có mức độ ảnh hưởng ít hơn như: vật tư thủy sản, hoạt động thương lái trong vùng,… do mức độ ảnh hưởng thấp nên có điểm thấp.

Kết quả bảng 4.21 cho thấy vùng A có tiềm năng đầu vào đầu ra nhất, do vùng A tập trung nhiều quán ăn, nằm gần bến phà Bình Khánh, khả năng tiêu thụ là rất lớn.

Vùng A có tiềm năng đầu vào đầu ra cao, tiếp đến là vùng C, thấp nhất là vùng B, do vùng B có điều kiện về đầu vào đầu ra thấp.

4.2.7.5 Tiềm năng về hiệu quả kinh tế

Qua tài liệu về nuôi vọp của Phòng NN-PTNT huyện Cần Giờ, và các kết quả khảo sát thực tế, chúng tôi tiến hành cho điểm và xếp hạng các yếu tố tiềm năng về hiệu quả kinh tế của nghề nuôi vọp tại 3 vùng khảo sát tại huyện Cần Giờ Tp.HCM, điểm càng cao tiềm năng càng lớn hơn.

Bảng 4.22: Bảng cho điểm và xếp hạng về hiệu quả kinh tế các vùng khảo sát tại huyện Cần Giờ

STT Các yếu tố tiềm năng Điểm Vùng A Vùng B Vùng C về hiệu quả kinh tế tối đa

1 Chi phí lưu động 3 1 1,5 2

2 Chi phí cố định 4 1 2 3

3 Chi phí cơ hội 2 1 1,5 1.5

4 Lợi nhuận thuần 5 4 1 3

5 Hiệu quả đồng vốn 6 3 2 4

Tổng cộng 20 10 8 13,5

Trong các yếu tố tiềm năng về hiệu quả kinh tế của nghề nuôi vọp thì những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến việc phát triển nghề nuôi vọp của các vùng khảo sát thì sẽ được cho điểm cao. Các yếu tố có mức độ ảnh hưởng thấp sẽ được cho điểm thấp.

Các yếu tố có mức độ ảnh hưởng cao như: lợi nhuận thuần, hiệu quả đồng vốn, là những yếu được quan tâm nhất, hiệu quả kinh tế cao sẽ thu hút nhiều nông hộ phát triển nghề nuôi vọp, lợi nhuận luôn được quan tâm hàng đầu, lợi nhuận thuần phải dương và đồng vốn phải có hiệu quả cao.

Các yếu tố có mức độ ảnh hưởng thấp hơn như: chi phí lưu động, chí phí cơ hội,… các yếu tố này ảnh hưởng ít vì chỉ chi phí đầu tư nuôi vọp

Kết quả bảng 4.22 cho thấy vùng C có tiềm năng về kinh tế nhất, tiếp đến là vùng A, thấp nhất là vùng B, do vùng B giao thông còn khó khăn các chi phí đầu tư lớn, các yếu tố tiềm năng nguồn nước thấp gây khó khăn trong việc nuôi vọp, từ đó hiệu quả kinh tế không cao.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI VỌP SÔNG (Geloina coaxans Gmelin, 1791) TẠI HUYỆN CẦN GIỜ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 70 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)