4.2 Đánh giá tiềm năng phát triển nghề nuôi vọp tại huyện Cần Giờ Tp.HCM .1 Phân vùng khảo sát
4.2.5 Khó khăn của nghề nuôi vọp
Thông tin nhận được từ kết quả khảo sát 35 hộ nông dân tham gia sản xuất thủy sản tại 3 vùng khảo sát, qua câu hỏi : “muốn phát triển nghề nuôi vọp thì khó khăn là gì?”, qua thực tế và các tài liệu có được chúng tôi đã đưa ra biện pháp khắc phục.
60
28,57
42,86
20 17,14 20
42,86
0 10 20 30 40 50 60 70
Con giống Thu hoạch
Địch hại An ninh Đầu ra Kỹ thuật nuôi
Chậm lớn chỉ tiêu
Tỷ lệ (%)
Tỷ lệ
Con giống
Con giống trong tự nhiên chưa thể đáp ứng đủ lượng con giống nuôi cho nông hộ nếu nuôi với số lượng lớn. Mặt khác sản lượng vọp trong tự nhiên ngày càng giảm, do môi trường sống của chúng ngày càng thu hẹp bởi các hoạt động của con người như:
phá rừng làm ao nuôi thủy sản, phát triển các công trình, ô nhiễm hóa chất do các khu công nghiệp, đô thị hóa… con giống đang được nuôi tại mô hình trình diễn nhập từ Thái Lan về với giá 18000 đồng/kg (phòng NN-PTNT, 2008), vọp có kích thước khoảng 60con/kg.
Để giải quyết vấn đề khan hiếm con giống phòng NN-PTNT huyện đã thử nghiệm cho vọp sinh sản nhân tạo, nhưng chưa thành công, vẫn đang còn trong giai đoạn nghiên cứu, mở ra triển vọng mới cho nghề nuôi vọp tại huyện.
Thu hoạch
Thu hoạch cũng là một khâu khó khăn trong nghề nuôi vọp. Vọp được khai thác trong tự nhiên chủ yếu bằng tay, do số lượng ít nên chưa có dụng cụ khai thác. Trong tự nhiện vọp sống xem trong các khu dừa nước, dưới các tán đước nên bắt bằng dụng cụ không thuận lợi, khi đã nuôi với mật độ lớn thì việc thu hoạch không còn là một khó khăn nữa, có thể sử dụng các dụng cụ thu hoạch nghêu để thu hoạch vọp.
Đồ thị 4.25: Tỷ lệ các khó khăn của nghề nuôi vọp
Địch hại
Chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm nuôi vọp trong ao tôm, và đã nhận thấy rằng, địch hại là một trong những khó khăn lớn của nghề nuôi vọp. Địch hại chủ yếu của vọp là các loài giáp xác như: cua bùn, cúm, ba khía, các loài còng…, ngoài ra có nghi ngờ tôm nuôi cũng là địch hại của vọp, nhưng chưa được chứng minh.
Để khắc phục hạn chế này trước khi thả nuôi vọp cần diệt hết địch hại, sử dụng thuốc diệt giáp xác. Ao nuôi có lưới bảo vệ tránh cua, còng vào, thường xuyên kiểm tra định kỳ ao nuôi. Nếu nuôi trong ao tôm cần theo dõi thường xuyên xem tôm có ăn vọp không.
An ninh
Khu vực nuôi phải đảm bảo an ninh, có chòi canh vọp.
Đầu ra
Sản lượng ít nên thị trường tiêu thụ chủ yếu của vọp hiện nay là các nhà hàng, các quán bình dân, khó bán với số lượng lớn, tuy nhiên khi thu hoạch ta có thể tiến hành thu tỉa những con đạt kích thước thương phẩm, hoặc thu hoạch toàn bộ rồi đem trữ trong các giai bán dần đến khi hết.
Kỹ thuật nuôi
Qua cuộc khảo sát chúng tôi nhận thấy rất ít nông dân cho khó khăn của nghề nuôi vọp là kỹ thuật nuôi, đa số các nông dân đã từng khai thác vọp trong tự nhiên.
Tuy nhiên các nông hộ chưa nắm rõ kỹ thuật nuôi vọp, do vọp là đối tượng mới chưa được nuôi phổ biến trong vùng, mới chỉ dừng lại ở các mô hình thí nghiệm của các nông hộ đơn lẻ, đa số các hộ này đều nuôi thất bại. Vì vậy cần phải phổ biến kỹ thuật nuôi vọp cho các nông hộ.
Chậm lớn
Các nông hộ đã từng nuôi vọp đều cho rằng vọp trong ao rất chậm lớn. Nguyên nhân là do các nông dân chỉ thả vọp vào ao mà không bón phân làm tăng nguồn thức ăn cho vọp, dẫn đến vọp chậm lớn.
Qua thí nghiệm khả năng thích nghi của vọp sông trong ao tôm sú, chúng tôi nhận thấy tăng trưởng vọp trong ao tôm và ao đối chứng không có khác biệt, tốc độ
tăng trưởng cũng rất thấp. Nguyên nhân có thể là do vọp đã qua giai đoạn phát triển nhanh, vấn đề là con giống, người dân thả nuôi có kích thước lớn.