Kết quả sinh trưởng của vọp

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI VỌP SÔNG (Geloina coaxans Gmelin, 1791) TẠI HUYỆN CẦN GIỜ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 41 - 49)

4.1 Khả năng thích nghi của vọp sông (Geloina coaxans Gmelin, 1791) trong ao tôm sú bán thâm canh

4.1.2 Kết quả sinh trưởng của vọp

Vọp được cân đo khối lượng và các chỉ tiêu kích thước trước khi thí nghiệm, chúng tôi chọn vọp có kích thước từ 39–45 mm, vọp mua từ điểm thu mua tại xã Bình Khánh - huyện Cần Giờ. Chọn 90 con vọp có kích thước từ 39-45 mm, sau khi được rửa sạch, chọn 20 con vọp bất kỳ được cân đo các chỉ tiêu kích thước.

Bảng 4.4: Kích cỡ vọp thí nghiệm

D(mm) R(mm) C(mm) W(g) Wm(g) Wv(g)

41,4±1,64 37,05±1,85 19,3± 0,98 15,91±2,67 2,06±0,44 7,63±1,32 Ghi chú:

Giá trị trung bình được ghi dưới dạng trung bình±độ lệch chuẩn W : trọng lượng toàn thân (g)

Wm : trọng lượng phần mền (g) Wv : trọng lượng phần vỏ (g) D : chiều dài (mm)

R : chiều rộng (mm) C : chiều cao (mm)

Chỉ tiêu kích thước của vọp thí nghiệm được đo hàng tuần, các chỉ tiêu về kích thước được đo: chiều dài, chiều rộng, chiều cao. Chỉ tiêu về trọng lượng được đo 2 tuần một lần, vào cuối tháng đo thêm trọng lượng vỏ và trọng lượng phần mềm để tính độ béo của vọp. Giá trị so sánh là giá trị trung bình của 3 lần lập lại. Giá trị trung bình được ghi dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn.

Kết quả qua 5 lần đo như sau:

Bảng 4.5: Chiều dài vọp thí nghiệm qua các lần đo Nghiệm thức Lần đo

8/5 15/5 22/5 29/5 5/6

Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5

Ao tôm 41,40±1,64 43,17±0,21a 44,60±0,56a 45,23±0,57a 45,40±0,46a Ao đối chứng 41,40±1,64 43,53±0,25a 44,10±0,35a 44,80±0,10a 45,33±0,15a Ghi chú:

Giá trị trung bình được ghi dưới dạng trung bình±độ lệch chuẩn

Các chữ giống nhau trong 1 cột của bảng cho thấy giữa 2 nghiệm thức không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, chữ khác nhau là 2 nghiệm thức có sự khác biệt.

41,4

43,17

41,4

44,1 44,6

45,23 45,4

43,53

44,8 45,33

39 40 41 42 43 44 45 46

lần 1 lần 2 lần 3 lần 4 lần 5

Lần đo

Chiều dài (mm) Ao tôm

Ao đối chứng

Kết quả bảng 4.5, chiều dài của vọp sau thí nghiệm ở ao tôm và ao đối chứng lần lượt là 45,40±0,46 mm và 45,33±0,15 mm, qua so sánh bằng trắc nghiệm t chúng tôi nhận thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tăng trưởng chiều dài của 2 nghiệm thức qua 4 tuần thí nghiệm, mặc dù độ trong và pH hai nghiệm thức khác nhau rất có ý nghĩa.

Qua đồ thị 4.6, tăng trưởng của vọp ao tôm từ tuần thứ 2 cao hơn ao đối chứng, tuy nhiên không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Bảng 4.6: Số liệu tăng trưởng chiều rộng của vọp thí nghiệm Nghiệm thức Lần đo

8/5 15/5 22/5 29/5 5/6

Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5

Ao tôm 37,05±1,85 38,93±0,15a 40,73±0,06b 41,60±0,17b 41,20±0,35a Ao đối chứng 37,05±1,85 39,03±0,06a 40,30±0,31a 40,93±0,31a 41,50±0,36a

(t-test) Ghi chú:

Giá trị trung bình được ghi dưới dạng trung bình±độ lệch chuẩn

Các chữ giống nhau trong 1 cột của bảng cho thấy giữa 2 nghiệm thức không có sự khác biệt, chữ khác nhau là 2 nghiệm thức có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Đồ thị 4.6: Sự tăng trưởng chiều dài vọp thí nghiệm

37,05

40,73

41,6 42,1

37,05

40,03

40,93 41,5

38,93 39,03

34 35 36 37 38 39 40 41 42 43

lần 1 lần 2 lần 3 lần 4 lần 5

Lần đo

Chiều rộng (mm)

Ao tôm Ao đối chứng

Kết quả bảng 4.6, chúng tôi nhận thấy sau 4 tuần thí nghiệm chiều rộng trung bình của vọp thí nghiệm trong ao tôm và ao đối chứng lần lượt là 41,20±0,35 mm và 41,50±0,36 mm. Chiều rộng lần đo 3 và 4 có khác biệt có ý nghĩa thống kê, chiều rộng vọp trong ao tôm lớn hơn vọp ao đối chứng. Qua đồ thị 4.5 chúng tôi nhận thấy vào thời điểm này độ mặn ao đối chứng giảm xuống thấp nhất chỉ còn 0‰, ảnh hưởng đến phát triển của vọp.

Bảng 4.7: Số liệu tăng trưởng chiều cao của vọp thí nghiệm Nghiệm thức Lần đo

8/5 15/5 22/5 29/5 5/6

Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5

Ao tôm 19,30±0,98 20,17±0,06a 21,03±0,06a 21,40±0,10a 21,73±0,29a Ao đối chứng 19,30±0,98 20,37±0,32a 21,07±0,25a 21,60±0,27a 21,63±0,25a

(t-test) Ghi chú:

Giá trị trung bình được ghi dưới dạng trung bình±độ lệch chuẩn

Các chữ giống nhau trong 1 cột của bảng cho thấy giữa 2 nghiệm thức không có sự khác biệt, chữ khác nhau là 2 nghiệm thức có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Đồ thị 4.7: Sự tăng trưởng chiều rộng vọp thí nghiệm

19,3

20,17

21,03

21,4

19,3

21,73

20,37

21,07

21,6

21,63

18 18,5 19 19,5 20 20,5 21 21,5 22

lần 1 lần 2 lần 3 lần 4 lần 5

Lần đo

Chiều cao (mm)

Ao tôm Ao đối chứng

Kết quả bảng 4.7, chiều cao trung bình của vọp ao tôm và ao đối chứng qua 4 tuần thí nghiệm lần lượt là 21,73±0,29mm và 21,63±0,25 mm, kết quả so sánh bằng trắc nghiệm t cho thấy không có sự khác biệt về tăng trưởng chiều cao giữa 2 nghiệm thức qua các lần đo.

Bảng 4.8: Số liệu tăng trưởng trọng lượng của vọp thí nghiệm Nghiệm thức Lần đo

8/5 22/5 5/6

Lần 1 Lần 2 Lần 3

Ao tôm 15,91±2,67 20,36 ±0,42a 22,10±0,29a

Ao đối chứng 15,91±2,67 19,95 ±0,35a 22,07±0,74a Ghi chú:

Giá trị trung bình được ghi dưới dạng trung bình±độ lệch chuẩn

Các chữ giống nhau trong 1 cột của bảng cho thấy giữa 2 nghiệm thức không có sự khác biệt, chữ khác nhau là 2 nghiệm thức có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Đồ thị 4.8: Sự tăng trưởng chiều cao của vọp thí nghiệm

15,91 15,91

22,1

20,36 22,07

19,95

0 5 10 15 20 25

lần 1 lần 2 lần 3

Lần đo

Trọng lượng (g)

Ao tôm Ao đối chứng

Qua bảng 4.8, và kết quả so sánh bằng trắc nghiệm t, chúng tôi nhận thấy không có sự khác nhau về trọng lượng của vọp thí nghiệm qua các lần đo, mặc dù độ trong hai nghiệm thức có khác nhau. Kết quả trọng lượng trung bình của vọp ao tôm và ao đối chứng lần lượt là 22,10±0,29 g và 22,07±0,74 g, trọng lượng vọp ao tôm lớn hơn ao đối chứng, tuy nhiên không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Bảng 4.9: So sánh độ độ béo vọp sau thí nghiệm Nghiệm thức Lần đo

8/5 5/6

Lần 1 Lần 2

Ao tôm 0,21 0,1707±0,0072a

Ao đối chứng 0,21 0,2073±0,0070b

(t-test, P=0,003<0,01) Ghi chú:

Giá trị trung bình được ghi dưới dạng trung bình±độ lệch chuẩn

So sánh sự khác biệt giữa vọp ao tôm so với vọp ao đối chứng bằng trắc nghiệm t, độ tin cậy là 95% và 99%, các chữ giống nhau trong 1 cột của bảng cho thấy giữa 2 nghiệm thức không có sự khác biệt, chữ khác nhau là 2 nghiệm thức có sự khác biệt.

Đồ thị 4.9: Sự tăng trưởng về trọng lượng của vọp thí nghiệm

0,17 0,21 0,21

0,21

0 0,05 0,1 0,15 0,2 0,25

lần 1 lần 2

Lần đo

Độ béo ao tôm

ao đối chứng

Mặc dù kết quả tăng trưởng chiều dài và chiều cao, trọng lượng của hai nghiệm thức không có khác biệt có ý nghĩa thống kê, nhưng qua bảng 4.9, chúng tôi nhận thấy có sự khác nhau rõ rệt giữa độ béo vọp ao tôm và ao đối chứng qua 4 tuần thí nghiệm.

Độ béo vọp ao đối chứng lớn hơn độ béo vọp trong ao tôm, và sự khác biệt này rất có ý nghĩa về mặt thống kê. Các chỉ tiêu tăng trưởng như: chiều dài, chiều cao, trọng lượng giữa hai nghiệm thức tuy không có khác biệt qua trắc nghiệm t (p=0,05), và vọp ao tôm có các chỉ tiêu về chiều dài, chiều cao, trọng lượng cao hơn vọp trong ao đối chứng. Do trong ao tôm, nồng độ các muối khoáng nhiều, giúp cho việc hình thành vỏ tốt hơn vọp ao đối chứng, nhưng do ao tôm thường xuyên bón vôi nên ảnh hưởng đến khả năng lọc nước của vọp, làm vọp không lấy đủ thức ăn.

Bảng 4.10: Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về các chỉ tiêu kích thước và trọng lượng vọp thí nghiệm

NT ∆W/∆t(g/tuần) ∆D/∆t(mm/tuần) ∆R/∆t(mm/tuần) ∆C/∆t(mm/tuần) NT1 0,60±0,33a 0,62±0,88a 0,60±0,78a 0,31±0,41a NT2 0,59±0,35a 0,61±0,87a 0,60±0,78a 0,30±0,42a

Ghi chú:

Giá trị trung bình được ghi dưới dạng trung bình±độ lệch chuẩn

Các chữ giống nhau trong 1 cột các nghiệm thức không có sự khác biệt (p>0,05) NT : nghiệm thức

NT1 : nghiệm thức 1 NT2 : nghiệm thức 2 Đồ thị 4.10: Độ béo của vọp ao tôm so với ao đối chứng

sau 4 tuần nuôi thí nghiệm

Kết quả bảng 4.10, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài của vọp ao tôm và ao đối chứng lần lượt là 0,62±0,88 (mm/tuần) và 0,61±0,87 (mm/tuần), tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều cao lần lượt là 0,31±0,41 (mm/tuần) và 0,30±0,42 (mm/tuần), tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về trọng lượng lần lượt là 0,60±0,33 (g/tuần) và 0,59±0,35 (g/tuần), tất cả các tốc độ tăng trưởng đều không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Cho thấy vọp ao tôm và ao đối chứng có tốc độ tăng trưởng như nhau.

Tỷ lệ sống của vọp ao tôm và ao đối chứng qua các lần theo dõi đều là 100%, cho thấy vọp có thể thích nghi và sống được trong môi trường ao nuôi tôm.

Bảng 4.11: Phần trăm tăng trưởng chiều dài, trọng lượng toàn thân và trọng lượng vỏ của vọp qua 4 tuần nuôi

Nghiệm thức D(%) W(%) Wv(%)

Ao tôm 8,80±0,92a 28,01±0,93a 30,09±2,05a

Ao đối chứng 8,68±0,31a 27,87±2,39a 31,97±2,17a Ghi chú:

Giá trị trung bình được ghi dưới dạng trung bình±độ lệch chuẩn D(%) : phần trăm tăng trưởng chiều dài

W(%) : phần trăm tăng trưởng trọng lượng toàn thân Wv(%) : phần trăm tăng trưởng trọng lượng vỏ

Các chữ giống nhau trong 1 cột của bảng cho thấy giữa 2 nghiệm thức không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05), chữ khác nhau là 2 nghiệm thức có sự khác biệt.

Kết quả bảng 4.11 cho thấy phần trăm tăng trưởng về chiều dài, trọng lượng toàn thân và trọng lượng vỏ của hai nghiệm thức không có sự khác biệt, được kiểm tra bằng trắc nghiệm t (p=0,05). Trong đó phần trăm tăng trưởng vỏ của vọp là cao nhất, của ao tôm là 30,09±2,05 %, ao đối chứng là 31,97±2,17 %, tương ứng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Qua đó cho thấy tăng trưởng của vọp ao tôm cũng như trong ao đối chứng, vọp có khả năng phát triển được trong điều kiện môi trường ao tôm.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI VỌP SÔNG (Geloina coaxans Gmelin, 1791) TẠI HUYỆN CẦN GIỜ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 41 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)