NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.3 Phương pháp bố trí thí nghiệm
3.2.3.2 Đánh giá tiềm năng phát triển nghề nuôi vọp tại huyện Cần Giờ Tp.HCM a/ Phương pháp thu thập thông tin số liệu thứ cấp
Thu thập các thông tin có liên quan đến thực trạng nuôi trồng thủy sản, điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của huyện, tại phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện.
b/ Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Điều tra, phỏng vấn trực tiếp 35 hộ có hoạt động trong nghề nuôi trồng thủy sản theo 3 khu vực dọc theo sông Soài Rạp, có hình thức nuôi tôm bán thâm canh.
Nội dung điều tra gồm:
Điều kiện kinh tế - xã hội của các khu vực khảo sát: tuổi, trình độ học vấn, hiện trạng sử dụng đất, số nhân khẩu, số lao động chính, nghề nghiệp,…
Tiềm năng nguồn nước của các khu vực khảo sát: chất lượng nước cấp, bị nhiễm phèn, bị ô nhiễm…
Tiềm năng kỹ thuật của các khu vực khảo sát: giao thông thuận lợi, ao gần sông, ao gần bìa rừng, ao lắng, cống thoát, kênh dẫn, nước ra vô tự nhiên, tính chất đất nền đáy ao nuôi, nuôi thủy sản có sử dụng hóa chất, mức độ an ninh của khu vực,…
Tiềm năng phổ biến kỹ thuật nuôi: kinh nghiệm nuôi thủy sản từ đâu, các chương trình khuyến nông của địa phương,…
Tiềm năng về vốn: tự có, vay ngân hàng, vay tín dụng, chương trình xóa đói giảm nghèo,…
c/ Phân vùng khảo sát
Dựa vào những thông tin, số liệu thứ cấp từ chính trạm khuyến nông huyện Cần Giờ và qua thực tế khảo sát, chúng tôi chia làm 3 vùng khảo sát:
− Vùng A: các hộ nuôi thủy sản dọc theo tuyến đê bao từ ấp Bình An đến hết tuyến đê bao ấp Bình Thạnh thuộc xã Bình Khánh.
− Vùng B: các hộ nuôi thủy sản ấp Rạch Lá xã An Thới Đông.
− Vùng C: các hộ nuôi thủy sản dọc theo đường Lý Nhơn, từ ngoài đường Rừng Sác đến ấp Lý Hòa Hiệp thuộc xã Lý Nhơn, gồm các hộ thuộc ấp Doi Lầu xã An Thới Đông và ấp Lý Hòa Hiệp xã Lý Nhơn.
Do điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội các vùng không giống nhau nên chúng tôi phân vùng khảo sát. Mặt khác, các vùng đều có một trục giao thông chính xuyên suốt trong vùng. Qua đó chúng tôi có thể tiến hành so sánh tiềm năng của từng vùng và rút ra kết luận chung cho tiềm năng phát triển nghề nuôi vọp tại huyện Cần Giờ – Tp.HCM.
d/ Phương pháp phân tích số liệu
Các số liệu được tổng hợp, xử lý bằng phần mền Excel. Thông qua các kết quả phân tích, chúng tôi tiến hành so sánh, đánh giá các điều kiện, tiềm năng phát triển nghề nuôi vọp của từng khu vực khảo sát.
e/ Phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế
Sử dụng phương pháp giả sử, cùng với số liệu về hiệu quả kinh tế nuôi vọp thương phẩm của Phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện năm 2008 để đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề nuôi vọp.
Các chi phí đầu tư:
Chi phí lưu động: gồm các chi phí con giống, phân bón, thức ăn, tu bổ sau vụ nuôi, lãi trên vốn điều hành.
Chi phí cố định: tất cả các chi phí đầu tư cho xây dựng cơ bản (đào ao, trang thiết bị…). Chi phí trang thiết bị khấu hao, chi phí tu bổ ao khấu hao trong 2 năm.
Chi phí cơ hội: chi phí đầu tư từ lao động gia đình. Lãi trên vốn cố định, chi phí sử dụng đất.
Lãi suất trên vốn điều hành = (thức ăn + con giống + phân bón + tu bổ ) * 1,2% * 6 tháng
Lãi suất trên vốn cố định = chi phí cố định * 1,2% * 6 tháng Tổng chi phí = chi phí lưu động + chi phí cố định + chi phí cơ hội Hiệu quả kinh tế:
Tổng thu: là tổng số tiền thu được sau khi bán sản phẩm.
Lợi nhuận kinh doanh = Tổng thu – chi phí lưu động Lợi tức thuần = Lợi nhuận kinh doanh – chi phí cố định
Lợi nhuận thuần = Tổng thu – tổng chi Hiệu quả đồng vốn = tổng thu/tổng chi
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí = lợi nhuận thuần/tổng chi phí f/ Phương pháp đánh giá tiềm năng phát triển nghề nuôi vọp sông
Dựa vào quan sát thực tiễn qua đợt khảo sát và kết quả điều tra được. Các yếu tố tác động đến nghề nuôi vọp được cho điểm để đánh giá tiềm năng phát triển nghề nuôi vọp cho từng vùng khảo sát.
Phương pháp xếp hạng các yếu tố tiềm năng để phát triển nghề nuôi vọp:
Dựa vào mức độ ảnh hưởng của các yếu tố có tác động đến hiệu quả của việc nuôi vọp trong quá trình nuôi nhiều hay ít để cho điểm yếu tố đó.
Tổng thang điểm là 100 điểm. Qua kết quả điều tra, dựa vào kết quả phân tích và kinh nghiệm thực địa, chúng tôi tiến hành cho điểm và xếp hạng các yếu tố tiềm năng.
Dựa vào tổng số điểm đạt được để đánh giá tiềm năng của từng vùng, tiềm năng lớn nếu tổng điểm cao.
Chương 4