Đây có lẽ là phần quan trọng nhất của lời khuyên, nếu bạn cư xử trong vị trí tạm thời của mình như một công việc lâu dài, nhà tuyển dụng sẽ có cảm giác như bạn là nhân viên chính thức của họ. Nó cho thấy rằng bạn có xu hướng cam kết lâu bền, bạn sẵn sàng làm việc cùng công ty và thực hiện những điều vượt xa hơn mong đợi.
Nguồn: Applancer Careers
3 bí quyết thu phục lòng người của nhà quản trị
Những nhà quản trị hành xử quên mình, quan tâm về đồng nghiệp hơn bản thân sẽ khiến nhân viên tin tưởng, hợp tác, dấn thân, trung thành, có trách nhiệm và quyết tâm hơn.
Một cuộc thăm dò mới đây của Viện Gallup cho thấy, có đến 70% nhân viên không quan tâm đến công việc và vấn đề này đang khiến các nhà quản trị “đau đầu”. Theo TS. Emma Seppọlọ – Giỏm đốc Khoa học của Trung tõm Nghiên cứu và Giảng dạy thuộc Đại học Stanford (California), một số người sử dụng những phần thưởng vật chất (tiền thưởng, phòng chơi game, thực phẩm miễn phí) với hy vọng làm cho nhân viên vui vẻ hơn.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy những nỗ lực này, mặc dù nhận được sự biết ơn, vẫn không giải quyết một cách hữu hiệu những yếu tố “sức khỏe tâm sinh lý” của nhân viên về mặt lâu dài. Thay vào đó, nhà quản trị được lưu ý nờn làm cho nhõn viờn của họ ba việc sau, theo Emma Seppọlọ:
Truyền cảm hứng
Bất luận công ty của bạn làm gì – cung cấp dịch vụ hay buôn bán sản phẩm – điều quan trọng là không gian văn hóa của công ty phải có ý nghĩa.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, người có tính quả quyết thường tập trung, sáng tạo và linh động hơn, vì thế nhà quản trị nên lưu ý nhân viên về những việc làm của họ đã cải thiện đời sống con người như thế nào. Thông báo những lời khen của khách hàng, hay tuyên bố một phần lợi nhuận của công ty được tặng cho những tổ chức thiện nguyện… là một vài ví dụ. Ngay cả những nhân viên thường tỏ ra ít hài lòng, cũng cảm thấy việc làm của mình tốt hơn khi được làm việc với mục đích cao cả.
Những nhà quản trị cũng là nguồn cảm hứng lớn với nhân viên. Nghiên cứu cho thấy khi họ hành xử quên mình, quan tâm về đồng nghiệp hơn bản thân, thì nhân viên sẽ tin tưởng, hợp tác, dấn thân, trung thành, có trách nhiệm và quyết tâm hơn. Nhà quản trị công bằng cũng tạo ra sự cống hiến nhiều hơn, những công dân tốt hơn và hiệu năng làm việc cao hơn.
Sự tử tế
Con người là loài động vật uyên bác, nhưng những giao dịch của con người tại sở làm thường giới hạn bởi những trao đổi máy móc. Đây là một sai lầm. Theo một nghiên cứu tại Anh, sự thân thiện và công nhận những thành tích của nhân viên được xem quan trọng hơn là lương bổng cao khi khuyến khích sự trung thành đối với công ty.
Nghiên cứu khác xác nhận rằng quan hệ lạc quan và ấm cúng là một trong những yếu tố quan trọng nhất của trạng thái tâm lý hạnh phúc, cho nên nhà quản trị phải để ý đến không gian văn hóa mà họ tạo ra và những cảm tính mà họ bộc lộ, bao gồm sự tinh tế, tôn trọng – những yếu tố làm tăng sự sáng tạo của từng cá nhân cũng như đội, nhóm.
Sự thân mật của nhà quản trị cũng quan trọng: nghiên cứu của Dean Tjosvold tại Đại học Lingnan cho thấy điều này sẽ khiến cấp dưới phấn chấn và làm việc hiệu quả hơn. Còn Amy Cuddy của Viện Thương mại Harvard khẳng định điều ấy làm cho việc quản lý trở nên hữu hiệu hơn.
Mặc dù việc biểu lộ sự giận dữ có thể có lợi (Lara Tiedens của Đại học
Stanford nhận xét đôi khi tỏ ra giận dữ làm cho người ta trở nên mạnh hơn, có quyền lực hơn), nhưng các nghiên cứu đã chứng minh những cảm xúc tiêu cực làm giảm uy tín của giám đốc cũng như giảm khả năng thuyết phục nhân viên.
Nhà quản trị tử tế thường làm những việc nhỏ để biểu lộ sự quan tâm đến nhân viên như những người bình đẳng với nhau, chứ không phải là thuộc cấp của họ. Những câu chào hỏi, hay cách lắng nghe câu trả lời của nhân viên là dấu hiệu tốt đầu tiên. Những hành xử này có thể được chuẩn hóa thành nội quy của công ty.
Tại một công ty thuộc nhóm Fortune 100, nếu một nhân viên bị bệnh nặng hay bị mất người thân trong gia đình, tổng giám đốc (CEO) luôn được thông báo ngay để có thể đến gặp nhân viên ấy lập tức. Có trường hợp, khi được thông báo nhân viên vừa chẩn đoán bị ung thư não, CEO liền gọi điện thoại trong vòng 15 phút và hỏi thăm làm thế nào để ông ta và công ty có thể hỗ trợ cho nhân viên ấy tốt nhất.
Tự chăm sóc
Nhiều công ty chỉ quan tâm đến sức khỏe tâm sinh lý của nhân viên bằng tiền, chẳng hạn hỗ trợ tiền ghi danh vào câu lạc bộ thể thao, lớp học yoga, thiền, nhưng thời khóa biểu làm việc thì thật căng thẳng, do vậy vẫn không cho nhân viên đủ thời giờ để hưởng những phúc lợi ấy. Những chương trình bảo vệ và nâng cao sức khỏe sẽ không thực hiện được, nếu công ty không tạo ra một môi trường để nhân viên tự chăm sóc sức khỏe được khuyến khích.
Theo Sabine Sonnentag thuộc Đại học Konstanz (Đức) thì tập thể dục, giải lao, những động tác thư giãn và vạch rõ làn ranh giữa việc ở sở làm với việc gia đình sẽ giúp giảm stress, tăng sức khỏe tâm sinh lý cũng như sự hăng say của nhân viên.
Nhà quản trị cũng có thể khuyến khích nhân viên làm một việc rất căn bản là ngủ. Một nhân viên được nghỉ ngơi đầy đủ là một người vui vẻ và làm việc
hiệu quả hơn. Rất nhiều nghiên cứu, bao gồm nghiên cứu dành riêng cho phi công, cho thấy sự mất ngủ làm giảm khả năng phán đoán cũng như khả năng điều khiển tay chân một cách rõ rệt.
Nghiên cứu của Mark Beeman – Đại học Northwestern cho thấy ý kiến đột phá và giải pháp cho những bài toán phức tạp sẽ hiện ra khi não bộ ở trong trạng thái tốt nhất. Vì thế, nên khuyến khích nhân viên tập thể dục, giải lao và ngủ nghỉ đầy đủ.
Nguồn: cafebiz
Là nhân viên mới, chớ có dại làm những điều này
Mặc dù là nhân viên mới, có thể bạn chưa biết hết quy tắc hay phong cách làm việc của tập thể mới, thế nhưng dù gì đi nữa mọi thứ cũng phải có chừng mực và hãy làm quen với môi trường sớm nhất có thể.
Có một điều bạn cần nhớ là những tình huống mới và những con người mới có thể tạo nên phản ứng sợ hãi ở nhiều người, kể cả những người dày dặn và can trường nhất.
Hầu hết chúng ta đều cảm thấy một chút lo lắng trong một công việc mới.
Chúng ta cố gắng bù trừ bằng cách tỏ ra thông minh, nhanh nhẹn và tích cực chia sẻ những ý tưởng hay.
Có thể chúng ta tốn nhiều công sức để gây ấn tượng với các đồng nghiệp mới bằng cách tỏ ra thật thông minh và chăm chỉ – nhưng rốt cuộc lại khiến họ trở nên xa lánh.
Rõ ràng là không ai muốn bắt đầu một công việc mới trong vai trò một
chuyên gia, xuất hiện trước các đồng nghiệp ngốc nghếch để chỉ cho họ biết cách làm việc thế nào cho phải. Vì như vậy sẽ chỉ tạo nên kẻ thù mà thôi.
Dưới đây là 10 điều bạn không nên làm khi bắt đầu một công việc mới:
1/ Đừng bao giờ nói “Ở công ty cũ của tôi có một cách hay hơn. Bạn có muốn tôi chỉ cho không?”
2/ Đừng bao giờ nói “Tôi sẽ tạo ra rất nhiều thay đổi ở đây!” Thay vào đó, hãy tập hợp ý kiến của càng nhiều người càng tốt và trình bày qua với các đồng nghiệp về kế hoạch của bạn bằng cách biến họ thành một phần của mục đích mà bạn đang hướng tới.
3/ Đừng bao giờ ngắt lời một đồng nghiệp khi họ đang mô tả về một quy trình, công cụ hay chính sách hiện hành bằng câu nói “Tôi không cần biết về điều đó – chúng ta sẽ loại bỏ nó.”
4/ Đừng bao giờ phạm sai lầm kết bạn và bợ đỡ các quản lý cấp cao, trong khi lại phớt lờ và coi nhẹ những đồng nghiệp cùng cấp. Nếu đồng nghiệp coi bạn là kẻ thù, họ sẽ không bao giờ tin tưởng và hợp tác với bạn.
5/ Đừng nghĩ là bạn biết một công ty cần gì trước khi bắt tay vào công việc – hoặc nhiệm vụ của bạn đơn giản chỉ là thực hiện kế hoạch bạn trình bày lúc được phỏng vấn. Công việc của bạn khi mới bắt đầu là lắng nghe, lắng nghe và lắng nghe nhiều hơn. Công việc của bạn là tạo dựng niềm tin. Đối với thành công của bạn thì điều đó còn quan trọng hơn là những ý tưởng thông minh.
6/ Đừng bao giờ nhạo báng hoặc chế giễu những quy trình, quan niệm hoặc suy nghĩ đã cũ ở tổ chức mới. Đừng đùa cợt về cách làm việc của các đồng nghiệp. Nếu họ làm được điều gì để cải tiến nó lên thì họ đã không tuyển dụng bạn!
7/ Đừng bao giờ cố gắng dạy cho đồng nghiệp cách các công ty hiện đại và tân tiến hoạt động ra sao. Nếu họ muốn một bài học từ bạn, họ sẽ đưa ra yêu cầu ngay.
8/ Đừng bao giờ tra vấn các đồng nghiệp về khả năng của họ dù ở bất cứ lĩnh vực gì. Đó là một hành động hết sức khiếm nhã và sẽ biến bạn thành một kẻ đáng ghét.
9/ Đừng bao giờ bị cuốn vào những màn so sánh năng lực hoặc kinh nghiệm.
Hãy nhớ rằng sự sợ hãi và thay đổi luôn song hành. Bạn sẽ luôn cảm thấy bất an ở nơi làm việc cho đến khi biết rõ nhiều thứ, và như thế cần đến 6 tháng, 1 năm hoặc hơn. Hãy cố kìm nén ham muốn thể hiện trước mặt người khác lại.
10/ Và cuối cùng, đừng bao giờ nói về các kế hoạch mà bạn và cấp trên đã bàn bạc, kể cả khi bạn thấy rằng những kế hoạch đó đã định hình. Sự thận trọng là rất cần thiết. Cách chúng ta truyền đạt những ý tưởng mới, đặc biệt là những ý tưởng mang tính đột phá và đụng chạm đến nhiều người, cũng quan trọng không kém gì giá trị của chính ý tưởng đó.
Hãy luôn nhớ rằng công ty mới của bạn vẫn tồn tại được qua bao ngày trước khi bạn có mặt ở đó. Vì thế bạn không phải là một vị cứu tinh hay điều gì đó tương tự.
Hãy luôn nghĩ rằng bạn là một người thông minh và tài năng, gia nhập một đội ngũ gồm những người thông minh và tài năng khác. Hãy tôn trọng đóng góp của họ, kể cả khi bạn chắc rằng mình biết những cách tốt hơn để làm công việc mà đồng nghiệp của mình đang làm.
Chính năng lượng mà bạn lan tỏa khi xây dựng những mối quan hệ nồng ấm thân thiết sẽ quay trở lại và giúp bạn thành công hơn gấp nhiều lần!
Nguồn: cafebiz.vn
Tại sao nhà tuyển dụng nên
chọn bạn mà không phải là các ứng viên khác?
Khi đi xin việc, chúng ta thường được hỏi: “Tại sao chúng tôi nên chọn bạn mà không phải là một người khác?”. Đây là một dạng câu hỏi để tìm hiểu những điểm mạnh của các ứng viên. Nếu bạn không biết các đối thủ của mình là ai thì đây là một câu hỏi để bạn bộc lộ được tính cách và khả năng của mình. Nếu bạn thể hiện tốt đồng nghĩa bạn đã biết thể hiện điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và tạo ra cơ hội để trở thành ứng viên phù hợp nhất cho vị trí ứng tuyển.