Đòi hỏi những gì mình muốn

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG VĂN PHÒNG (Trang 95 - 105)

Một khi đã biết mình không muốn làm gì, đã đến lúc phải tập trung vào việc đòi hỏi những gì bạn muốn.

Khi bạn có thể nói ra được điều gì khiến bạn hạnh phúc, thử thách nào khiến bạn thấy phấn khích, và điều gì khiến bạn xa lánh mọi người, bạn sẽ có khả năng kiểm soát công việc và sự nghiệp của mình. Một khi đã bắt đầu đưa mình vào đúng quỹ đạo ấy, tự nhiên bạn sẽ thấy mình hạnh phúc hơn, thành công hơn và có một cuộc sống cân bằng hơn về mọi mặt.

Đây chỉ là một vài trong số nhiều yếu tố quan trọng hơn so với chỉ số IQ. Điều quan trọng nhất bạn cần làm là nhận diện được điểm mạnh của mình và tập trung vào đó. Hãy tiếp thêm sức mạnh cho những ưu điểm ấy, và cố gắng loại bỏ những khuyết điểm, bạn sẽ thấy khả năng của mình lớn hơn rất nhiều so với những gì bạn nghĩ.

Nguồn: cafebiz.vn

Những bài học quý giá mà tôi nhận được sau 12 tháng làm

việc với vị sếp trẻ hơn mình 16 tuổi

Bài viết của Hari T.N trên trang Tech In Asia. Hari là một cố vấn và là người dẫn dắt rất nhiều những doanh nhân khởi nghiệp cùng các startup trẻ. Ông cũng là một Cố vấn Chiến lược tại Fundamentum (một quỹ phát triển được thành lập bởi các trưởng khoa trong cộng đồng startup Ấn độ).

Đó là vào khoảng tháng 12 năm 2013, sau khi thương vụ mua lại AMBA (startup nơi tôi làm việc) của Moody đã thành công, tôi đã bắt đầu cân đo những lựa chọn mà mình có. Lúc này tôi đã 48 tuổi.

Làm việc tại một công ty lớn chưa bao giờ là một lựa chọn với tôi; Tôi chỉ đơn giản là quá yêu các công ty khởi nghiệp. Trong khi tôi đang suy tính bước tiếp theo của mình, tôi đã được giới thiệu cho Raghu, nhà sáng lập 32 tuổi của Taxi For Sure (TFS), một công ty tập hợp taxi giống như Uber.

Mặc dù tôi vẫn luôn thích thú khi làm việc với người trẻ, nhưng làm việc với một lãnh đạo trẻ hơn mình rất nhiều khi đó là một trải nghiệm tôi chưa từng một lần gặp.

Mặc dù đã nghe rất nhiều điều hay về TFS và Raghu, nhưng tôi vẫn khá lo lắng khi làm việc cho một người trẻ hơn mình đến 16 tuổi! Tôi đến buổi gặp mặt với một thái độ cởi mở, cuộc hẹn đã diễn ra rất thú vị. Cậu ta đã kể cho tôi tất cả về những gì TFS đang làm. Và sau đó là một cuộc đàm đạo về ngành công nghiệp cũng như hệ sinh thái startup, cậu ta bảo tôi rằng, “Tôi đã nghe kể về anh và tôi không biết liệu mình có đủ quyền để phỏng vấn anh hay không. Chúng tôi sẽ thực sự vui nếu anh có thể tham gia cùng với chúng tôi và giúp chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình này”.

Lẽ dĩ nhiên, cuộc trò chuyện ngắn ngủi đó cũng chính là bài phỏng vấn, nhưng tôi thích cái cách đặt vấn đề như vậy của cậu ta. Tôi đã có mặt tại văn phòng TFS vào 8 giờ sáng ngày hôm sau. Và trong vòng 12 tháng tiếp sau đó,

cho đến khi TFS sáp nhập với Olacabs, tôi đều đặn ngày nào cũng có mặt lúc 8 giờ sáng.

Và đây là một trong số những bài học quý giá mà tôi đã nhận được trong 12 tháng làm việc cực kỳ thú vị trong sự nghiệp của mình:

Tuổi tác là một điểm mạnh và cũng là một điểm yếu

Tuổi tác cho bạn những kinh nghiệm hay hiểu biết quý giá về những điểm chung có thể gây ra thất bại, nhưng nó cũng khiến bạn phải mờ mắt và không nhận ra được rằng mỗi tình huống đều khác nhau và cách thức thất bại cũng sẽ khác nhau. Vì thế, mặc dù kinh nghiệm là rất quan trọng, nhưng hãy đừng coi chúng là kim chỉ nam tuyệt đối của mình, nhất là khi văn hóa làm việc ở đây là hãy thử nghiệm và chấp nhận rủi ro.

Làm nhiều hơn và bớt chỉ trích đi

Bạn cần phải hòa nhập vào với văn hóa rất nhanh. Nếu việc phản hồi lại các email vào lúc 1 giờ sáng là quan trọng, thì hãy bắt đầu học cách làm việc đó.

Đừng bắt đầu bằng cách chỉ trích. Nếu như văn hóa buổi sáng ở đó là xem các video TED talk, thì hãy hòa mình vào đó. Nếu các buổi tụ tập uống bia và các buổi họp xem xét lại là cách để con người ở đó liên kết với nhau, thì đừng tìm cách để trốn tránh. Bạn có thể cũng có gia đình và phải trở về nhà, nhưng hãy tìm được cách cân bằng giữa gia đình và công việc để sao cho các đồng nghiệp trẻ hơn không nghĩ rằng bạn đang cảm thấy mình không phù hợp với văn hóa nơi này.

Điều mấu chốt ở đây là bạn phải thực sự biết tận hưởng việc được làm một phần của đội ngũ này và những gì họ tin tưởng. Một khi bạn đã xây dựng được lòng tin và chỗ đứng vững chắc trong câu lạc bộ văn hóa đó, bạn có thể thoải mái và dễ dàng hơn trong việc thay đổi nó một chút.

Hãy nói ra những điều quan trọng

Tất nhiên, bạn cần phải giữ vững lập trường của mình khi nhắc đến những vấn đề hệ trọng và không thể thỏa hiệp. Ví dụ, các startup trẻ có thể sẽ

không nhận ra được rằng bạn sẽ không thể thông báo họp lúc 10 giờ tối một cách ngẫu hứng và yêu cầu các nhân viên nữ phải nghiêm túc thực hiện theo nó mà không mảy may lo ngại về sự an toàn của mình trên đường về nhà.

Nếu bạn nhìn thấy một văn hóa làm việc như vậy, bạn cần phải nhanh chóng phân tích cho mọi người thấy rằng việc hình thành nên những thói quen làm việc sao cho phù hợp hơn với tất cả mọi người trong đội ngũ là rất quan trọng đối với cả công ty!

Hãy chấp nhận đứng sau lưng người khác

Không bao giờ được quên rằng con người 32 tuổi kia mới là lãnh đạo. Bạn không cần phải chủ động để thêm thắt hay chỉnh sửa tất cả mọi thứ—mặc dù rất khó cưỡng—hay truyền tải những thông điệp cần được truyền tải tới sếp của mình. Nếu bạn thực sự cần phải làm điều đó, hãy làm một cách khéo léo.

Nhưng hãy giúp đỡ sếp của mình khi họ cần

Nhưng đừng quên rằng tất cả mọi người cũng có những điểm yếu khác nhau, và chúng đặc biệt hiện rõ trong những nhà lãnh đạo trẻ. Bởi vì họ không biết phải đi tìm ai hay làm thế nào để chỉ rõ ra được những vấn đề họ đang gặp phải, vì thế các vấn đề sẽ ngày một bùng phát.

Những nhà lãnh đạo trẻ có thể rất giỏi trong việc giải quyết những vấn đề phức tạp, nhưng họ sẽ vấp ngã trước những vấn đề tưởng chừng rất cỏn con.

Bạn có thể giúp họ vượt qua được những điểm yếu và giải quyết những vấn đề đó. Những vấn đề về hội đồng quản trị, những vấn đề về nhân sự, và những câu chuyện khó nói là khá phổ biến.

Hãy dẹp đi những định kiến về tuổi tác

Mỗi một nhóm tuổi lại được gắn liền với những định kiến nhất định. Đừng rơi vào bẫy của chúng.

Thông thường trong công việc văn phòng, tuổi tác cao thường đồng nghĩa với việc ít nhận trách nhiệm, có xu hướng chậm chạp, ít năng lượng, và ít hiểu

biết về những xu thế mới của xã hội, và nhiều thứ định kiến khác. Vì thế hãy đập tan những định kiến đó. Đầu tiên, điều này sẽ giúp bạn nhận được sự tôn trọng, và thứ hai, là bạn sẽ thực sự tái phát minh được chính con người mình và sẽ lại được vui vẻ sống trở lại!

Hiểu rằng kinh nghiệm không phải là tất cả

Hãy chia sẻ những kinh nghiệm của bạn theo một cách nói giảm nói tránh.

Không bao giờ biến kinh nghiệm trở thành mũi nhọn của mình. Mặc dù kinh nghiệm là rất hữu dụng, nhưng thông thường thì chìa khóa dẫn tới hiệu quả lại là việc bắt đầu suy nghĩ từ con số 0 đi lên trong mọi trường hợp, và tuổi trẻ thì thường không gặp phải vấn đề này.

Đừng vội vàng nhảy vào kết luận. Hãy để cho đội ngũ của bạn tự khám phá ra những điều hay cho chính họ trong khi bạn quan sát (trừ phi rủi ro là quá lớn).

Bạn cần phải làm việc để giành được niềm tin mỗi ngày trong một startup.

Bạn không thể cứ mãi ngủ quên trong chiến thắng quá khứ của mình.

Sử dụng kinh nghiệm để giải quyết những vấn đề thực sự

Đừng chỉ mỗi chia sẻ những bài học từ kinh nghiệm. Việc đó sẽ không hiệu quả và sẽ không được đánh giá cao. Hãy sử dụng kinh nghiệm của mình trong việc giúp đỡ những người khác giải quyết được những vấn đề khó mà họ đang gặp phải. Họ sẽ bắt đầu biết trân trọng sự hữu ích của việc hỏi ý kiến của bạn thay vì mất thời gian tái phát minh chiếc bánh xe.

Hãy luôn sẵn sàng học hỏi

Hãy công nhận và sẵn sàng khen những người trẻ hơn mình khi họ giỏi ở một khía cạnh nào đó và hãy thực sự học hỏi từ họ.

Trên tất cả, điều này sẽ khẳng định cho bạn một chân lý rằng: Cuộc đời có nghĩa là không được phép để cho những thành công trước đây vây quanh tâm trí bạn, mà hãy giữ đôi bàn chân của mình trên mặt đất, hãy giữ lấy đức tính tò mò của một đứa trẻ, luôn sẵn sàng học hỏi từ tất cả mọi người, hãy học

cách thảo luận một ý tưởng với bất kỳ ai mà không một chút định kiến, và hãy học cách nói rằng “Tôi không biết” hoặc “Bạn có thể nói thêm cho tôi biết được không?”

Nếu bạn thực sự tin điều đó, bạn sẽ giải phóng được bản thân mình khỏi những giới hạn bạn tự đặt ra và có thể một lần nữa biết hưởng thụ cuộc sống này.

Nguồn: cafebiz.vn

Hết một ngày làm việc, đây là lúc bạn nên tự hỏi mình 5 câu hỏi để biết cuộc sống của mình đang có ý nghĩa hay không?

Hết ngày làm việc và nghỉ ngơi, thư giãn? Nếu chỉ như vậy thì liệu cuộc sống có còn mục tiêu gì nữa hay không?

Hết một ngày làm việc mệt mỏi, bạn sẽ làm gì ? Nghỉ ngơi và thư giãn ? Có vẻ như những điều này là chưa đủ.

Tưởng vậy là cuộc sống của tận cùng hạnh phúc nhưng thực ra rất có thể bạn đang bị mắc kẹt trong cuộc đời như một con thuyền giữa biển khơi không biết đi về phương nào. Việc hướng đến một bến đỗ nào đó là mục đích chính để sống. Vì thế, chúng ta nên chân thành tự vấn mình những câu hỏi sau đây để trả lời xem liệu chúng ta có biết nơi mình đang đến.

Kết thúc ngày làm việc, hãy tự hỏi mình những câu hỏi này để xem chúng ta đã tiến bộ và hướng đến mục tiêu ra sao nhé

Tôi đã làm gì hôm nay?

Cuối ngày, hãy viết ra vài dòng. Hôm nay bạn tự hào về điều gì, và những gì có thể được làm tốt hơn. Hôm nay là một ngày tốt lành chứ? Hãy nhìn lại và cảm ơn những ai đã giúp đỡ mình. Hãy chân thành biết ơn công lao của họ và cũng đúc kết ra những sai lầm của bản thân.

Hôm nay tôi đã học được những gì?

Cuộc sống luôn vận động. Chúng ta chọn định hướng cho sự vận động đó.

Nếu không tiến lên, có nghĩa là chúng ta đang thụt lùi. Hãy liên tục học hỏi những điều mới mẻ. Nó có thể sẽ liên quan đến các công việc của chúng ta, như học ngoại ngữ, vẽ tranh hoặc đọc sách, ngồi thiền.

Tôi có biết cho đi, có biết dâng tặng?

Bên cạnh thực tế rằng chúng ta đang tiến lên, chúng ta cũng cần nghĩ về những người khác như: người thân, bạn bè hoặc những người hoàn toàn xa lạ.

Vũ trụ này có một quy luật cân bằng, để đạt được gì đó, bạn phải cho đi một thứ gì đó. Có thể đó là thời gian, năng lượng và của cải vật chất của chúng ta.

Chúng ta có thể giúp đỡ người khác và đôi khi không cần đòi hỏi những gì bù đắp.

Ngày mai tôi nên làm gì

Hãy bắt đầu một ngày mai với câu hỏi: Bạn cần làm gì hôm nay để tiến gần hơn đến mục tiêu đã đề ra. Liệu bạn sẽ dành thời gian cho vô số các phiền nhiễu, sự mất thời gian hay sẽ tiến về phía trước? Thậm chí nếu hôm nay bạn không đi làm, vẫn nên tự vấn mình câu hỏi này. Động lực là điều cốt lõi trong tâm giúp chúng ta không dao động khi hoàn cảnh thay đổi.

Tại sao tôi làm điều đó?

Chúng ta rất dễ bị sa lầy trong các chi tiết. Hãy chắc chắn rằng ngay cả những thói quen hàng ngày cũng không tách bạn ra khỏi mục tiêu. Tại sao bạn làm việc ở đây? Tại sao bạn dành quá nhiều thời gian vào việc giải trí?

Tại sao bạn lại thỏa hiệp với những người kéo bạn xuống? Tại sao bạn làm điều này? Tại sao bạn đi học thêm và tại sao không?

Với mỗi hoạt động, chúng ta tốt hơn nên làm rõ các mục tiêu mà mình đang mất thời gian và năng lượng với chúng.

Nguồn: blog.topdev.vn via cafebiz

Nếu bạn làm việc “quần quật”

mà vẫn bị sếp mắng, hãy học cách mà một nhân viên Google đã vượt qua và trở thành quản lý

Bạn không nhất thiết phải xin nghỉ phép 3 tháng để làm mới bản thân bởi không phải công ty nào cũng cho phép điều đó. Việc bạn cần làm là đặt ra cho mình những câu hỏi về tương lai và tìm câu trả lời.

Rachel O’Meara đã nhiều lần gặp gỡ với sếp trực tiếp của cô để thảo luận về hiệu suất làm việc kém của mình.

Là một quản lý kế toán dẫn dắt một đội ngũ hỗ trợ khách hàng tại Google, O’Meara đã cố gắng hết sức để đạt được kết quả tốt nhất nhưng vẫn phải đấu tranh để đáp ứng được những mong đợi đặt ra.

Người quản lý trực tiếp của cô – bà Margaret đã nói rằng: “Cô cần phải là một người giao tiếp có hiệu quả hơn nữa, và cô cần phải luôn có niềm tin với những ý tưởng của mình. Đừng làm việc chỉ để tồn tại”

Như O’Meara đã kể lại chi tiết trong cuốn sách mới của mình “Pause:

Harnessing the Life-Changing Power of Giving Yourself a Break” (Tạm dịch:

Tạm dừng: Khai thác sức mạnh của việc cho bản thân bạn nghỉ ngơi để thay đổi cuộc sống), nhìn chung cô cảm thấy cuộc sống của mình giống như một

“thất bại đau khổ” – cho đến khi cô gặp sếp cao hơn và cũng là người quản lý trực tiếp của Margaret – Bill.

Google vẫn luôn là môi trường làm việc khắc nghiệt…

Bill đã nói với cô: “Rachael, kỹ năng của cô không phù hợp cho vai trò này, tôi biết Margaret có ý định tốt nhất cho cô, và cô cần phải tìm một công việc phù

hợp nhất với sở trường của mình.” Đây quả thật là những lời nặng nề đối với một số người, nhưng với O’Meara, đó không nhất thiết là thất bại của cô.

O’Meara đã viết: “Nếu tôi nhìn cuộc hội thoại này dưới một thấu kính phóng đại, tôi sẽ thấy hoàn cảnh của mình không phải là ‘kém’ – Margaret đã nói với tôi rất nhiều lần.”

“Tôi cho rằng những đánh giá về hiệu quả công việc của mình không thực sự xét về khía cạnh hiệu suất làm việc mà là về sự sắp xếp của tôi. Margaret đã nói với tôi ‘điểm mạnh của tôi không thích hợp’ mà không nói thẳng với tôi như Bill đã làm.”

Cuối cùng, O’Meara đã tận dụng chương trình nghỉ phép của Google, dùng ba tháng nghỉ việc để tìm hiểu những gì cô thực sự muốn làm trong cuộc sống cá nhân và công việc của bản thân.

O’Meara nhận ra rằng cô không cần phải rời khỏi Google. Hiện nay, O’Meara đang là quản lý kế toán cho DoubleClick Ad Exchange tại Google. Bên cạnh đó, cô còn là chuyên gia tư vấn kỹ năng lãnh đạo tại Google.

Sự thay đổi của O’Meara là một phần kết quả những nỗ lực để xác định thế mạnh của bản thân. Dựa trên cuộc trò chuyện thân mật với bạn bè và sự đánh giá của StrengthsFinder 2.0, O’Meara nhận ra rằng trong tất cả những khả năng của mình thì cô xuất sắc trong lĩnh vực xây dựng mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau. Do đó, cô đã tìm được một công việc ở Google cho phép bản thân phát triển theo hướng điểm mạnh đó.

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG VĂN PHÒNG (Trang 95 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(170 trang)
w