Cẩn thận với những ứng viên cho rằng họ có thể đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác nhau

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG VĂN PHÒNG (Trang 90 - 94)

Các chủ doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp mới thành lập và chưa có một cấu trúc tổ rõ ràng, thường có khuynh hướng muốn tuyển dụng những ứng viên đa năng, có thể đảm nhận nhiều vị trí, vai trò khác nhau để cùng họ phát triển công ty trong giai đoạn đầu.

Tuy nhiên, Branson khuyên cần phải tìm hiểu kỹ thật sự ứng viên có thể làm được như thế hay không. Trên thực tế, có rất nhiều ứng viên là các giám đốc trước đây chỉ làm việc trong một tổ chức có cấu trúc chặt chẽ và chỉ quen làm việc ở một bộ phận chức năng hẹp nên khó có thể đảm nhận những vị trí đa năng ở một công ty mới thành lập.

Nguồn: genk.vn

Nghệ thuật làm sếp: Thay vì làm theo cách bạn muốn, hãy trở

thành lãnh đạo nhân viên thực sự cần

Làm sao để được nhân viên tôn trọng chứ không sợ hãi?

Rất nhiều người trong số chúng ta muốn trở thành cấp trên của người khác, thế nhưng không phải ai cũng biết cách để trở thành một nhà lãnh đạo được nhân viên yêu quý và tôn trọng.

Khi xuất hiện ở công ty, việc các nhân viên nhìn bạn dưới vai trò là người cầm quyền hách dịch hay người lãnh đạo đưa nhân viên cùng phát triển hoàn toàn phụ thuộc vào những hành động thường ngày của bạn.

Hãy cởi mở trong giao tiếp với những thành viên khác

Khái niệm cởi mở ở đây không đồng nghĩa với việc tự do vô kỉ luật mà là một khái niệm được đưa ra trong khuôn khổ cho phép. Khi nhân viên được trao đổi thẳng thắn những ý kiến của mình về công việc, cách tổ chức hay có bất kì phàn nàn nào về chế độ đãi ngộ của công ty, một người lãnh đạo thực sự là người biết lắng nghe và đưa ra những phản hồi tích cực với những đồng nghiệp cấp dưới của mình.

Đó là một cách để bạn đồng thời thấy được những lỗ hổng trong quản lí và đồng thời lại có thể tạo điều kiện tốt nhất cho những nhân viên của mình phát huy hết năng lực để cống hiến cho công ty của bạn.

Thử nghĩ xem sẽ ra sao nếu như những nhân viên dưới quyền bạn không dám nói ra những băn khoăn hay những điều họ cảm thấy không hợp lí? Nó chỉ làm mọi việc tệ hơn mà thôi bởi đó là khi bạn trở nên độc đoán và ép buộc cấp dưới, khiến họ cảm thấy gò bó và mệt mỏi, dẫn đến kết quả làm việc sẽ ngày càng sa sút hơn.

Bởi vậy, cách duy nhất là hãy cởi mở, hãy thân thiện và hòa đồng với tất cả mọi người và hãy luôn mở lòng đón nhận tất cả một cách tích cực, ngay cả những lời chỉ trích.

Thay vì trở thành một nhà lãnh đạo theo cách mà bạn muốn, hãy trở thành một người mà đội nhóm của bạn thực sự cần

Không phải ai cũng có khả năng quản lí người khác, và không phải ai cũng có khả năng để trở nên thành công trong lĩnh vực này. Sự khác nhau cơ bản đó là người quản lí bình thường chỉ đơn thuần tiếp nhận thông tin từ những báo cáo, và trình diện với những người khác để được sự chấp thuận, còn một nhà lãnh đạo thực sự là người có thể nắm rõ được tình hình, và mọi người sẽ làm theo những gì người đó nói. Hãy nhớ rằng, đó không phải là sự ép buộc, đó là sự tôn trọng và tin tưởng tuyệt đối.

Hãy là một người bình thường như những người khác

Ai cũng có thể mắc sai lầm, và bạn cũng vậy. Tất nhiên, mọi chuyện vẫn bình thường nếu như bạn nhận lỗi trước mặt những người đồng nghiệp khác. Khi bạn nhận là bạn đã sai, đừng lo sợ rằng điều đó sẽ khiến bạn trở nên yếu kém hay không xứng đáng được đứng ở vị trí mà bạn đang đứng. Sự thật là đó chính là cách bạn cho nhân viên của bạn thấy được sức mạnh mà bạn có và sự tin tưởng mà bạn dành cho những người đồng nghiệp lớn đến đâu.

Hãy biết vận dụng điểm mạnh của từng thành viên trong nhóm

Khi bạn thuê một ai đó về làm việc với bạn, điều đó đồng nghĩa với việc bạn đã nhận ra rằng họ thực sự phù hợp với công việc mà bạn đang cần. Khi đó, bạn cũng cần phải hiểu rằng, nếu muốn mọi người tin tưởng bạn, hãy đặt niềm tin vào họ trước. Khi bạn cố gắng để trở thành một phần trong đội, đôi lúc bạn sẽ cảm thấy thật khó khăn, bởi bạn không muốn họ nghĩ rằng bạn là sếp, dù sự thật là thế.

Hãy nhớ rằng, bạn là sếp không có nghĩa là bạn phải ôm đồm hết mọi việc mà không san sẻ hay nhờ đến sự giúp đỡ của cấp dưới. Cho dù bạn có cầu toàn đến đâu thì hãy luôn tin tưởng vào cấp dưới của mình, hãy giao cho từng người công việc phù hợp với họ và chắc chắn là tiến độ công việc của nhóm bạn sẽ được đẩy nhanh hơn nhiều đấy!

Hãy công bằng với tất cả mọi người

Là một người lãnh đạo, bạn biết rõ rằng công ty nào cũng có qui định riêng, và đó là luật lệ để tuân thủ, chứ không phải là một lời đề nghị. Làm việc trong tổ đội cũng có nghĩa là tôn trọng những người khác và tuân thủ đúng những qui định sẵn có.

Bởi vậy, hãy làm gương cho người khác. Hãy tự xử phạt chính mình khi làm sai. Đừng bao che cho bất kì nhân viên nào đi muộn bởi nó sẽ trở thành thói quen xấu ngay tại nơi làm việc của bạn đấy nhé!

Cuối cùng và quan trọng nhất, hãy luôn nhớ rằng bạn cần những người xung quanh và họ cũng cần có bạn. Hãy cố gắng để đưa cả đội cùng đi lên thay vì giẫm lên vai những người khác để có được tiền tài địa vị, bạn nhé!

Nguồn: cafebiz.vn

Bạn sẽ bất ngờ khi biết trong

công việc 4 yếu tố này còn quan trọng hơn cả trí thông minh

Đã đến lúc bạn không cần phải cố gắng trở thành người thông minh nhất nữa rồi.

Khi đi học, chúng ta vẫn được khuyên rằng điểm số cực kỳ quan trọng. Những người đứng đầu lớp đều được cho là thông minh nhất, được kỳ vọng sẽ gặt hái những thành công lớn nhất. Tuy nhiên, suy nghĩ đó là không đúng lắm. Mặc dù trí thông minh thường là một yếu tố làm nên thành công, nhưng lại không phải là yếu tố quan trọng nhất.

Ngày nay nếu bạn muốn thành công, bạn cần có nhiều hơn các yếu tố khác.

Và dưới đây là 4 yếu tố được cho là quan trọng hơn chỉ số IQ:

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG VĂN PHÒNG (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(170 trang)
w