Nghiên cứu trên hàng nghìn người Mỹ của Đại học Công nghệ Texas (Mỹ) phát hiện những người thông minh có khả năng đánh giá tốt cảm xúc và mong muốn của người khác hơn.
Trong khi đó, người ngu ngốc phải mất thời gian để hiểu cách suy nghĩ, mong muốn khác biệt của người khác.
Do đó, ở họ cũng thiếu sự đồng cảm hơn.
23 phép lịch sự tối thiểu đàn ông nào cũng phải biết 1. Nếu bạn nói “tôi mời”, nghĩa là bạn là người thanh toán. Bạn có thể nói “Đi ăn đi” thì trong trường hợp này, ai trả phần của người đó. Nếu một người đàn ông đề nghị được thanh toán cho một người phụ nữ, thì cô ấy có thể đồng ý.
2. Đừng bao giờ ghé thăm ai mà không gọi trước.
3. Đừng để điện thoại lên bàn khi đang nói chuyện với người khác. Làm như vậy là bạn đang cho thấy mức độ quan trọng của thiết bị này trong cuộc sống của bạn, là bạn đang tỏ ra chán nản với những gì đang diễn ra và bạn sẵn sàng dừng cuộc trò chuyện vô ích này lại để kiểm tra Instagram, trả lời một cuộc gọi quan trọng hay thử cấp độ mới trong game Angry Birds.
4. Đàn ông đừng bao giờ cầm túi xách giúp phụ nữ. Tuy nhiên, anh ta có thể mang giúp áo khoác vào phòng để mũ áo.
5. Nếu bạn đang đi cùng ai đó và người đó chào một người mà bạn không biết thì bạn cũng nên chào họ.
6. Hầu hết mọi người cho rằng cách ăn sushi thích hợp nhất là dùng đũa. Tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc.
Đàn ông thì có thể ăn sushi bằng tay.
7. Đôi giày của bạn lúc nào cũng nên sạch sẽ.
8. Tránh nói những chuyện vô nghĩa qua điện thoại. Nếu bạn cần nói chuyện với ai đó, tốt nhất là nên gặp riêng người đó.
9. Nếu ai đó xúc phạm bạn, bạn không nên đáp trả hoặc to tiếng với họ. Chỉ cần mỉm cười và chấm dứt mối quan hệ với người bạn kém văn hóa ấy.
10. Một người đàn ông nên đi về phía bên tay trái của người phụ nữ. Quân nhân là trường hợp ngoại lệ duy nhất, vì họ phải luôn ở tư thế sẵn sàng để chào đồng đội.
11. Các lái xe nên nhớ rằng đi xe qua vũng nước làm bắn lên người qua đường là một hành vi phi đạo đức.
12. 9 điều nên được giữ bí mật: tuổi tác, tiền bạc, cãi vã trong gia đình, tôn giáo, các vấn đề sức khỏe, chuyện tình cảm, quà tặng, sự vinh danh và tình trạng bị thất sủng.
13. Một người đàn ông không bao giờ nên chạm vào một người phụ nữ mà không xin phép cô ấy. Điều này có nghĩa là những việc này không được chấp nhận: cầm tay cô ấy, chạm vào cô ấy trong cuộc trò chuyện, đẩy hoặc cầm vào phần trên khuỷu tay (trừ khi một người đàn ông đang giúp cô ấy ra hoặc vào xe, hoặc đi qua đường).
14. Nếu ai đó gọi cho bạn một cách thô lỗ, bạn không nên trả lời. Hãy là tấm gương về việc hành xử lịch sự.
15. Nguyên tắc vàng khi dùng nước hoa là dùng vừa phải. Nếu bạn vẫn có thể ngửi thấy mùi nước hoa của mình vào buổi tối thì có nghĩa là mọi người đã quá mệt với nó rồi.
16. Một người đàn ông có giáo dục sẽ luôn thể hiện sự tôn trọng đúng mực với một người phụ nữ.
17. Khi có phụ nữ, đàn ông chỉ hút thuốc khi được sự đồng ý của họ.
18. Dù bạn là ai – giám đốc doanh nghiệp, học giả, người lớn tuổi hay một sinh viên, khi bước vào phòng, bạn nên là người đầu tiên chào mọi người.
19. Hãy tôn trọng sự riêng tư của thư tín. Cha mẹ không nên đọc thư của con. Vợ chồng cũng nên tôn trọng
nhau như vậy. Kiểm tra túi của ai đó để tìm thư, những lời nhắn tình cảm hay những thứ khác là vô cùng khiếm nhã.
20. Đừng cố gắng chạy theo thời trang. Tốt hơn là nên ăn mặc vừa phải, thậm chí là nếu không hợp thời trang thì cũng còn hơn là mặc một bộ đồ mới, hàng hiệu mà trông xấu tệ.
21. Nếu bạn được tha thứ sau khi xin lỗi, bạn nên cố gắng tránh những lỗi như thế này trong tương lai.
22. Tránh cười, nói chuyện quá to, hay nhìn chằm chằm vào người khác. Như thế là xúc phạm.
23. Đừng quên cảm ơn những người thân yêu, người thân và bạn bè. Họ giúp bạn không vì họ phải làm thế.
Đó là mong muốn của họ, nên hãy đánh giá cao điều đó.
Chọn sếp, đừng chọn việc!
Đừng chỉ chọn công việc. Hãy chọn sếp. Người sếp đầu tiên sẽ là nhân tố có ảnh hưởng lớn tới thành công sự nghiệp của bạn. Sếp không tin tưởng vào bạn sẽ không cho bạn cho cơ hội phát triển.
Trên đây là lời khuyên của tiến sĩ William
Raduchel – một đạo diễn, nhà đầu tư và chuyên gia tư vấn chiến lược. Ông từng là giáo sư kinh tế tại đại học Havard, từng điều hành AOL Time
Warner, Xerox, McGraw-Hill và nhiều doanh
nghiệp khác. Lời khuyên của ông đã khiến rất nhiều người tìm việc (và cả những người đang có việc làm) phải suy nghĩ lại về lý do chọn lựa nơi làm việc của mình và những điều thực sự ảnh hưởng tới thành công sự nghiệp của họ.
Việc này nghe có vẻ khó khăn bởi quy trình tìm việc truyền thống lại diễn ra theo hướng ngược lại: sếp chọn bạn chứ không phải bạn chọn sếp.
Thông báo tìm việc không hề đưa ra những chỉ số như “mức độ khó chịu của sếp” hay bất cứ con số nào liên quan. Thường thì bạn chỉ có thể nói
chuyện với sếp thông qua buổi phỏng vấn xin việc và quãng thời gian ít ỏi này dường như cũng khó mà giúp bạn đưa ra phán đoán chính xác về con người sếp. Thế nhưng bằng cách tập trung vào sếp, thay vì những tiêu chí đánh giá thông thường khác (như địa điểm làm việc, mức lương, trách nhiệm công việc, cơ hội thăng tiến…) con đường theo đuổi sự nghiệp của bạn sẽ thay đổi và bạn sẽ hạnh phúc khi nhận ra mình chọn đúng người. Không chỉ công việc mà lựa chọn sếp cũng có tầm quan trọng nhiều hơn bạn nghĩ, bởi:
• Một vị sếp tốt trong 1 công ty bình thường có thể bảo vệ và hỗ trợ bạn.
• Một vị sếp tồi trong 1 công ty tốt sẽ khiến bạn phát điên và còn hủy hoại bạn.
• Một vị sếp tốt trong 1 công ty tốt sẽ mở khóa mọi tiềm năng mà bạn có.
Trong trường hợp đầu tiên, bạn sẽ học hỏi được nhiều hơn và có thể cũng có nhiều cơ hội hơn về sau. Một vị sếp tốt có thể nhận ra tài năng của bạn và phát triển chúng nhưng một vị sếp tồi sẽ chẳng bao giờ nhận ra những gì bạn có thể làm hay trao cơ hội để bạn tự phát triển mình. Lợi ích duy nhất khi làm việc cho 1 vị sếp tồi trong 1
công ty tốt (trường hợp thứ 2) đó là bởi làm việc cho công ty này là cách duy nhất để bạn chuyển sang 1 nơi khác, làm việc với những con người khác, 1 vị sếp khác và đạt được những thành tích tốt nhất cho cả bạn và công ty. Hầu hết mọi
người chọn việc vì những lý do như:
• Mức lương – điều này quan trọng nhưng nó có thể là 1 cái bẫy. Nhiều người kiếm lương ngàn đô nhưng ghét công việc của mình và từ đó, ghét cả cuộc sống của mình. Họ làm việc cùng những đồng nghiệp có thể cũng là những người bị thu hút bởi tiền lương.
Nếu nghĩ dài hạn hoặc muốn phát triển sự nghiệp, đừng bao giờ chọn lương là tiêu chí chủ yếu của mình. Đó là phương pháp đánh giá lười biếng nhất và do đó cũng là yếu kém nhất.
• Công việc cụ thể – nhiều người bị hấp dẫn bởi 1 số dự án, công việc hay vai trò cụ thể.
Rồi bạn sẽ nhận ra rằng những dự án “hot”
không chắc đã mang lại môi trường làm việc năng suất hay vui vẻ. Trong khi làm
những công việc này (và ngay cả khi học hỏi được điều gì đó) sự nghiệp dài hạn của bạn lại phải nhận hậu quả. Có rất nhiều người có tầm nhìn dài hạn, chấp nhận làm việc với những người quản lý tốt hơn là chọn những dự án “hot”, nhờ đó mà họ có thể thăng tiến như cách mà sếp của họ đã làm.
• Chức vụ nghề nghiệp – ngay cả khi bạn phải làm việc như 1 thực tập sinh, nếu bạn có tài năng và làm việc chăm chỉ thì 1
người sếp tốt cũng sẽ nhận ra khả năng của bạn và đưa bạn lên vị trí xứng đáng hơn.
Ngay cả khi không có vị trí nào khuyết cho bạn, một người sếp tốt cũng sẽ có một
mạng lưới quan hệ rộng lớn và giúp đặt bạn ở đúng nơi bạn nên ở. Một người sếp giỏi sẽ biết ai nên làm việc ở đâu. Theo đuổi những chức vụ nghề nghiệp và bỏ mất 1 vị sếp tốt có thể là 1 cái bẫy cho bạn, họ sẽ không bao giờ cho bạn rời vị trí đó cho dù bạn có phát triển ra sao.
Lựa chọn được 1 vị sếp tốt cũng đòi hỏi phải có mạng lưới quan hệ rộng lớn. Bạn cần hỏi bạn bè trong ngành xem có sếp nào như bạn cần. Việc này có thể mất thời gian nghiên cứu và tìm kiếm thông tin nhưng biết được ai trong ngành là 1 vị sếp tốt và theo đuổi họ thì bạn sẽ có được tài sản quý giá nhất cho sự nghiệp lâu dài của mình. Nếu
đã nghĩ tới 1 hay 2 công ty thì hãy thử tìm hiểu xem có vị sếp nào thuộc chức năng công việc của bạn hay không.
Càng ít kinh nghiệm thì bạn càng khó chọn sếp nhưng điều này cũng không sao. Hãy tìm hiểu về mức độ luân chuyển nội bộ trong công ty xem mọi người có thường xuyên chuyển vị trí làm
việc, hay có luân chuyển nhân sự giữa các nhóm hay không. Nếu có thì sau khi được nhận công việc, mục tiêu của bạn là đặt ra những việc cần làm để có được cơ hội làm việc với sếp mà mình muốn.
Nguồn: Applancer Careers
Người ta không rời bỏ công ty- họ từ bỏ những người lãnh đạo
847
Tôi đã tuyển dụng hàng ngàn người trong những năm qua. Và mỗi khi nhận được đơn xin nghỉ việc, một phần trong tôi dường như đã chết (đồng ý, tôi nói dối. Tôi đã thậm chí nhảy múa ăn mừng trong một vài trường hợp nhưng đó là trong một bài viết khác).
Phần lớn, phản ứng tức thời của tôi rất bản năng là tôi tự hỏi: lý do thật sự khiến cho họ làm điều đó? Có chuyện gì xảy ra với họ? hay thậm chí: cô ấy phải ra đi vì tiền. Thật ngốc nghếch!
Nhưng tôi đã khôn dần lên theo sự nhiều lên của năm tháng.
Phần lớn, mọi người không thay đổi công việc vì tiền. Họ cũng không xin nghỉ vì thích hay trong cơn nóng giận. Họ vào làm việc ở công ty của bạn bởi vì họ tin là họ thích hợp và ai cũng muốn
quyết định đó đúng đắn. Đôi khi, tại một số thời điểm, có những điều khiến cho điều đó trở thành sai. Và nếu như bạn thực sự dành thời gian để
“đào sâu” tìm hiểu lý do mà họ để lại – thực ra là bạn phải làm điều đó – thì bạn sẽ nhận ra rằng đó hoàn toàn không phải là “vì công ty” như họ đã nói. Đó không phải vì địa điểm làm việc, vì nhóm, vì hệ thống hay vì không khí làm việc.
Đó là vì người lãnh đạo!
Chắc chắn những người ấy không nói như thế. Và bạn chẳng thể tìm thấy được một từ đề cập đến vấn đề quản lý ở đây.
Nhưng khi họ nói về “tinh thần”, khi họ nói về
“giao tiếp nghèo nàn”, khi họ bày tỏ sự thất vọng ở sự mập mờ, thiếu rõ ràng trong con đường
thăng tiến, chính là họ đang đề cập đến những người lãnh đạo. Muốn rõ ràng hơn? Lãnh đạo là người có trách nhiệm trong việc gây dựng tinh thần – giao tiếp và con đường sự nghiệp của nhân viên.
Có lẽ vì thế mà tôi đã rất bực mình với những nhân sự cấp cao và ngăn họ lại giữa chừng – khi
họ bắt đầu dùng những từ như ngu ngốc, vô ơn và dối trá để nói về những người nghỉ việc.
“Công ty” chỉ là một thực thể pháp lý. “Kinh doanh” chỉ là một bộ sưu tập bàn làm việc và máy tính. Không ai nghỉ việc vì những thứ đó.
Đó là quyết định, là động lực, là không khí làm việc, là sự hỗ trợ, đào tạo, tậm nhìn và sự chỉ đạo được xuất phát từ chính những người lãnh đạo mà họ đi theo.
Vì thế, lần sau khi bạn nhận được đơn xin nghỉ việc của nhân viên, hãy cố gắng đừng phấn khích và cười nhạo những người ra đi vì: đã thêm một kẻ ngu ngốc không thuộc về nơi này.
Hãy dùng ít phút để ngẫm nghĩ về lý do thực sự khiến họ ra đi.
Họ không từ bỏ những thứ họ không có được – cũng không phải từ bỏ công ty.
Họ từ bỏ bạn!
– dịch từ Poeple don’t leave companies. They leave leaders của Greg Savage
Nguồn: KIEN THUC KINH TE
12 hành động nhỏ của nhân viên được lãnh đạo coi trọng “như vàng”
Nhìn lại cách đây 13, 14 năm, lúc mình còn đi làm ăn lương và đạt được sự thăng tiến tốt và có được ngày hôm nay là cả một hành trình dài.
Những đức tính bên dưới đã giúp mình và chắc chắn sẽ giúp bạn phát triển hơn bao giờ hết, cho dù bạn là nhân viên hay chủ doanh nghiệp cũng nên ghi nhớ. Đọc hết nhé!
Trong công việc đa số nhân viên đều mong muốn có được sự coi trọng và tín nhiệm của lãnh đạo, tuy nhiên muốn được lãnh đạo coi trọng và tín nhiệm lại hoàn toàn phụ thuộc vào sự biểu hiện cụ thể của bạn.
Một khi bạn đã không được lãnh đạo tín nhiệm, dù bạn có làm được bao nhiêu việc đi nữa, sau này cũng không thể phát triển theo chiều hướng tích cực hơn được. Vì vậy, chúng ta phải làm sao để được lãnh đạo coi trọng và tín nhiệm đây?