Dù cho đó là động lực xuất phát từ bên trong hay bên ngoài, bạn cần phải gắn việc khen thưởng với những điều có thể thúc đẩy cá nhân người lao động. Một số người rất thích được ngợi khen với toàn công ty về những thành tích “sáng chói” của họ, trong khi một số khác lại cảm thấy “rùng
mình” khi nghĩ về viễn cảnh tuyên dương trước tập thể. Phần thưởng hữu hình cũng chỉ khuyến khích được những ai cảm thấy nó có ý nghĩa. Nếu ai đó ghét cà phê thì họ sẽ chẳng có cảm giác gì với một ly Starbucks. Theo kinh nghiệm thì các phần thưởng được ưa thích hàng đầu là sự biểu dương công khai (phi vật chất) và thẻ quà tặng (có giá trị tiền tệ).
Mọi công ty đều có thể tạo nên một văn hóa canh tranh lành mạnh. Giống như bất kỳ mọi thứ khác, nó phải được xây dựng dần dần bằng cách thử và
sai. Khi làm đúng cách, sự cạnh tranh này có thể tạo ra một đội ngũ thực sự gắn bó, kết nối nhân viên với những mục tiêu ưu tiên của tổ chức và hướng đến một kết quả kinh doanh tốt hơn.
Nguồn: Applancer Careers via Soap Box
3 bí quyết mở rộng mối quan hệ như những lãnh đạo hàng đầu
Bạn ra về khỏi buổi huấn luyện với hàng đống tài liệu, danh thiếp, góp mặt vào một đám đông mờ nhạt và cảm thấy buổi hội nghị này chẳng có ích lợi gì. Đó là dấu hiệu của việc bạn chưa biết cách mở rộng mối quan hệ như một nhà lãnh đạo thực thụ.
Dưới đây là những phân tích về những sai lầm trong tư duy khi đi hội nghị và cách khắc phục triệt để điều đó.
Bài viết này đã từng được đăng
trên Medium.com. Tác giả là Isaac Naor, một nhà thiết kế, nhà sáng tạo yêu thích việc khởi nghiệp và hướng dẫn người khác. Ông yêu thích học hỏi thông qua việc lên ý tưởng thiết kế và dạy đứa con 3 tuổi của mình về code trước cả khi biết viết. Naor đã có nhiều bài đăng trên Wall Street Journal và Mobile Marketer, chuyên môn hiện tại là mảng công nghệ thực tế ảo.
Hãy bắt đầu từ bước cơ bản: Tại sao chúng ta phải đi dự hội nghị?
Nếu câu trả lời của bạn là “theo yêu cầu của cấp trên” hay “vì được trả tiền để dự” thì cách tiếp cận của bạn là hoàn toàn sai lầm.
Trên thực tế, kể cả sau khi tiếp xúc với hàng trăm người tại những buổi hội nghị như SXSW, WWDC và Google OI, bạn luôn bỏ sót những thứ rất quan trọng.
Nếu bạn gặp gỡ bất kỳ người nào như Larry Page, Sergey Brin hay Elon Musk, bạn sẽ biết được mục đích của họ đến hội nghị là “Để giải phóng tư duy”.
Điều đó có ý nghĩa gì?
“Tư duy lý trí” của chúng ta được điều khiển bởi vùng vỏ não trước trán. Nó còn chịu trách nhiệm điều khiển cách cơ thể phản ứng sao cho phù hợp với những mặc định của chính mình từ trước đến nay như: chúng ta là ai, trông như thế nào, và cách chúng ta vận dụng những kinh nghiệm để đối phó với thế giới xung quanh.
“Giải phóng tư duy” có nghĩa là chúng ta sẽ tạm dừng hoạt động của vùng vỏ não trước trán này lại, và cho phép tiềm thức kiểm soát suy nghĩ, kinh nghiệm và cách tương tác với môi trường.
Tại sao điều này lại quan trọng?
Bởi vì chúng ta có thể nhìn nhận và suy nghĩ khác hơn. Tiềm thức hình thành những mối liên kết mà trước đây chúng ta chưa từng ý thức đến, giúp chúng ta nhận định mọi thứ rõ ràng hơn, gạt bỏ những trở ngại bấy lâu mỗi khi chúng ta nhìn
nhận sự việc và đưa ra quyết định, từ đó chúng ta có nhiều cơ hội hơn để cải thiện bản thân.
Vậy việc tham dự hội nghị có liên quan gì đến điều này?
Nó sẽ diễn ra theo ba hướng: