1. Hãy xác định những thứ khiến bạn cực kỳ sung sướng và thích thú. Có thể bạn cực kỳ thích ăn ngoài, hoặc cực kỳ mê đồng hồ, hoặc cuồng sneakers…
2. Sau khi đã loại trừ hết các chi phí, và để riêng ra 1 khoản để dành, bạn có toàn quyền tiêu xài thoải mái vào thứ mà bạn thích mà không ai có quyền nói gì được.
3. Nhưng trong khi đó hãy cực kỳ mạnh tay cắt giảm tất cả những hạng mục khác mà bạn không mặn mà lắm. Những thứ có cũng dc, không có cũng chỉ hơi khó chịu chút thôi.
Và đừng do dự khi dùng tiền đầu tư vào kiến thức & sức khỏe của bản thân, vì sau này bạn sẽ dùng nó tạo ra thêm nhiều tiền nữa, và đầu tư vào việc duy trì, mở rộng mối quan hệ với bạn bè, người quen… Network sẽ giúp đỡ bạn rất nhiều trong
cuộc sống, từ cơ hội việc làm, kinh doanh, đến những thông tin kiến thức mà bạn khó lòng biết được…
5 mẹo đơn giản cải thiện sức khỏe hiệu quả cho dân văn phòng
Hồi đi học, Vui Vẻ nghĩ rằng không có việc làm nào sướng như nhân viên văn phòng. Tuy nhiên, sau nhiều năm làm công sở, mỗi ngày ngồi 8 tiếng trước màn hình máy tính khiến cơ thể Vui Vẻ lừ đừ. Qua tìm hiểu của Vui Vẻ thì đây là 5 mẹo hữu ích giúp nhân viên văn phòng vừa khỏe vừa đẹp, hãy cùng Vui Vẻ điểm danh qua nhé!
Theo nghiên cứu, thời gian ngồi trung bình của mỗi người là 3 giờ/ngày, trong khoảng thời gian này, hầu như mọi cơ chế hoạt động của cơ thể chúng ta diễn ra một cách bình thường. Tuy nhiên, qua khảo sát, thời gian ngồi trung bình của các nhân viên văn phòng lại vượt trên 8 tiếng/ngày, gây ảnh hưởng rất xấu cho mọi hoạt động chức năng của cơ thể.
Theo Vui Vẻ tìm hiểu, các bộ phận trên cơ thể được thiết lập để duy trì hoạt động sống, không phải để ngồi một cách thụ động
trong thời gian dài. Vì vậy, ít vận động làm chậm quá trình trao đổi chất của cơ thể, khiến chúng ta dễ dàng có nguy cơ mắc các căn bệnh nguy hiểm như đau tim, tiểu đường, viêm khớp,…thậm chí còn dẫn đến việc giảm tuổi thọ trung bình.
5 MẸO CẢI THIỆN SỨC KHỎE HIỆU QUẢ CHO DÂN VĂN PHÒNG
1. Đứng và làm việc
Tin Vui Vẻ đi, đây không phải là việc làm kì cục và khó khăn chút nào. Khi phải ngồi làm việc lâu dài và không có thời gian ngừng nghỉ, hãy bỏ ra vài phút, thử dùng một chồng sách, thậm chí là máy in,...để đặt máy tính lên cao hơn bình thường, ngang tầm để bạn tiếp tục công việc trong tư thế đứng. Điều này không chỉ giúp cơ thể không mệt mỏi, lưu thông máu mà còn duy trì hiệu quả, hiệu suất của công việc.
2. Chuyển động cơ thể
Vui Vẻ khuyên bạn hãy luôn tìm cách để tạo cho cơ thể cơ hội vận động trong mọi tình huống. Bạn đang nhận cuộc gọi từ ai đó, hãy đứng lên và di chuyển qua lại trong quá trình trò chuyện. Có đôi khi thay vì ngồi tại bàn làm việc và gửi e-mail cho đồng nghiệp cùng cơ quan, hãy bỏ ra vài phút đi bộ đến chỗ của họ để trao đổi công việc. Những việc làm này không những tốn ít thời gian mà còn cải thiện cuộc sống của bạn trên nhiều phương diện.
3. Tưởng tượng đầu của bạn là trái bóng Bowling
Để ngăn chặn sự căng thẳng quá mức khi ngồi làm việc cường độ cao trước máy tính, ngồi đúng tư thế là một điều chắc chắn bạn cần phải làm.
Vui Vẻ thường giữ thẳng đầu, cổ và xương sống thành một hàng thẳng tắp như trò chơi Bowling,
tránh trường hợp đưa đầu về phía trước, lưng còng để bảo vệ mình khỏi những căn bệnh về xương khớp.
4. Điều chỉnh độ cao của màn hình máy tính
Ngay cả khi bạn đứng hoặc ngồi, đỉnh của máy tính cần đặt ở vị trí song song với đôi mắt của bạn. Bởi lẽ, việc đặt máy tính thấp hơn tầm nhìn khiến chúng ta phải gập cổ để quan sát, dẫn đến đau lưng và đau cổ. Ngược lại, việc nhìn màn
hình máy tính cao hơn tầm mắt còn dẫn đến các việc mắc các tật khúc xạ về mắt.
5. Áp dụng phương pháp “Pomodoro”
Pomodoro là chiếc đồng hồ đo thời gian chỉ vỏn vẹn 25 phút hình quả cà chua của người Ý. Hãy áp dụng phương pháp này bằng cách tập trung làm việc cật lực trong 25 phút, sau đó bỏ ra 5 phút vận động như di chuyển trong văn phòng, tập vài động tác thể dục nhẹ nhàng,…Vui Vẻ tin rằng phương pháp này sẽ giúp bạn làm việc một cách hiệu quả mà không xảy ra tình trạng đuối sức, đồng thời duy trì cơ thể khỏe mạnh và tinh thần thoải mái.
--- Mr. Vui Vẻ --- --- HR Insider / VietnamWorks ---
Tiết lộ bí mật: Tại sao người Đức làm việc ít mà năng suất lại cao nhất thế giới?
IN ĐỜI SỐNG
Nước Đức trong thời gian gần đây, ngay cả người Mỹ cũng phải cảm thấy nể phục người Đức khi biết rằng họ có kỷ luật lao động tốt và năng suất lao động rất cao.
Người Đức làm trung bình 35 tiếng mỗi tuần, nghỉ 24 ngày mỗi năm và chính phủ Đức thì từng cân nhắc cấm email sau 6 giờ tối. Đất nước, con người quốc gia châu Âu có văn hóa làm việc khá thú vị.
Khi người Mỹ cũng như thế giới nghĩ về nước Đức, những ký ức về chiến tranh thế giới thứ 2 và chủ nghĩa phát xít Hitler thường ngay lập tức xuất hiện. Thế nhưng, một điều nữa mà thế giới phải công nhận, đó là nước Đức chính là cái nôi của nền công nghiệp Châu Âu, là nhà sản xuất hàng đầu các sản phẩm chất lượng cao xuất sang các nước trên thế giới.
Chính nước Đức đã cứu khu vực đồng Euro thoát khỏi đổ vỡ vào năm 2012 khi khủng hoảng tài chính nổ ra.
Ngoài ra, Người Đức hưởng chế độ bảo vệ người lao động tốt và có số giờ làm việc ngắn hơn các nước.
Giờ làm việc là chỉ giành để làm việc
Trong văn hóa doanh nghiệp của Đức, khi một công nhân làm việc, họ chuyên tâm vào công việc hơn là bất cứ một thứ gì khác. Lướt facebook, tán chuyện với đồng nghiệp và sau đó vẽ lăng nhăng ra giấy khi thấy sếp bước vào phòng đều bị xem là những hành vi không thể chấp nhận đối với người lao động ở Đức.
Trong bộ phim tài liệu “Hãy biến tôi thành một người Đức” của BBC, một phụ nữ Đức trẻ đã lý giải cú sốc văn hóa mà cô gặp phải trong một chuyến trao đổi công việc ở Anh: “Tôi đến Anh trong một chuyến trao đổi công tác… Tôi ở trong văn phòng và thấy người ta nói chuyện suốt cả buổi về những thứ rất riêng tư, chẳng hạn như tối nay bạn sẽ làm gì, rồi họ uống café suốt cả buổi”. Người Đức không như vậy và họ cảm thấy ngạc nhiên về những điều đó.
Đánh giá cao làm việc trực tiếp và đúng chủ đề
Văn hóa doanh nghiệp Đức có tính tập trung cao và giữ các mối liên lạc công việc trực tiếp. Các công nhân có thể trực tiếp phản ánh với giám đốc về một sản phẩm, sử dụng ngôn ngữ công việc một cách thẳng thắn mà không phải đề cao những ngôn từ văn hoa lịch sự mất thời gian.
Chẳng hạn, một người Mỹ sẽ nói: “Thật tuyệt vời nếu anh có thể nộp báo cáo cho tôi trước 3 giờ chiều”. Trong khi đó, một người Đức sẽ nói: “Tôi cần báo cáo trước 3 giờ chiều”.
Giờ nghỉ ngơi thì để nghỉ ngơi
Chính vì giờ làm việc được tập trung vào công việc nên giờ nghỉ đối với người Đức thì chỉ giành để nghỉ ngơi. Vì Đức có không khí tập trung và hình thức ở nơi công sở, nhân viên không nhất thiết phải đi chơi cùng nhau sau giờ làm. Người Đức nhìn chung xem trọng sự tách bạch giữa đời sống riêng và đời sống công sở.
Thậm chí chính phủ Đức còn đang xem xét một lệnh cấm những thư điện tử liên quan đến công việc được gửi cho người làm sau 6 giờ chiều, nhằm tránh sự lạm dụng các phương tiện điện tử làm ảnh hưởng đến giờ nghỉ của nhân viên. Điều này có nghĩa là buổi tối, người Đức hoàn toàn tự do sống cuộc sống của mình.
Có rất nhiều hoạt động giải trí về đêm tại các thành phố Đức như thể thao, âm nhạc, hay uống bia. Đức cũng là quốc gia có lượng ngày nghỉ phép được trả lương rất cao với trung bình từ 25 – 30 ngày mỗi năm (Chính phủ quy định tối thiểu phải là 20 ngày). Thậm chí, với những kỳ nghỉ kéo dài, các gia đình có thể ở bên nhau cả tháng trời, thuê một căn hộ ở bãi biển hay đi du lịch dài ngày tới các địa danh thú vị.
Chế độ sa thải rộng rãi
Năm 2014, Mỹ chưa có luật yêu cầu nghỉ thai sản, trong khi Đức có một trong số các chính sách bảo vệ hoạt động làm cha, làm mẹ rộng rãi nhất trong các nước phát triển, điều đó đã hấp dẫn nhiều người Mỹ. Đó được gọi là chế độ Elternzeit.
những bậc phụ huynh đã làm việc 12 tháng trước khi nghỉ thai sản thì đủ điều kiện hưởng chế độ Elternzeit,
bao gồm đến ba năm nghỉ không lương với một hợp đồng “ngủ”. Ngoài việc bảo đảm hợp đồng, nhà nước còn chi trả 67% lương cho người lao động, tối đa là 1.800 EUR/tháng, trong 14 tháng. Những lợi ích này áp dụng cho cả các cặp vợ chồng đồng tính.
Hãy tạo ra vài đồng nghiệp người Đức trong công sở của bạn
Văn hóa làm việc của Đức rất khác biệt so với phần còn lại của thế giới. Nhưng rõ ràng, có nhiều thứ chúng ta có thể học được từ người Đức. Cách họ làm việc và giải trí sau giờ làm đều rất đáng ngưỡng mộ. Đến giờ làm việc, hãy tắt Facebook đi, ngừng ra quán trà đá hay cà phê ngồi và tập trung toàn bộ trí óc của mình công việc.
Còn sau giờ làm việc cùng nhau chơi hết mình.
Hà Châu tổng hợp
9 điều sếp giỏi nên làm cho nhân viên
Sếp giỏi có nhiều việc quan trọng khác để quan tâm như hoạt động của công ty, nhưng quan trọng nhất vẫn là mối quan hệ với nhân viên.
Sếp giỏi có kỹ năng tổ chức tốt. Sếp giỏi có kỹ năng ra quyết định nhanh chóng. Sếp giỏi có nhiều việc quan trọng khác để quan tâm như
hoạt động của công ty, nhu cầu khách hàng, mối quan hệ với nhà cung cấp và nhà phân phối,
nhưng quan trọng nhất vẫn là mối quan hệ với nhân viên.
Một tổ chức không thể tồn tại lâu dài nếu luôn gặp phải các vấn đề nội bộ.
Một lãnh đạo giỏi sẽ đem đến cho nhân viên:
1. Sự tự chủ
Một tổ chức tốt được xây dựng dựa trên việc tối ưu hóa các quy trình. Tuy nhiên, không phải bất kỳ khâu lớn nhỏ nào cũng cần quản lý vi mô. Cam kết và sự hài lòng của nhân viên dựa trên quy trình tự động hóa và sự tự chủ. Họ sẽ quan tâm hơn nếu công việc là của chính họ, là trách nhiệm mà họ phải gánh vác, là mục tiêu mà họ cần đạt đến, cho chính bản thân mình.
Thêm vào đó, tự do sẽ tiếp sức cho sáng tạo. Cho dù là những vị trí nhàm chán và tự động hóa
nhiều nhất, vẫn có chỗ cho sự sáng tạo theo cách mà ở vị trí lãnh đạo bạn không thể nhìn thấy. Tuy nhiên, nhân viên của bạn hoàn toàn có khả năng làm được tốt nhất công việc khi họ được trao
quyền, được tự chủ và tự quyết những vấn đề trong tầm tay.
2. Kỳ vọng rõ ràng
Bên cạnh sự tự chủ, quyền tự quyết, mỗi công việc cũng cần có một mục tiêu nhất định và cụ thể. Chỉ trích một nhân viên làm sai trong khi vừa tổ chức huấn luyện ngày hôm qua chỉ khiến tình hình thêm tồi tệ. Rất có thể là bạn chưa đưa ra tiến độ, mục tiêu phù hợp cho công việc, cho bộ phận nói chung và cho nhân viên nói riêng.
Khi đưa ra một bộ tiêu chuẩn và mục tiêu, sếp giỏi sẽ trao đổi với nhân viên về những thay đổi này thật cụ thể. Khi có trục trặc xảy ra, công việc không hoàn thành tốt, sếp sẽ dành thời gian để lắng nghe những phản hồi từ nhân viên, sau đó, tạo điều kiện phù hợp để nhân viên tiếp tục hoàn thành công việc. Bên cạnh đó, sếp cũng cần tiếp tục đặt ra cho nhân viên những kỳ vọng mới.
3. Mục tiêu có ý nghĩa
Hầu hết mọi người đều có “máu” cạnh tranh rất cao, đặc biệt là các nhân viên tài năng. Họ không chỉ muốn cạnh tranh với đồng nghiệp mà còn với chính bản thân mình. Mục tiêu có ý nghĩa tạo ra một động lực mạnh mẽ cho từng nhân viên. Nếu không có mục tiêu, công việc trở nên nhàm chán.
Mọi người đều muốn cảm thấy là một phần của điều gì đó lớn lao hơn. Ý thức làm việc nhóm và tinh thần đồng đội có thể biến các cá nhân thành một gia đình thực sự.
Hãy để nhân viên biết những mục tiêu bạn muốn doanh nghiệp đạt được, muốn đem đến cho
khách hàng, và thậm chí là cho cả cộng đồng. Và nếu có thể, hãy để họ tự tạo ra một vài nhiệm vụ cho riêng mình. Để nhân viên hiểu mục đích thực sự, lãnh đạo cần tập cho nhân viên thói quen biết phải quan tâm và hiểu tại sao phải quan tâm.
4. Cơ hội để sáng tạo
Những nhân viên thích đưa ra ý tưởng mới là những nhân viên yêu thích công việc và gắn bó với công ty. Do đó, dù ý tưởng có vẻ không khả thi, bạn cũng không nên bác bỏ thẳng thừng. Khi một ý tưởng không khả thi, họ luôn luôn dành thời gian để giải thích tại sao. Hãy khéo léo động viên họ theo đuổi các ý tưởng hoàn thiện nó.
Sếp giỏi luôn tao điều kiện để nhân viên trình bày ý tưởng. Sếp giỏi cũng thường xuyên đặt ra các câu hỏi thông minh, thúc đẩy cấp dưới đi tìm câu trả lời cho vấn đề.
5. Cơ hội kết nối
Ai đi làm cũng vì miếng cơm manh áo, nhưng không chỉ có như vậy. Mọi người muốn làm việc
để thăng tiến, để xây dựng uy tín, để được yêu mến nể trọng và ngưỡng mộ, cũng như được học hỏi, truyền cảm hứng từ những người họ tôn
trọng và ngưỡng mộ.
Vì thế, những lời tử tế chân thành, những cuộc trao đổi ngắn về chuyện gia đình, chuyện cá nhân nếu nhân viên cần chia sẻ, sẽ là khoảnh khắc giúp mọi người thân thiết và gắn kết với nhau nhiều hơn.
6. Lòng tin bền vững
Hầu hết mọi người sẽ không để ý các tính xấu của sếp như chi li,hay đòi hỏi và hay cằn nhằn như thế nào, nếu sếp luôn đối xử với nhân viên tử tế.
Sếp giỏi đối xử với mỗi nhân viên khác biệt nhưng công bằng. Sếp giỏi biết cách giao tiếp phù hợp và công bằng. Khi nhân viên hiểu rõ tại sao sếp lại quyết định như vậy, họ sẽ ủng hộ và cảm thấy được tôn trọng hơn.
7. Sự riêng tư khi chỉ trích
Không có nhân viên nào là hoàn hảo. Mỗi nhân viên đều cần phản hồi có tính xây dựng và họ xứng đáng được nhận phản hồi một cách tế nhị
từ sếp. Thái độ điềm tĩnh, ngôn từ lịch thiệp là hai công cụ giúp lãnh đạo vượt qua tình huống khó chịu này.
8. Lời khen ngợi công khai
Mỗi nhân viên, dù là người tệ nhất vẫn có mặt tốt. Và họ xứng đáng được khen ngợi và công nhận. Nhân viên giỏi không khó được nhận lời khen, vì họ luôn làm những điều tuyệt vời. Nhưng với nhân viên bình thường hoặc kém thì bạn phải dành nhiều thời gian hơn để đánh giá công việc của họ. Để cải thiện năng suất của những nhân viên này, đôi khi chỉ cần một vài lời khen hợp lý, đúng người, đúng việc, công khai trước những nhân viên khác.
9. Tương lai đầy ý nghĩa
Bất kỳ công việc nào cũng nên dẫn đến những điều có ý nghĩa và lớn lao. Sếp giỏi dành thì giờ để đào tạo nhân viên, giúp họ tiến bộ hơn, giỏi giang hơn và đủ khả năng làm những công việc có yêu cầu cao hơn, dù là ở một công ty khác.
Hãy hỏi nhân viên về kỳ vọng của họ. Họ muốn trở thành ai trong tương lai? Bạn muốn nhân viên quan tâm đến công việc và công ty, thì hãy cho họ thấy bạn quan tâm đến họ ra sao. Một trong