Nhận ra, trái đất vẫn quay khi tôi để

Một phần của tài liệu ki nang van phong (Trang 150 - 161)

“phải ra về đúng giờ”, tôi đã chăm chú hết sức vào danh sách công việc cần làm. Tôi từng bị ám

ảnh khủng khiếp với việc kiểm tra hòm thư để đảm bảo mọi email đều được đọc sớm nhất.

Nhưng rõ ràng, việc này tốn quá nhiều thời gian.

Đa số các bức thư có thể không nhất thiết được phản hồi ngay lập tức. Vì thế, tôi đã dành việc này vào cuối giờ, khi đã hoàn thành hết công việc khác.

Thực tế, tôi từng đọc và trả lời email vào ban đêm, trong khi những bức thư đó có thể đợi đến hôm sau để được phản hồi. Thực tế, sự khẩn cấp của việc gì đó phụ thuộc vào cách bạn nghĩ. Tôi không khuyến khích các bạn trì hoãn mọi việc đến hôm sau, nhưng bạn nên biết việc nào cần kíp và việc nào có thể trì hoãn.

Rời khỏi công sở đúng giờ khiến tôi có cảm giác khá lạ lẫm.Trên thực tế, sau khi thực hiện việc về đúng giờ trong một tuần, tôi đã trở lại thói quen cũ. Đôi khi tôi vẫn cần ở lại công sở thêm một chút để bắt kịp thời hạn công việc. Đôi khi, tôi để lại một số việc chưa hoàn thành cho ngày tiếp theo. Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, không phải thời gian làm việc mà hiệu quả công việc mới là thứ cấp trên của bạn chú ý.

Trong cùng khoảng thời gian 8 tiếng mỗi ngày, những người ra về đúng giờ chắc chắn quản lý thời gian tốt hơn và có khả năng xử lý công việc trong giới hạn cho phép hiệu quả hơn. Hơn thế nữa, chúng ta cần có cuộc sống ngoài công việc để cân bằng và tái tạo năng lượng. Đừng dùng toàn bộ thời gian của bạn tại nơi làm việc, hãy

lập kế hoạch làm việc cụ thể và tan làm đúng giờ mỗi ngày!

Nguồn: blog.topdev.vn via genk.vn

Sếp nữ xinh đẹp của Google: Làm quản lí là phải “gánh team”, giỏi tất cả mọi thứ? Sao khổ thế, hãy tin tưởng nhân viên và giao quyền cho họ

Sếp nữ xinh đẹp của Google: Làm quản lí là phải

“gánh team”, giỏi tất cả mọi thứ? Sao khổ thế, hãy tin tưởng nhân viên và giao quyền cho họ

Bà Amber Yust – một quản lý kỹ thuật bảo mật tại Google sẽ giải thích cho bạn, làm thế nào để sếp không chỉ là một người giơ đầu chịu báng cho các thành viên trong nhóm của mình.

9 tháng trước, bà Amber Yust trở thành quản lý của một nhóm các kỹ sư bảo mật tại Google. Kể từ đó bà đã học được rất nhiều điều cần thiết để là một nhà quản lý. Dưới đây là những bài học lớn nhất mà sếp nữ này trực tiếp trải nghiệm.

Bạn không cần phải biết mọi thứ

Trước khi trở thành quản lý, tôi thấy khá tự tin vì biết rằng mình không nhất thiết phải biết mọi thứ. Tôi có lĩnh vực tập trung của riêng mình và có thể dựa vào người khác để giải quyết những vấn đề nằm ngoài chuyên môn. Nhưng khi trở thành quản lý, tôi bắt đầu lung lay. Liệu các báo cáo có kỳ vọng tôi phải biết mọi thứ hay không?

Rất may câu trả lời vẫn là không. Tôi bắt đầu có cái nhìn rộng hơn về những gì đang diễn ra trong tổ chức kỹ thuật của mình, nhưng điều đó không có nghĩa là tôi cần phải biết mọi thứ. Thay vào đó tôi tập trung vào việc hiểu được những người biết về những thứ khác.

Các thành viên trong nhóm biết rằng họ có thể đặt ra các câu hỏi với tôi, và tôi sẽ tìm cho họ câu trả lời hoặc chỉ cho họ người biết câu trả lời.

Đừng bao giờ ngại ngần khi phải dựa vào người khác

Là một thành viên trong nhóm thường có nghĩa là làm những việc cũ với quy mô tăng dần. Nhưng làm quản lý thì không phải như vậy. Dù ít dù nhiều bạn cũng như bị ném vào vũng nước sâu.

Ngay lập tức, có rất nhiều thứ mới mẻ mà bạn chưa từng phải làm bao giờ. Nhưng tôi thấy các quản lý khác rất nhiệt tình giúp đỡ, miễn là tôi chịu ngỏ lời.

Là một phụ nữ trong một ngành do nam giới

thống trị quả thực không dễ. Để đối phó với tình trạng ấy, tôi luôn phải tự nói với mình “hãy cứng rắn cho đến khi tới đích”. Khi mới là quản lý, tôi không sẵn sàng áp dụng chiến lược đó. Nhưng mong muốn làm mọi việc thật tốt đã thúc đẩy tôi yêu cầu sự trợ giúp từ người khác. Và tôi rất

mừng là mình đã làm vậy.

Lắng nghe nhiều hơn

Sau khi trở thành một nhân viên quản lý, bạn có thể trông chờ người khác phải lắng nghe mình nhiều hơn. Nhưng kinh nghiệm của tôi là kết quả tốt nhất thường xuất hiện khi làm ngược lại: dành nhiều thời gian hơn để lắng nghe người khác. Và ngược lại, tôi cố gắng đưa ra những phản hồi và lời khuyên thật súc tích và ngắn gọn nhất có thể cho các thành viên trong nhóm.

Một điều nữa tôi học được từ các buổi tập huấn cho nhân viên quản lý là giúp người đưa ra câu hỏi tự tìm ra câu trả lời cho mình. Điều đó đòi hỏi bạn phải lắng nghe thật nhiều và nói thật ít. Tôi đã giỏi hơn trong việc kiềm chế bản thân khuyên họ phải làm gì, và điều đó về lâu về dài đã mang lại rất nhiều lợi ích khi giúp được người khác tự mài giũa tư duy và trở nên hiệu quả hơn.

Đừng chỉ là người đứng mũi chịu sào

Những quản lý giỏi nhất mà tôi làm việc cùng rất cừ trong việc bảo vệ tôi khỏi những điều phiền nhiễu gây mất tập trung. Nhưng điều thực sự khiến họ trở nên xuất sắc là họ không chỉ tạo ra một bức tường đá. Họ cố gắng đưa tôi vào những phần quan trọng của dự án mà chúng tôi đang làm cùng nhau, trong khi vẫn cố gắng loại bỏ những yếu tố cản trở.

Khi là quản lý, tôi cũng cố gắng làm điều tương tự. Lắng nghe các thành viên trong nhóm giúp tôi biết được họ muốn và không muốn tham gia vào

những hoạt động nào. Nhờ thế tôi có thể bảo vệ họ mà không khiến họ cảm thấy bị cô lập.

Tìm kiếm những cách thú vị để giúp đỡ người khác, thậm chí trước khi họ mở lời

Thay vì chờ các thành viên trong đội đưa ra đòi hỏi, tôi cố gắng đoán xem họ muốn gì. Những nhu cầu này không nhất thiết phải liên quan đến công việc, đó cũng có thể là sự hỗ trợ tinh thần hay các vấn đề về cuộc sống.

Thậm chí những cử chỉ nhỏ nhặt, như hỏi các thành viên có yêu cầu gì về chế độ ăn trước khi tổ chức ăn trưa chung với nhau, cũng có thể tạo ra sự thoải mái về tâm lý cho họ.

Chính bản thân tôi nhận thấy rằng điều quan

trọng là các quản lý mới cần phải liên tục học hỏi và trưởng thành. Khi bạn lãnh đạo một nhóm

người, bạn chính là bộ máy thúc đẩy cả đội. Nếu bạn có thể làm cho bản thân mình tốt lên dù ở khía cạnh nào thì lợi ích tổng thể cho cả đội cũng sẽ tăng lên. Trách nhiệm đó có thể hơi đáng sợ một chút, nhưng được thấy cả đội thành công là một cảm giác rất viên mãn.

Nguồn: Techtalk via cafebiz

Cựu quản lý của Google và Apple khuyên bạn: ‘Chỉ 6 giây im lặng cũng có thể khiến bạn trở thành một lãnh đạo tốt hơn’

Làm thế nào để khuyến khích nhân viên đưa ra phản hồi góp ý một cách trung thực hơn?

Nhiều chuyên gia về lãnh đạo từng đưa ra những lời khuyên như “Nếu muốn trở thành một lãnh đạo tốt hơn, hãy hỏi phản hồi của các nhân viên dưới mình.”

Về mặt lý thuyết, lời khuyên này có vẻ đúng. Bạn sẽ khó lòng giải quyết được vấn đề của mình cho đến khi biết chính xác vấn đề nằm ở đâu.

Tuy nhiên, nếu thực hiện chiến lược này với nhân viên, khả năng cao bạn sẽ nhận được những phản hồi khiên cưỡng kiểu: “Mọi thứ vẫn ổn, cảm ơn anh…”

Nếu đặt mình vào vị trí các nhân viên, bạn sẽ hiểu lý do tại sao: Ai mà dám nói thẳng những bức xúc của mình với chính người có khả năng thăng chức và sa thải họ?

Trong cuốn sách mới phát hành của mình, Kim Scott, một cựu quản lý của Apple và Google, đã đưa ra một biện pháp khả thi hơn cho tình thế tiến thoái lưỡng nan này.

Lần tới, nếu các nhân viên của bạn đưa ra một phản hồi chung chung kiểu “mọi thứ vẫn ổn”, hãy im lặng và đếm đến 6 trước khi nói lại bất cứ lời nào với họ.

Lý do ở đây là để khiến nhân viên của bạn

“thót tim” một lần, khiến họ dám nói ra những thứ đang thực sự nghĩ trong đầu.

Scott chia sẻ: “Hầu như chẳng nhân viên nào chịu đựng nổi 6 giây im lặng bối rối ấy. Họ sẽ nói thêm nhiều điều khác với bạn.”

Đó có thể là những lưu ý như việc bạn không làm theo đúng deadline hay không chú ý đến ý kiến của ai đó trong team. “Điều quan trọng nhất mà một lãnh đạo tốt có thể làm là tạo ra môi trường khuyến khích hỏi và đưa ra phản hồi.” – Scott nói thêm.

Đối với Scott, cách tốt nhất ở đây là thi thoảng hỏi nhân viên: “Tôi có thể làm/ngừng làm gì để công việc suôn sẻ hơn cho chúng ta không?”, đại loại như vậy.

Nếu nhân viên đưa ra những phản hồi bạn không thấy hợp lý thì cũng đừng cố “phòng ngự” ngay lập tức. Thay vào đó, hãy chú ý tới 5% mà bạn cảm thấy đồng tình nhất trong lời phản hồi đó để tập trung giải quyết. Một vài ngày sau, bạn có thể giải thích lại với nhân viên đó những điều bạn đồng tình cùng lý do tại sao bạn không đồng tình với phần còn lại.

Nguồn: blog.topdev.vn via cafebiz.vn

Triệu phú Mỹ: Làm việc ít hơn 40 giờ mỗi tuần thì cả đời đừng mong giàu

Lại là Grant Cardone, triệu phú nổi tiếng với

những phát ngôn “sốc”, thế nhưng lần này những gì ông nói có lý hơn vì có ít ai giàu có, thành công mà lại đầu tư ít thời gian làm việc.

Có rất nhiều người đang làm công việc 8 giờ mỗi ngày và với 5 ngày trong tuần, đây được coi là mô típ làm việc điển hình mà nhiều người thay đổi. Tất nhiên, nó mang lại thu nhập đủ để nuôi sống gia đình cũng như những hoạt động phụ khác, nếu biết chi tiêu và tiết kiệm trong tương lai sẽ có thể mua được tài sản này hay thứ nọ.

Thế nhưng, ai cũng biết rằng nó chẳng bao giờ là đủ.

Vậy, muốn giàu thì nên làm việc bao nhiêu giờ?

Chẳng ai có thể đưa ra một câu trả lời chính xác cho câu hỏi đó vì nó phụ thuộc quá nhiều vào những yếu tố xung quanh. Một triệu phú tự thân tại Mỹ mới đây cho hay, theo ông thì làm việc 40 giờ 1 tuần chẳng bao giờ đủ nếu muốn giàu.

Người đưa ra phát ngôn trên không ai khác mà chính là Grant Cardone, một triệu phú tự thân với nhiều phát ngôn gây chao đảo cộng đồng.

Grant Cardone, triệu phú với những phát ngôn có phần mạnh bạo.

Vậy, bao nhiêu giờ là đủ?

Cardone khẳng định rằng nếu muốn giàu có (ít nhất là trở thành triệu phú đô la), bạn phải làm việc gấp đôi mức 40 giờ mỗi tuần kia thì mới có hi vọng. Đối chiếu với bản thân, Cardone cho biết ông làm việc gần 95 giờ mỗi tuần.

Tác giả Steve Siebold cũng đồng tình với Grant Cardone, mặc dù vậy tác giả này lưu ý thêm, người giàu có được sự giàu có là do kết quả chứ không phải thời gian. Thế nên, nếu biết tối ưu thời gian, làm việc hiệu quả thì họ không cần tới 95 tiếng mỗi tuần để thành triệu phú.

Thế nhưng, tại sao phải làm việc nhiều tới mức đó?

Với những người làm kinh doanh, họ sẽ hiểu rất rõ điều này. Thực tế giằng kéo chúng ta từ nhiều hướng khác nhau và chỉ làm việc theo giờ hành chính chẳng bao giờ đủ.

Chưa kể muốn giàu, bạn phải trở thành một

người lãnh đạo, có sản phẩm của riêng mình. Khi đó áp lực lên bạn sẽ còn nặng nề hơn bao giờ hết khi không những phải lo cho công ty, bạn còn phải quản lý cấp dưới của mình, khiến cho thực hiện đúng theo tầm nhìn công ty, đưa ra ý tưởng cạnh tranh với đối thủ hay đơn giản nhất là tham

gia các cuộc họp, một hành động tiêu tốn cực nhiều thời gian.

Những thứ nhỏ nhặt trên khi cộng dồn trở thành một thứ gì đó rất lớn.

Vậy, tại sao làm ít giờ lại khó giàu?

Trong thực tế, có những người làm ít giờ và thậm chí ít hơn cả giờ hành chính nhưng vẫn giàu có.

Mặc dù vậy, họ là thiểu số, có những tố chất đặc biệt không ai có hoặc họ được hỗ trợ rất nhiều từ phía bên ngoài.

Còn với đại đa số còn lại, muốn giàu có, bạn phải chấp nhận đánh đổi thời gian lấy những bước tiến đầu tiên, điểm tựa cho thành công sắp tới.

Nguồn: blog.topdev.vn via cafebiz Phát triển sự nghiệp khi bị sếp “ngó lơ”

Khi quản lý để chúng ta một mình một cõi, bạn có đủ tự tin và động lực để "vượt lên chính mình" và phát triển sự nghiệp không?

10 biểu hiện ở những người chân thành

Hãy chấp nhận sự thật là một số quản lý không phải là người truyền lửa giỏi. Thay vì động viên chúng ta phấn đấu, họ để chúng ta một mình một cõi, tự phát triển bản thân. Chúng ta phải làm gì khi bị sếp “ngó lơ”? Làm thế nào để chúng ta không đi chệch hướng với mục tiêu nghề nghiệp

ban đầu? Liệu tự động viên chính mình có phải là cứu cánh hoàn hảo cho việc phát triển sự nghiệp?

Một phần của tài liệu ki nang van phong (Trang 150 - 161)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(265 trang)
w