Phương pháp hấp phụ

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ CHẤT THƠM THIÊN NHIÊN NGUYỄN NĂNG VINH (Trang 108 - 111)

II. PHƯƠNG PHÁP TÁCH DẰU THƠM/SÁP THƠM BÀNG DUNG MÔI KHÔNG BAY HƠI VÀ BẰNG PHƯƠNG PHÁP c ơ HỌC

2. Phương pháp hấp phụ

2.1. Bản chất của phương pháp hấp phụ

Dựa vào tính chất của các chất béo ở dạng động vật và thực vật, ngoài khả năng hòa tan chất thơm còn có khả năng hấp phụ các chất thơm trên bề mặt của mình. Cũng nhu phương pháp ngâm, phương pháp hấp phụ được tiến hành cũng bằng dung môi từ chất béo lấy từ động vật và thực vật. Nhưng hai phương pháp này khác nhau về căn bản:

- Phương pháp ngâm ứng dụng sự khuếch tán của chất thơm tiến hành giừa 2 pha lỏng - lỏng.

- Phương pháp hấp phụ được tiến hành ở 2 pha hơi -- rắn. Hấp phụ có thể dùng để tách chất thơm ở nhiều loại hoa, đặc biệt đối với các loại hoa có chứa chất thơm ở dạng có sẵn rất ít, mà chủ yếu là dùng để hấp phụ chất thơm được tạo ra trong quá trình hoa đã rời khỏi cây.

2.2. Chất hấp p h ụ

Chất hấp phụ thường dùng là chất béo động vật. Để dung môi đạt những yêu cầu kỹ thuật nhất định, người ta pha chế theo tỷ lệ như sau: nếu dùng vào mùa thu hoặc đông thì cứ 2 hoặc 3 phần mỡ lọn một phần mỡ bò. Nếu dùng vào mùa hè thì tỷ lệ có thể là 1:1. Ngoài ra cũng có thể dùng paraíĩn hoặc vazelin, nhưng khả năng hấp phụ của những chất này kém hơn mờ lợn và bò.

2 3 . S ơ đồ quy trình hấp p h ụ (hình 45)

Để hấp phụ, người ta dùng các khay bằng gỗ, kích thước khay 50 X 55 cm hoặc 60 X 90 cm, cao 5 - 8 cm. Khung có lắp kính, trên mặt kính có lớp chất béo, chiều dày 3 - 5 mm. Với mục đích tăng cường diện tích hấp phụ, trên bề mặt các chât béo có thê rạch rãnh. Hoa sau khi hái về, làm khồ nước, loại tạp chất, sau đó xêp lên khung, các khung gỗ chồng lên nhau không nên để cao quá đầu người, thường người ta xếp từ 25 đến 40 khung một chỗ. Thời gian hấp phụ từ 12 đến 72 giờ. Mỗi tạp chất béo được hấp phụ chừng 30 lượt thay hoa. Mỗi lượt thay hoa mới

cần phải trở mặt chất béo lại. Khi lấy hoa ra cằn phải lấy sạch tránh tình trạng gây nấm mốc trên một lớp chất béo. Nếu lớp chất béo đã băo hòa chất thơm mà chưa được chế biến ngay thì cần phải bảo quản cẩn thận bàng cách đun nóng cháy rồi đổ vào trong những thùng tráng thiếc và rải một lớp paraíìn mỏng lên trên.

Hình 45. S ơ đồ quy trình hấp phụ

Bằng phương pháp hấp phụ này quy trình kỹ thuật tương đối đơn giản, có thể tiến hành được ở nhiệt độ thường. Nhưng có nhiều nhược điểm là thủ công, công việc nặng nhọc và khó cơ giới hóa, khó bảo quản chất béo. Đe khắc phục nhược điểm này, người ta đã nghiên cứu và áp đụng vào sản xuất, bàng cách thay thế lớp chất béo bằng chất hấp phụ rắn, cụ thể người ta dùng than hoạt tính bàng

than gỗ hoặc xưởng. Khi than đă bão hòa có thể bàng cách trực tiếp cho tác dụng ngay với dung môi, để tách được chất thơm ra. Chất hấp phụ sau khi đà tách hết chất thơm, sẽ được hoàn nguyện và sử dụng lại. Chất hấp phụ rắn có nhiêu ưu điêm hơn so với chất hấp phụ bằng chất béo, hiệu suất tách chất thơm lớn hơn, quá trình tương đối đơn giản và dề cơ khí hóa hơn.

2.4. Thiết bị hấp phụ bằng phương pháp động học

Phương pháp hấp phụ động học gần đây được áp dụng rộng rài đế tách chất thơm (Hình 46). Bằng phương pháp này, hoa sau khi hái về sẽ được thổi không khí ẩm vào để giữ được tươi lâu hơn. Đối với hoa nhài, néu tiến hành hấp phụ ở nhiệt độ 20 - 28°c thì lượng không khí cần thiết cho 1 kg hoa từ 90 - 100 lít/phút và trong thời gian hấp phụ sẽ là 24 giờ. Tốc độ không khí trong tháp hấp phụ có thể thay đổi từ 1 , 5 - 3 lít/phút trong Icm2 của tiết diện tháp, chiều cao của lớp than hoạt tính 20 - 25 cm. Trong điều kiện này than sẽ được hấp phụ chất thơm với mức độ cực đại đến 20 - 21% so với khối lượng than khô tuyệt đối (bình thường than hoạt tỉnh hấp phụ 75 - 20%).

Hình 46. S ơ đồ thiết bị hấp phụ bằng phương pháp động học

1: Quạt gió ; 4: Tháp làm ẩm;

2: Thiết bị lọc không khí; 5: Thiết bị chứa hoa;

3: Áp kế (đo lưu lượng không khí); 6: Thiết bị hấp phụ.

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ CHẤT THƠM THIÊN NHIÊN NGUYỄN NĂNG VINH (Trang 108 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)