phẩm, phát huy hiệu quả sản xuất.
• Quỹ môi trường, ký quỹ - hoàn trả
Tăng cường sử dụng các biện pháp như ký quỹ môi trường, hệ thống ký quỹ - hoàn trả nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại địa phương, nhất là đối với các cơ sở làng nghề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
• Quy trách nhiệm pháp lý
Thực hiện quy trách nhiệm pháp lý cho người sản xuất, buộc họ phải chịu trách nhiệm về những tổn thất do họ gây ra theo điều khoản trách nhiệm dân sự. Với công cụ này, mức đền bù và tiền phạt về vi phạm trách nhiệm pháp lý được tính cao hơn so với phí ô nhiễm do vậy nó có hiệu quả giảm thiểu phát thải cao.
• Nhãn sinh thái
Làng nghề bột dong xã Tứ Dân tuy đã có từ lâu đời nhưng sản phẩm lại chưa được xây dựng thương hiệu và nhãn sinh thái. Do vậy đây là công tác cần thiết được quan tâm và
thực hiện nhằm phát triển bền vững sản xuất ngành nghề này. Làm thế nào để thực hiện được giải pháp trên? Câu hỏi này không phải không khó trả lời, nhưng cần sự quan tâm của cộng đồng và chính các cơ sở sản xuất.
4.3.2.3.3 Kỹ thuật quản lý và xử lý chất thải cho hoạt động sản xuất của các hộ giađình đình
Trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường có nhiều công cụ kỹ thuật được sử dụng như: quan trắc, đánh giá môi trường, đánh giá vòng đời sản phẩm, kiểm toán môi trường, quy hoạch môi trường.
• Quan trắc môi trường
Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ cán bộ có chuyên môn cho Trung tâm Quan tắc và Phân tích môi trường thuộc Sở Tài nguyên và môi trường của tỉnh nhằm tăng cường khả năng quan trắc và phân tích môi trường. Từ những số liệu phân tích thường xuyên và chính xác giúp cho các hoạt động bảo vệ môi trường và phát triển bền vững được thực hiện khách quan và hiệu quả hơn. Cụ thể, tại Tứ Dân, nếu công tác lấy mẫu, đo đạc và phân tích được thực hiện thường xuyên sẽ rất hữu ích trong công tác bảo vệ môi trường. Từ những số liệu thực tế, so sánh và đối chiếu với tiêu chuẩn môi trường, chúng ta thấy được môi trường đang bị ô nhiễm theo chiều hướng nào, và đâu là giải pháp hữu hiệu nhất giải quyết vấn đề môi trường hiện tại.
• Đánh giá môi trường
Thực hiện đánh giá hiện trạng môi trường, công tác này cho biết hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường: không khí, nước, đất, dân cư và sức khỏe cộng đồng; hiện trạng tài nguyên; các nguyên nhân gây ra suy thoái và ô nhiễm môi trường, tình trạng quản lý, khả năng giảm thiểu chúng cung như các xu hướng biến động môi trường trong tương lai gần. Công tác này cần được cơ quan chuyên môn thực hiện.
Cùng với quan trắc và đánh giá môi trường, thông qua kỹ thuật phân tích vòng đời sản phẩm xác định đầy đủ dòng vào và dòng ra của quy trình sản xuất, chúng ta có cơ sở nghiên cứu khả năng giảm bớt các tác động môi trường của quá trình sản xuất. Từ những công cụ kỹ thuật, nghiên cứu công nghệ phù hợp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
• Kỹ thuật công nghệ
Từ những kỹ thuật trên, chúng ta tìm ra lời giải mang tính kỹ thuật công nghệ cho bài toán môi trường:
+ Xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho khu tập trung các hộ sản xuất cũng như những đơn vị hành chính thôn trong xã.
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ công tác thu gom và xử lý chất thải.
4.3.2.4 Hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật bảo vệ môi trường Tứ Dân
Đầu tư bảo vệ môi trường thông thường đòi hỏi chi phí lớn và phải thực hiện trong lâu dài. Nhiều khi nằm năng của các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ. Thực tế ở Tứ Dân cho thấy, từng hộ sản xuất nhỏ lẻ thì việc đầu tư các hệ thống xử lý môi trường là không khả thi, mà nhất thiết phải có sự phối kết hợp của cộng đồng với sự hỗ trợ của nhà nước, các tổ chức chính trị khác, các tổ chức phi chính phủ mới có khả năng giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay.
• Hỗ trợ về tài chính:
Huy động nguồn tài chính cho bảo vệ môi trường làng nghề qua các kênh:
- Chi ngân sách địa phương: Thực hiện chi ngân sách cho sự nghiệp bảo vệ môi trường chiếm0.2% tổng chi ngân sách địa phương…
- Khuyến khích các ngân hàng, tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm tham gia cung cấp tài chính cho làng nghề.
- Huy động vốn vay của Quỹ bảo vệ môi trường quốc gia để có kinh phí cho bảo vệ môi trường làng nghề. Có thể nói Quỹ bảo vệ môi trường là cầu nối đua nguồn của Nhà nước vào thực hiện bảo vệ môi trường rất hiệu quả. Làng nghề có thể tiếp cận nguồn vốn từ
quỹ này thông qua các chương trình hỗ trợ cho vay ốn ưu đãi để xây dựng các công trình xử lý chất thải.
- Huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, tranh thủ các nguồn tài trợ của Quỹ Môi trường quốc tế, khuyến khích các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nguồn vốn ODA dành cho đầu tư bảo vệ môi trường làng nghề.
- Huy động sự tham gia của các doanh nghiệp vào việc đầu tư nguồn vốn cho hoạt động bảo vệ môi trường, áp dụng các chính sách ưu đãi về thuế nhập khẩu thiết bị bảo vệ môi trường, ưu đãi giá đất cho khu xử lý chất thải, tín dụng lãi suất thấp cho vay đối với các công trình xử lý chất thải.
Thành lập quỹ bảo vệ môi trường của tỉnh nhằm tài trợ chho các dự án đầu tư xây dựng các mô hình xử lý ô nhiễm trong làng nghề. Quỹ bảo vệ môi trường lấy nguồn kinh phí hoạt động từ thuế, phí bảo vệ môi trường, từ ngân sách nhà nước, từ nguồn đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, vốn vay từ Quỹ bảo vệ môi trường quốc gia… Nhằm đảm bảo tính hiệu quả đồng vốn đầu tư của quỹ, thực hiện mục tiêu chi hỗ trợ cho những dự án về bảo vệ môi trường, các dự án xây dựng công trình xử lý chất thải, các dự án đa dạng hóa sinh học, đặc biệt đối với các dự án bảo vệ môi trường làng nghề.
• Hỗ trợ các biện pháp kỹ thuật
Thứ nhất: Giải pháp “sản xuất sạch hơn”
Đối với làng nghề chế biến nông sản như Tứ Dân, sản xuất sạch hơn đối với làng nghề này gồm một số nội dung chủ yếu như:
- Cải tiến, đổi mới, bảo dưỡng thiết bị định kỳ (máy rửa nguyên liệu, máy sản xuất tinh bột liênhoàn, đồng hồ đo điện…): Tiết kiệm điện nước, thu hồi vỏ nguyên liệu ở dạng khô, nâng cao hiệu hoàn, đồng hồ đo điện…): Tiết kiệm điện nước, thu hồi vỏ nguyên liệu ở dạng khô, nâng cao hiệu xuất nguyên liệu, giảm lượng thải, giảm tiếng ồn…