- Được hỏi về giải pháp cải thiện môi trường làng nghề, cũng có nhiề uý kiến khác nhau: Đa phần các ý kiến đều theo chiều hướng trông chờ vào sự giải quyết của nhà nước, của cấp trên.
4.2.5. Ảnh hưởng của sự ô nhiễm môi trường tới sức khỏe của dân cư trong vùng
vùng
Chế biến bột dong thuộc ngành nghề chế biến lương thực thực phẩm, gây ô nhiễm nguồn nước. Người dân chịu ảnh hưởng của ô nhiễm thường dễ bị bệnh ngoài da, tiêu hoá, đau mắt. Các bệnh thường gặp do ô nhiễm không khí là các bệnh về mắt, mũi, họng, bệnh về da, phổi. ô nhiễm môi trường đã, đang và vẫn sẽ ảnh hưởng sâu sắc tới sức khoẻ người dân. Đây là điều thực sự lo ngại cho chất lượng nguồn nhân lực làng nghề Việt Nam nói chung và nhân lực làng nghề bột dong Hưng Yên nói riêng.
Theo tổng hợp từ số liệu điều tra thì chỉ riêng hoạt động sản xuất bột dong của Tứ Dân, mỗi năm ước tính tổng khối lượng chất thải đưa ra ngoài MT khoảng 5000 m3 nước thải, 2500 tấn bã thải( gồm cả vỏ, dễ, đất cát, bã, bột già) cùng một lượng rất lớn khí thải, nhiệt thải và tiếng ồn. Với khối lượng nước thải quá lớn, hòa tan lượng lớn các chất hữu cơ, nước thải gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Hệ thống cống rãnh lạc hậu, không đảm bảo chính là những ổ dịch bệnh tiềm tàng, là môi trường tốt cho vi trùng truyền bệnh cho con người.
Việc lấy thông tin về tình hình sức khỏe của người dân vùng làng nghề gặp nhiều khó khăn do người dân nếu có bệnh thì tự mua thuốc chữa nếu bệnh nhẹ, và đến thẳng bệnh viện tuyến trên để chữa trị nếu mắc bệnh nặng và ít khi khám chữa tại Trạm Y tế xã. Qua theo dõi số khám bệnh tại Trạm Y tế xã Tứ Dân chúng tôi thu thập được số liệu sau:
Bảng 4.5. Một số bệnh thường mắc ở Tứ Dân.
Loại bệnh Tác nhân gây bệnh Số người Tỷ lệ (%) Bệnh tai, mũi, hô hấp Ô nhiễm nước, không khí 8 23,5
Bệnh ngoài da Ô nhiễm nước 9 26,47
Bệnh đường ruột Ô nhiễm môi trường 5 14,7
Nguồn: Trạm Y Tế xã Tứ Dân.
Với lượng chất thải lớn từ chế biến như hiện nay, lại chưa có một công trình nghiên cứu hay kiểm định về mức độ độc hại của chúng điều này đe dọa sức khỏe cộng đồng trong tương lai rất nhiều. Một tương lai chưa đảm bảo và đang bị chúng ta hủy hoại dần dần mà không hề nhận thức. Vì sức khỏe không phải chỉ thể hệ trong hiện tại mà thể hệ trong tương lai, với mục tiêu phát triển bền vững, các cơ sở làng nghề nói riêng và toàn cộng đồng nói chung cần phải có tiếng nói riêng, hành động của mình trước thực trạng này, và hơn thế rất cần sự quan tâm đúng mức của các cơ quan chức năng, các tổ chức liên quan chung tay thực hiện.