Giải pháp quản lý môi trường 1.Quản lý công cụ pháp luật – chính sách

Một phần của tài liệu “ giải pháp kinh tế giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất và chế biến bột dong xã tứ (Trang 60 - 63)

- Được hỏi về giải pháp cải thiện môi trường làng nghề, cũng có nhiề uý kiến khác nhau: Đa phần các ý kiến đều theo chiều hướng trông chờ vào sự giải quyết của nhà nước, của cấp trên.

4.3.2.3.Giải pháp quản lý môi trường 1.Quản lý công cụ pháp luật – chính sách

4.3.2.3.1.Quản lý công cụ pháp luật – chính sách

Các giải pháp quản lý về cơ chế chính sách luôn đòi hỏi một sự phối hợp đồng bộ và phân công trách nhiệm đối với các cấp, ngành liên quan. Thực hiện tốt công tác quản lý sẽ góp phần làm giảm ONMT, lưu lượng và thành phần chất thải sẽ giảm xuống, giảm bớt những tác động xấu đến sức khỏe của người dân cũng như hoạt động sản xuất làng nghề tại địa phương.

Căn cứ vào Luật BVMT sửa đổi năm 2005, Bộ luật hình sự sửa đổi năm 1999 và hệ thống chính sách môi trường, địa phương thực hiện tốt công tác quản lý.

Trên cơ sở Nghị định số 81 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực BVMT, quy định các chế tài cụ thể, các mức phạt nghiêm khắc đối với các hành vi gây ONMT đồng thời quy định mức khen thưởng xứng đáng cho các tổ chức, các nhân làm tốt công tác BVMT. Thực hiện những biện pháp cưỡng chế và yêu cầu ngừng sản xuất đối với các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng, có ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân trong khu

vực. Kết hợp các cơ quan chức năng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Điện lực… để thực hiện các cơ chế phục vụ cho công tác quản lý và giảm thiểu ô nhiễm đối với từng cơ sở sản xuất.

Giải pháp tổ chức quản lý môi trường làng nghề tại xã Tứ Dân:

+ Tăng cường vai trò của UBND xã trong quản lý môi tường tại địa phương. + Thành lập Ban quản lý môi trường của xã với nhiệm vụ:

- Quản lý, vận hành hệ thu gom và xử lý chất thải - Thu gom chất thải

- Kiểm tra, giám sát tình hình xả thải

- Triển khai và thi hành luật, chính sách môi trường cũng như những công cụ quản lý bằng kinh tế tại địa phương

+ Thành phần Ban quản lý môi trường: đại diện UBND xã, cán bộ địa chính, các hộ sản xuất, trưởng thôn đại diện các thôn và chủ nhiệm hợp tác xã.

+ Xây dựng các quy chế, điều lệ quản lý môi trường tại địa phương dựa trên cơ sở thảo luận và thống nhât giữa Ban quản lý và các hộ sản xuất.

+ Tăng cường công tác quản lý và áp dụng sản xuất sinh học tại các cơ sở sản xuất.

4.3.2.3.2.Sử dụng các công cụ kinh tế chống ô nhiễm môi trường

Các công cụ kinh tế vẫn được coi là biện pháp quan trọng và hiệu quả của công tác quản lý nhà nước đối với vấn đề môi trường. Nó tác động trực tiếp tới thu nhập hoặc hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm ngăn ngừa tác động tiêu cực tới môi trường. Kinh nghiệm thế giới cho thấy việc sử dụng các công cụ kinh tế đã góp phần quan trọng vào sự thành công của công tác bảo vệ môi trường. Sử dụng các công cụ kinh tế là biện pháp đơn giản để làm ô nhiễm môi tường hơn là việc lập các kế hoạch cho phép với nhiều loại giấy tờ và bện pháp kỹ thuật phức tạp, khó áp dụng và khó kiểm soát.

• Thuế môi trường

Thực hiện các quy định về thu thuế môi trường trên các địa bàn làng nghề nhằm điều tiết các đối tượng gây ô nhiễm môi trường. Thông qua các quy định về luật chống việc

chuyển giao nhập khẩu các công nghệ chế biến không sạch vào sản xuất làng nghề. Mở rộng các đối tượng chịu thuế gồm tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường. Căn cứ tính thuế là thuế được đánh bằng tỷ lệ phần trăm trên doanh thu hoặc trên chi phí, hoặc cũng có thể được tính bằng số tuyệt đối theo nguyên tắc số thuế phải nộp phải nộp tương ứng hặc cao hơn mức thiệt hại về môi trường do đối tượng gây ô nhiễm tạo ra. Thực hiện thu thuế môi trường sẽ tạo ra nguồn thu cho ngân sách cộng đồng, từ nguồn thu này điều tiết theo tỷ lệ nhất định về quỹ bảo vệ môi trường cấp trên để bổ sung nguồn tài chính cho các dự án cải tạo và bảo vệ môi trường. Bảng 4.5. Định hướng mức thu phí môi trường đối với các hộ sản cuất bột dong tại Tứ Dân.

Ngành nghề Số hộ Thời kỳ sản xuất bình thường (T 1 – T8) đồng/hộ/tháng Thời kỳ cao điểm (T9 – T12) đồng/hộ/3thán g Trung bình

(đồng/hộ/năm) (triệuđồng/năm)Tổng tiền

Sản xuất tinh bột 45 50.000 500.000 950.000 42,750 Quỹ vệ sinh môi trường 10063 Khẩu 8.000 đồng/khẩu/năm 80,504 Tổng tiền ước tính 123,254 • Phí và lệ phí môi trường

Thực hiện thu phí và lệ phí môi trường: sử dụng loại phí đánh vào nguồn ô nhiễm, phí sử dụng và các lệ phí hành chính liên quan. Cơ sở sản xuất phải trả các khoản phí do họ thải chất thải gây ô nhiễm môi trường, các khoản phí do họ được sử dụng các hệ thống công cộng xử lý và cải thiện môi trường như: thu gom chất thải, hệ thống thoát nước… Và khi cưỡng chế thi hành các quy định về môi trường thì họ phải nộp lệ phí hành chính( các khoản thu như bảng 4.5).

Thực hiện trợ cấp môi trường: nhà nước thực hiện cấp phát kinh phí cho công tác đào tạo, thực hiện các công trình nghiên cứu về môi trường, nghiên cứu triển khai công nghệ và áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất. Những công tác vệ sinh bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu “ giải pháp kinh tế giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất và chế biến bột dong xã tứ (Trang 60 - 63)